Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

ĐỀ THI TÚ TÀI & ĐH 2014 MÔN VĂN 12


CÁC BẠN BẤM VÀO LINK TẢI VỀ MÁY ĐỂ ÔN TẬP
https://shared.com/bu72b068e1?s=l

E. Hemingway


ĐỀ ĐƯỢC SOẠN THEO CHỈ THỊ CỦA BỘ GD VỀ ÔN THI MÔN VĂN 2014.
MỖI ĐỀ CÓ 2 PHẦN, PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN.

PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, HS ĐƯỢC TIẾP CẬN VỚI NHIỀU KIỂU VĂN BẢN, NHIỀU KIỂU BÚT PHÁP VÀ NHIỀU KIỂU TƯ DUY NGÔN NGỮ.

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN GỒM 1 ĐỀ NLXH VÀ 1 ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
ĐỀ NLXH, HS TRỰC DIỆN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA TRONG XÃ HỘI HÔM NAY. ĐỀ NLVH, HS KHÁM PHÁ TÁC PHẨM VH Ở NHỮNG GÓC NHÌN MỚI
                                                                                                      Bùi Công Thuấn

Luyện thi Tú Tài & Đại Học
         BỘ ĐỀ THI MÔN VĂN
                     Soạn theo cách ra đề mới của
                                                          Bộ GD-ĐT 2014
                                                               (Tác giả giữ bản quyền)
 
      Đề 1 : Tuyên Ngôn Độc Lập-Hồ Chí Minh
      Đề 2 : Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
      Đề 3 : Việt Bắc-Tố Hữu- Tướng Võ Nguyên Giáp
      Đề 4 : Tây Tiến- Quang Dũng-Đọc Nhà Tôi (Yên Thao)
      Đề 5 : Sóng – Xuân Quỳnh - Đọc thơ Đường
      Đề 6 : Đàn Ghita của Lorca-Thanh Thảo-Đọc thơ đương đại
      Đề 7 : Vợ Nhặt –Kim Lân- Đọc Thằng Bờm
      Đề 8 : Vợ Nhặt – Kim Lân-Đọc Nguyễn Ngọc Tư
      Đề 9 : Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài-Đọc chợ tình
      Đề 10 : Rừng Xà Nu-Nguyễn Trung Thành
      Đề 11 : Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi
      Đề 12 : Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu
      Đề 13 : Chiếc thuyền ngoài xa - đọc F. Kafka
      Đề 14 : Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
      Đề 15 : Ai đã đặt tên cho dòng sông-Hoàng Phủ Ngọc Tường
      Đề 16 : Hồn Trương Ba da hàng thịt-Lưu Quang Vũ
      Đề 17 : Chí Phèo-Nam Cao
      Đề 18 : Đời Thừa- Nam Cao
      Đề 19 : Chữ Người tử tù - Nguyễn Tuân
      Đề 20 : Số Đỏ- Vũ Trọng Phụng- Đọc Thơ Dâng-R. Tagore
 
_____________________________
 
CÁC BẠN BẤM VÀO LINK TẢI VỀ MÁY ĐỂ ÔN TẬP

 

 

 CHỈ THỊ CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VỀ ÔN THI MỘN VĂN 2014
Trước mắt, để kịp thời giúp giáo viên, học sinh ôn thi tốt môn học này cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 như tinh thần Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT lưu ý một số nội dung sau đây:
1. Việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản.
Đề thi gồm hai phần: đọc hiểuviết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.
2. Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết như sau:
a- Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
b- Để làm tốt phần thi viết,  giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc/ và tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mởtích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn;+ Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…);+ Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).
- Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên si tài liệu. Bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu, phù hợp với các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật; không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt.
Nhận được công văn này, đề nghị các Sở GDĐT, các trường THPT trực thuộc triển khai thực hiện đầyđủ và kịp thời đến giáo viên và học sinh./
                                                                            KT. BỘ TRƯỞNG
                                                                             THỨ TRƯỞNG
                            (Đã kí)
                                                                            Nguyễn Vinh Hiển



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét