“KHÚC GIEO TRỒNG BAN MAI”
(Đọc tập thơ Quản Ngọt của Lê Đăng Kháng-Nxb Văn hóa Văn nghệ-Tp.HCM 2014)
Điều thú vị khi đọc một tập thơ là được
đọc những bài thơ hay và khám phá phẩm chất “thi nhân” của tác giả. Bởi đó là cốt
cách của một nhà thơ, một khuôn mặt thơ có những đường nét gân guốc ấn tượng. Quả ngọt có là kết tinh cốt cách ngòi
bút Lê Đăng Kháng không?
1.“Miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng
hồn…”*
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với văn nghệ
sị :” Trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào miền Bắc và
cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam có những người, những việc vô
cùng anh dũng, oanh liệt. Đó là những "đề tài" cực kỳ phong phú để cổ
vũ đồng bào ta và để giáo dục con cháu ta. Miêu tả cho hay, cho chân thật và
cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng vǎn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng
các nghệ thuật khác, v.v...” Có thể nói, phẩm chất thơ và “thi pháp” thơ Lê Đăng Kháng nằm trong yêu
cầu này:”Miêu tả cho hay, cho chân thật
và cho hùng hồn những người những việc” mà anh đã chứng kiến, đã yêu
thương.
Cái “hay” trong thơ Lê Đăng Kháng là sự khám
phá cái
đẹp của hiện thực. Dù anh phải nói đến cái bi thương, hay cái xô bồ phức
tạp đời thường, thì ở góc nhìn nào Lê Đăng Kháng cũng khám phá và miêu tả cái đẹp
ẩn dấu. Phẩm chất “nhà thơ” của anh cũng thể hiện ở phương diện này. Anh không
viết tụng ca bay bổng hay bày tỏ những bức xúc của cá nhân, cũng không làm thơ
để chia sẻ những nỗi niềm riêng tư, mà anh hướng về cuộc đời. Nếu nói rằng “cái
đẹp ấy là đạo đức” thì cái đẹp của Lê Đăng Kháng có phẩm chất quý này. Xin đọc Bà mẹ bán khoai (tr. 28) và Ác Tính (tr. 95)
Bà mẹ bán khoai
Chẳng
thể đoán bà bao nhiêu tuổi
Nước
da như màu nắng màu bùn
Khuôn
mặt bà từa tựa như phù thủy
Nhưng
càng nhìn càng có nét trẻ trung.
Nắng
mưa phong trần một tấm lá buông
Sàng
khoai mật với vài mươi trái cóc
Quán
của bà xúm xít trẻ con
Chúng
gọt cóc rồi chấm vào muối ớt.
Quán
của bà đông khách công nhân
Người
quét đường, người vào xưởng thợ
Sáng
sáng chở con đi nhà trẻ
Quen
quán bà cứ ghé mua khoai.
Trao
khoai xong, bỏ tiền vào giỏ
Bà lại
ngồi dửng dưng
Có
phần như mong nhớ.
Đọc
trong mắt bà
Người
ta không thấy giá vàng lên cơn sốt
Không
thấy các cuộc thanh trừng tội ác
Cũng
trong mắt bà
Không
đào đâu ra lượng thông tin thông thái
Bà
chỉ bán khoai một củ mười đồng.
Những
ngày mưa bà không bán ven đường
Tôi
thấy mình bơ vơ như không nơi trú trọ
Một
lần mua, tôi nhớ mãi một lần
Trả
tiền xong thấy con tôi cầm hai củ
Tôi
vội vàng trả mười đồng nữa
Bà dửng
dưng xua tay
Tôi
đạp xe đi hốt hoảng
Lại
nhớ những kỳ lĩnh thưởng
Ký
tên và nhận ngàn đồng
Cứ
nghĩ như là ân sủng
Bằng
cái chính mình khổ sở làm ra.
Mười
đồng và ngàn đồng
Bà
già bán quán
Ngón
tay khô gầy như chân gà mẹ ủ con
Đôi
mắt ấm như ngày đông chợt nắng
Trong
mắt bà người ta đọc…
Bà
chỉ bán khoai một củ mười đồng”
Bài
thơ là câu chuyện đời thường, được kể cũng bằng kiểu ngôn ngữ đời thường, không
trau chuốt. Cách kể gọn, khách quan, mạch truyện nhanh, nhưng những chi tiết
miêu tả và hành động truyện được chọn lọc kỹ và đặt trong mối tương phản, tạo
nên ấn tượng thẩm mỹ-tư tưởng mạnh mẽ nơi người đọc. Trong những chi tiết xô bồ
của hiện thực, tứ thơ chợt lóe lên với sắc màu đặt biệt :” Trao khoai xong, bỏ tiền vào giỏ/ Bà lại ngồi dửng dung/ Có phần như mong nhớ”… Bà già bán quán/ Ngón tay khô gầy như chân
gà mẹ ủ con/ Đôi mắt ấm như ngày đông chợt
nắng”. Những tứ thơ này thật thú vị, bởi nó khắc tạc được vẻ đẹp của một
người đàn bà lam lũ, nhưng cũng đồng thời làm lộ ra phẩm chất thi sĩ của người
cầm bút, và hơn hết là ở tấm lòng nhà thơ, mở sự khám phá ra “cái đẹp” trong đời
thường, cái đẹp thật đáng trân trọng
Ác tính
“Ác
tính không chừa một ai
nó
quật ngã chàng tân binh má phính
cái
rét từ trong ruột rét ra
vật
vã vặn mình
cơ
thể không còn giọt nước
sau
cơn sốt bạn nằm thoi thóp
có
người phát điên
khóc rung rung
cậu
Tuấn B3 thều thào
Anh
Duy ơi em biết sức mình
em không thể đi cùng các anh được nữa
em đã có một con, có vợ
thương em sau này anh về qua
anh nhận vợ em làm vợ
con em, anh cho cháu học hành
nhắm mắt rồi em biết ơn anh…
Cả đại
đội bật khóc
chính
trị viên cố kìm tiếng nấc
vĩnh
biệt người lính nông dân hiền lành
Tuấn
nằm lại bên đường giao liên
mộ
Tuấn như cột mốc
chỉ
đường cho những cuộc hành quân”
Bài
thơ là một câu chuyện được thuật lại khá cô đọng và ấn tượng. Và hẳn bạn đọc
cũng không thể kìm nén được tiếng nấc
như người chính trị viên kia trước một hiện thực bi tráng đến thế. Sự xúc động
mà bài thơ mang lại xuất phát từ “cái thật”,
“cái đẹp: và sự “hào hùng bi tráng”,
khúc bi tráng như trong thánh ca. Tác giả không kể tiếp câu chuyện sau đó diễn
biến thế nào, số phận các nhân vật ra sao, nhưng người đọc nhìn rõ điều này, cuộc
hành quân vẫn vượt lên phía trước, và sự hy sinh đã trở thành “cột mốc chỉ đường cho những cuộc hành quân”.
Đó là một cách “kết lửng” mở ra bao nhiêu rung động. Cái đẹp kết hợp với cái chân
thực và cái hào hùng tự nhiên đến
nỗi tưởng như câu chuyện thực là thế, nhà thơ không cần phải dụng công sáng tạo
gì thêm. Thưa không phải vậy, viết được một bài thơ như thế này, không phải người
thơ nào cũng có thể viết được. Phải giấu cái
tôi đi triệt để, nói cách khác, cái
tôi nhà thơ hòa trong đồng đội; phải giấu cảm xúc đi, và nén lại trong từng
con chữ được chọn kỹ, và phải cấu tứ kín đáo đến từng chi tiết, sao cho khi quả
bom thẩm mỹ bùng nổ thì năng lượng thẩm mỹ có thể chiếm hữu trọn vẹn lý trí và
trái tim người đọc. Tôi gọi đó là tài năng sáng tạo.
2.Khúc gieo trồng ban mai
Nhiều
người làm thơ, khi viết về quê hương, về
gia đình đã khai thác cái nghèo, cái cơ cực của người thân và qua đó thể hiện
tình cảm của mình. Hoặc viết về cái “ngày xưa” tình nghĩa để phê phán cái bất nhân bất nghĩa của đời sống
kinh tế thị trường. Cũng có người chỉ “sống “ với quá khứ , “ăn mày quá khứ” với những hào quang một
thời chiến trận. Lê Đăng Kháng không vậy, anh cũng viết về cái nghèo, cái hôm
qua nhưng là “gieo trồng ban mai”
Sáng
nay con ra đồng
Đồng
làng ngợp gió mùa xuân
Trên
mồ mẹ cỏ non đã mọc
Con
thắp một nén nhang
Khi
con từ mặt trận về
Mẹ
không có mặt
Để mẹ
cười ra nước mắt
Sờ
vào tai vào tóc con mình
Ngỡ
trên mình con còn mùi thuốc đạn
Trên
lưng con có gói cau khô
Con
đặt lên bàn thờ khấn mẹ
Một
đời mẹ thắt lưng cho chặt
Ăn
trầu thay cơm
Một
cuộc đời vùi trong tro trấu
Có
những đứa con đi khắp chiến trường
Bom
Mỹ ném ngọn đèn phụt tắt
Mẹ vẫn
nuôi hy vọng âm thầm…
Mẹ
ơi cuộc sống kỳ lạ thật
Khi
bom Mỹ vừa ngưng
Đồng
làng ta mạ xanh đã mọc
Trên
vồng khoai lấm tấm hoa rau khúc
Mẹ
nhắc con dồn sức lực
cho
mùa cày cấy vụ xuân
sửA
sang lại mái nhà, chái bếp
đón một
cô gái thảo hiền như mẹ từng mong
lòng
con chợt ấm lại
như
có mùi lửa thơm trong bếp nhà mình…
(Khúc gieo trồng ban
mai)
Ngôn
ngữ thơ Lê Đăng Kháng là ngôn ngữ tường minh, song tình ý lại ẩn mật (tuy không
cần phải giãi mã). Niềm hạnh phúc khi đọc thơ như hương thơm quý, không cần nói
ra, sợ cái thanh khiết của tâm hồn, cái tinh anh của câu chữ sẽ bay đi mất. Lê
Đăng Kháng cũng nói đến nỗi đau mất mẹ, cũng miêu tả người mẹ sống khó nghèo và
âm thầm hy sinh, nhưng nhà thơ không nói những nỗi bi thương mà nói đến hạnh
phúc trong những chuyện đời thường. Chuyện trồng lúa trồng khoai, chuyện sửa lại
mái nhà chái bếp, cả chuyện giục con lấy vợ. Chính những cái đời thường ấy lại
làm hiện lên sự kỳ vĩ của một bà mẹ Việt Nam bình dị. “Một đời mẹ thắt lưng cho chặt/ Ăn trầu thay cơm/ Một cuộc đời vùi
trong tro trấu/ Có những đứa con đi khắp chiến trường”. Cái đẹp của đất
quê, người quê từ gia đình, đến xóm làng hiện lên tươi xanh kỳ lạ. Quá khứ đã
gieo trồng ban mai. Đó là một ý tưởng, một tứ thơ định vị được sự khác biệt, sự
độc đáo của thơ Lê Đăng Kháng. Giữa những câu thơ kể chuyện bỗng bật lên những lấm tấm hoa tinh tế và thú vị :” Đồng làng ta mạ xanh đã mọc/ trên vồng khoai
lấm tấm hoa rau khúc”; lòng con chợt
ấm lại/ như có mùi lửa thơm trong bếp
nhà mình”.
Lê
Đăng Kháng có thế mạnh ở những bài thơ viết về đồng quê, bởi tuổi thơ của anh
đã có những đêm đuổi bắt đom đóm, nghe tiếng chẫu chuộc ở ao làng (Bâng khuâng nhà cũ), anh đã lớn vì bơi qua sông, và biết yêu sông từ đó (Bến quê), và hồn anh thơm nức hương đồng (Chuông gió). Anh ghi được nét đẹp của đồng
quê, người quê. (Gió hào phóng như lòng
người châu thổ/ thổi qua đây mát mặt sông Tiền/ ánh trăng cũng xanh màu lá lúa…).Thơ anh không có bóng dáng của
đời sống công nghiệp hóa, không có cái xô bồ của đời sống phố thị, đôi khi anh
có trăn trở một chút (Chuyện gặp giữa đường,
Tự xử, Nhạt rượu) nhưng chỉ thoáng qua, hồn thơ anh là hồn thơ đằm thắm
nghiã tình, hồn thơ phẳng lặng như mặt hồ bình yên nhưng lại ẩn dấu vẻ đẹp sức
mạnh và bản lĩnh Việt Nam mà chỉ người Việt mới hiểu được (Anh thương binh phơi lúa, Bến Dược sau cơn mưa, Chiều lên thành cổ, Giữa
rừng mưa, Chiều xuân Côn Đảo,…)
3. Khúc tráng ca của lửa
Thơ
ca Việt Nam đã có nhiều trường ca. Đỗ Quyên thống kê được 400 tác giả với 947
tác phẩm. Lê Đăng Kháng có tên trong bảng thống kê này (1), nhưng tên tác phẩm
được ghi là Ngọn lửa ?(danh sách số 1d, số thứ tự 322). Không biết Ngọn lửa có phải là Khúc tráng ca của lửa?
Lê
Đăng Kháng gọi Khúc tráng ca của lửa là
trường ca. Mạch thơ khởi đi từ những ngày “cả
làng nhanh chóng tản cư/ quân Pháp đã qua cầu Phủ Lý” đến ngày “chỉ có một Việt Nam chiến thắng/ phút giây
hòa hợp từ đây”, người lính chiến về
quê sống đời sống thanh bình. Ghi lại một chặng đường lịch sử dài như thế,
Lê Đăng Kháng đã chọn cách viết như thế nào để thực hiện bước nhảy vọt thời
gian và bộn bề những sự kiện lịch sử?, làm sao để không lặp lại cách viết của
người đi trước, đồng thời có được cái nhìn mới sau chiến tranh gần 40 năm? Trả
lời cho được những vấn đề ấy cũng chính là những nỗ lực khám phá sáng tạo.
Lê
Đăng Kháng chọn góc trần thuật của người dân kháng chiến và góc nhìn của người
lính chiến trường, từ đó anh chọn những khoẳng khắc kết tinh nhất của hiện thực
để ghi lại, để suy gẫm và lên tiếng nói. Dòng chảy thơ được triển khai theo tuyến
thời gian, tuyến sự kiện và dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, khiến cho người
đọc vẫn cảm nhận được nhất quán hiện thực được phản ánh theo chiều dài lịch sử.
Chất sử thi và chất trữ tình đan quyện vào nhau.
Lê
Đăng Kháng không khai thác sự tàn bạo của lòng căm thù trong chiến tranh mà
khám phá cái bản lĩnh Việt Nam, cái đẹp Việt Nam cả trong đau khổ, bi đát và
trong chiến thắng. Tất cả đều rất đỗi bình dị nhưng vĩ đại. Ngòi bút tự sự của
một nhà văn giúp anh ghi được sắc nét con người, sự việc và những chi tiết thật
“đắt”, tươi rói sự thật chiến trường. Nhiều cận cảnh thật xúc động mà chỉ riêng
người lính chiến trường Lê Đăng Kháng mới có được. Sức hấp dẫn của thơ lê Đăng
Kháng còn toát ra từ sự ngôn ngữ chắt lọc kết hợp với nhịp vận động cuồn cuộn của thời đại và nhịp đập mãnh liệt của trái
tim nhà thơ. Thơ là hơi thở sự sống của người trong cuộc, là nhân chứng tại chỗ
của lịch sử.
Sau
40 năm, Lê đăng Kháng vẫn giữ được nguyên vẹn hình ảnh, cảm xúc và tâm tư người
lính chiến trường trong những năm tháng ác liệt hào hùng để kết tinh thành “Quả
ngọt”, quả là điều lạ lùng của trái tim. Cái nhìn của anh về chiến tranh hôm
nay là cái nhìn hòa hợp hòa giải dân tộc. Thơ anh cháy lên một tình thương yêu
vô biên với dân tộc trong mọi nghịch cảnh của lịch sử. Anh không tra hỏi về chiến
tranh, không lý giải những nguyên nhân chiến thắng và chiến bại, bởi chiến
tranh là một bi kịch mà dân tộc này phải chịu. Và bởi chiến tranh là tổn thất
và hy sinh, tất cả đã qua rồi không ai lại cứ khơi lại để vết thương rỉ máu mãi.
Lê Đăng Kháng viết về chiến tranh để nói cái khát vọng hòa bình của dân tộc
này, một dân tộc biết “thương người như
thể thương thân”, bởi “người ta là
hoa đất”. Từ góc nhìn này, Lê Đăng
Kháng đã miêu tả những hy sinh thăng hoa trở thành ánh sáng chói lọi của lương
tri và của lịch sử.
Làng cháy
ghi cái không khí chạy loạn tao tác ngày giặc Pháp tràn tới
“moóc-chê hú rợn người
những đứa trẻ khóc ngất
như chết sài
chết đẹn
ngoài ruộng khoai đã có người trúng đạn
cha thả bung chuồng lợn chuồng gà
một bên con, một bện thúng gạo
đòn gánh trĩu hai đầu
tay còn dắt theo trâu
cả làng hớt hải
bồng bề gánh gồng
xcairayđơ bay sát ngọn tre
đạn đum đum như trấu vãi
cả làng túa ra
như ong vỡ tổ
nhanh lên
nhanh lên…”
Trong hang núi ghi lại cảnh : “cả làng chia nhau
bát cháo, những đứa trẻ /vừa đẻ một giờ chiều/ đã lên cáng chạy loạn, …những đứa
rơi xuống cầu Đồng Sơn..cả làng khắc cốt từ đây”.
Mười tám năm sau, “từ những đêm hang đá ấy/ nhiều đứa
con trai vụt lớn lên săn chắc hình hài…” Miền Nam gọi, “thầy trò như cánh chim/ cùng bay trong bão
táp”(Bi tráng). Họ đã lên đường “quân phục thùng thình, lúng túng”(Lên đường), với bao nhiêu lưu niệm trong
“đôi mắt học trò nông dân trong như ngọc”,”vượt
Trường Sơn chân cứng đá mềm” cùng những lời hò hẹn chờ nhau ngày thống nhất
(Lưu niệm). Nhưng trường sơn ác liệt.”
Nhiều tân binh quê Hà Tây, Nam định/ lúc
giải lao ngồi bật khóc ngon lành/ đôi chân phồng rộp rỉ máu/ ba lô siết vào
vai/ quai súng siết vào vai/ Đại đội trăm người vào đến Xê Bang Hiên/ nay chỉ
còn hai trung đội…”(Trường Sơn). Những trận bom B52 ác liệt :”đồng đội trộn đều xương máu/ hình hài chia đều
trong mỗi mảnh tăng/ các anh nằm lại Trường Sơn…các anh đã hóa thân vào ghềnh
thác/ bồi đắp cho hùng vĩ Trường Sơn”(B52).Trong cái gian khồ ấy, một “đĩa rau lang ở Lệ Thủy/ đã trở thành cổ tích
hành quân/ bốn tháng như bốn năm dằng dặc/ điệp khúc cơm nắm và mắm ruốc/ thèm
một đã rau muốn phát điên…”(Rau) và sốt rét ác tính đã cướp đi sinh mạng của
bao đồng đội, “Ác tính không chừa một ai.”
Tương
phản với những những gian khổ, ác liệt, hy sinh là “Lửa”. Lê Đăng Kháng đã viết
một chương anh hùng ca rực lửa. Mạch thơ có tầm vóc sử thi về những ngày toàn
thắng mùa xuân 1975, khởi từ ngày đầu tiền công giải phóng Tây Nguyên, Phước
Long, rồi Định Quán, Xuân Lộc.
“Mười một ngày đêm trong chảo lửa
Chiến sĩ ta như thép như gang
Mỗi căn nhà mỗi ngã tư góc phố
Thực sự nỗi kinh hoàng
Những chiếc xe tăng như lá chắn
Đưa cơm và chuyển thương binh
Ta dồn sức đập ta cửa thép
Trận quyết chiến này cho cả miền Nam…
… đường về Sải gòn chỉ còn một giờ xe
chạy/
năm cánh quân như những gọng kìm
…Thấn tốc! thần tốc! Thần tốc nữa/
chớp thời cơ giải phóng miền Nam/
khúc Quân hành vang lên giục giã…
(Lửa)
Nhưng
hạnh phúc và cảm động biết bao giây phút
chiến sĩ ta tại bưu điện Sài gòn viết thư cho mẹ
Mẹ kính yêu!
Chúng con túa vào Bưu điện Sài gòn
màu áo xanh còn vương khói súng
có cậu mới vào chiến trường hai tháng
người đã xa mẹ mười năm
kê mảnh giấy lên chiếc ba lô trận mạc
nắn nót những dòng dầu tiên
Thưa mẹ
Con đang ở bưu điện…
con ngồi cách thùng thư mươi bước…
Người
lính chiến không kể cho mẹ về niềm vui chiến trận mà kể niềm vui đất nước tự
do, niềm vui của một dân tộc chiến thắng và hòa hợp, niềm vui của cuộc sống và
ước mơ hòa bình . “Con ước biến thành
cánh chim/ bay về làng trong chốc lát/ được ăn bát cơm mẹ thổi/ cùng những đọt
lang mẹ hái ở vườn nhà/ mẹ ơi hòa bình rồi dù ăn rau ăn mắm/ cũng là giây phút
thần tiên…”. Nhưng trong niểm vui lớn lao đó, canh cánh bên lòng là những đồng
đội đã nằm lại dọc Trường Sơn.
Mẹ ơi!
hàng ngàn đồng đội của con
đã không về Sài gòn sáng nay
họ nằm lại các ngả đường chiến thắng
từ Tây Nguyên, Xuân Lộc, Đồng Xoài…
máu tim họ nhuốm màu cờ bất tử
…lửa tim bùng ngọn đuốc tương lai…
có ai nhớ những nấm mồ
rải rác dọc Trường Sơn
những đoàn quân đi hàng năm vào mặt
trận
cơn sốt rét rừng quái ác
treo nắm xương trên cánh võng giữa rừng
để lại những bài thơ viết dở
hồn hóa ngàn cánh bướm
thành khúc ca huyền thoại dọc Trường
Sơn…”
Hai
đoản khúc Khúc gieo trồng ban mai và Trăng là những áng thơ đẹp về khát vọng
cuộc sống thanh bình. Hồn thơ và hồn quê chan hòa trong nhau, ánh lên những sắc
màu hạnh phúc.
Con tha thẩn giữa cánh đồng
lúa vàng như sóng đổ cùng chân mây
tiếng ai gọi vịt đâu đây
lòng mương cá quẫy cuối ngày đớp
trăng
chiều quê ai đốt lửa đồng
lòng con như sợi khói nồng bay lên
Đêm nay trăng chảy tràn đường thôn
những đống rơm phập phồng trăng thở
lung linh sau rặng tre
bếp nhà ai bập bùng lửa đỏ
kể về làng quê thanh bình…
(Trăng)
Xin
đọc đoạn sau đây trong trường ca Đường tới
thành phố của Hữu Thỉnh (1977) để thấy sự khác biệt của thơ Lê Đăng Kháng
viết về chiến tranh hôm nay.
Xuân
Lộc
Tôi gọi những căn nhà trơ trọi hàng hiên
Xiêu vẹo đỡ một hoàng hôn rách rưới
Vạn niên thanh
Tức tưởi
Chết bò lê dưới ghế nhựa ba chân
Ghế hất sấp ấm êm vào lổng chổng
Kẻ thù từ đó hiện ra
Kê thường dân làm bệ bắn
Xuân Lộc
Tôi gọi những cánh rừng cao su
Rừng cao su bật gốc
Chân nhang la liệt đất
Kẻ thù từ đó hiện ra
M.48 bò lên sau bom ngạt dạo đầu
Trăm mảnh đạn đuổi theo người tị nạn
Kẻ thù tàn ác hết những gì chúng có
Những ngày chúng ta gan góc hết mình
Một gốc cao su nửa giờ trước là ta, nửa giờ sau chúng chiếm…
…Trước mặt ta là Sài Gòn
Sau lưng chúng cũng là Sài Gòn
Chúng lượm truyền đơn bắn trả ta
Chúng mặc áo cà sa đi chôn mìn định hướng
Chúng phóng M.72 trên nóc nhà thờ…
Tôi gọi những căn nhà trơ trọi hàng hiên
Xiêu vẹo đỡ một hoàng hôn rách rưới
Vạn niên thanh
Tức tưởi
Chết bò lê dưới ghế nhựa ba chân
Ghế hất sấp ấm êm vào lổng chổng
Kẻ thù từ đó hiện ra
Kê thường dân làm bệ bắn
Xuân Lộc
Tôi gọi những cánh rừng cao su
Rừng cao su bật gốc
Chân nhang la liệt đất
Kẻ thù từ đó hiện ra
M.48 bò lên sau bom ngạt dạo đầu
Trăm mảnh đạn đuổi theo người tị nạn
Kẻ thù tàn ác hết những gì chúng có
Những ngày chúng ta gan góc hết mình
Một gốc cao su nửa giờ trước là ta, nửa giờ sau chúng chiếm…
…Trước mặt ta là Sài Gòn
Sau lưng chúng cũng là Sài Gòn
Chúng lượm truyền đơn bắn trả ta
Chúng mặc áo cà sa đi chôn mìn định hướng
Chúng phóng M.72 trên nóc nhà thờ…
4. Qủa ngọt thơ Lê Đăng Kháng
Thơ
Lê Đăng Kháng không lạ về lời, không mới về tứ, không hiện đại về nội dung, bút
pháp, cũng không tài hoa liên tưởng bay bổng, nhưng Lê Đăng Kháng thu hoạch được
nhiều “quả ngọt” trong tập thơ này. Vậy
điều gì làm nên thơ Lê Đăng Kháng?
Ở
nhiều tập thơ, nhân vật Tôi (tác giả) thường là nhân vật trung tâm. Tác giả
luôn tìm cách phô trương cái tôi, khiến cho những giá trị khác của thơ bị mờ nhạt.
Cái Tôi nhà thơ Lê Đăng Kháng là cái tôi hướng ngoại để kiếm tìm và chia sẻ, để
tự nhận thức lòng mình, giá trị đời sống của mình.(Anh thương binh phơi lúa, bến Dược sau cơn mưa, Chuông gió, Chiều lên
thành cổ, Chiều xuân Côn Đảo ) Có một dòng chảy hiện sinh trong mỗi bài
thơ. Thực tại đang diễn ra và dòng suy tư trôi chảy cùng một lúc, bài thơ trở
thành những khoảnh khắc đang trải nghiệm của nhà thơ. (Chuyện gặp giữa đường, Bà mẹ bán khoai, Mắc nợ Bạc Liêu, Hành trang, Quả
ngọt, Giữa rừng mưa)
Lê
Đăng Kháng đặc biệt thành công ở những bài thơ tự sự. Ưu thế của ngòi bút viết
văn xuôi giúp anh có cách kể nhanh, chọn được cảnh sắc, nhân vật, tình huống đắt
giá. Câu chuyện, tình huống tự nói lên nhiều điều, nhiều hơn ngôn ngữ chuyển tải.
Chất thơ của câu chuyện chính là cái đẹp của đời sống được thanh lọc qua trái
tim tinh khôi của tác giả (Anh thương
binh phơi lúa, trường ca Khúc tráng ca của lửa). Điều này khác biệt với trường
ca của nhiều tác giả khi cố ý khề khà “con cà con kê” để kéo dài bài thơ.
Tuy
vậy, thơ tình yêu của Lê Đăng Kháng không hay bằng thơ chiến trường. Anh có những
bài Lục bát hay nhưng chưa hiển hiện thành cốt cách (Anh thương binh phơi lúa, Giữa rừng mưa). Khi những nghĩ suy chưa
thật chin và trái tim chưa kết tinh đủ độ ngọt thì thơ của anh thiếu thuyết phục.
Và, tôi rất tiếc, nếu Khúc tráng ca của lửa được anh viết
đài hơn, hẳn sẽ là một trường ca ghi được dấu ấn đẹp trong thơ ca Việt Nam
đương đại.
Điều
để lại trong lòng bạn đọc là sự chân thật
tinh khôi của hiện thực và của tâm hồn
tác giả, làm nên giá trị thơ. Bạn đọc cũng yêu một hồn thơ “quê kiểng” ấm áp
tình người, tình đời, chia sẻ những nỗi niềm tin cẩn. Lê Đăng Kháng nói :”tôi nhẹ lòng vì đang được chia sẻ”
Được
sống những phút giây này của nhà thơ thì thật thú vị
Con tha thẩn giữa cánh đồng
lúa vàng như sóng đổ cùng chân mây
tiếng ai gọi vịt đâu đây
lòng mương cá quẫy cuối ngày đớp
trăng
chiều quê ai đốt lửa đồng
lòng con như sợi khói nồng bay lên
Tháng
7. 2014
_______________________________________
(*) Hồ Chí Minh, Nói chuyện trong buổi lễ bế mạc Đại hội liên hoan
anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III (6-5-1962). Báo
Nhân dân, số 2.965, ngày 7-5-1962.
(1) http://vanvn.net/news/31/1645-400-tac-gia-truong-ca-viet-nam.html