Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2015
CHÚC BẠN VĂN NĂM MỚI 2015 NHIỀU NIỀM VUI SÁNG TẠO VÀ THÀNH ĐẠT NHƯ Ý NGUYỆN-CHÚC VĂN ĐÀN VIỆT NAM NĂM MỚI CÓ NHIỀU HOẠT ĐỘNG SÔI NỔI VÀ ĐẠT NHIỀU THÀNH TỰU GHI ĐƯỢC DẤU ẤN MỚI.
Bùi Công Thuấn
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
NHÀ VĂN VÀ NHỮNG CÁI KHÓ...
NHÀ VĂN và NHỮNG CÁI KHÓ
Bùi Công Thuấn
Năm 2014 có lẽ là một năm yên ả của văn chương Việt Nam (*). Các trại sáng tác được tổ chức khắp các Hội Văn nghệ và gặt hái được nhiều tác phẩm theo yêu cầu của trại. Các diễn đàn văn nghệ không còn ồn ào xô bồ. Các giải thưởng văn chương không gây được mấy sự chú ý. Những bài điểm sách xuất hiệu đều trên các tạp chí, đơn thuần là giới thiệu sản phẩm. Có một chút khí sắc bừng lên trên trang văn khi Trung Quốc đặt dàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt nam, nhưng sau đó lại trở về trạng thái yên ả. Nhà phê bình thì giữ sự im lặng (do tính cẩn trọng hay không có gì hay để viết?)
1.THUA NGAY TRÊN SÂN NHÀ
Hãy nhìn vào thị trường âm nhạc, Kpop làm mưa làm gió trên các kênh truyền hình và trên thị trường âm nhạc Việt. Họ sử dụng các nhóm ca sĩ trẻ đẹp, khoe những cặp đùi gợi cảm, phô bày những model đầu tóc, quần áo đủ kiểu, khai thác đủ mọi động tác nhảy nhót và sử dụng những ca khúc sinh động trữ tình. Nhìn họ trình diễn, người ta thấy một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sinh lực và có sức thu hút. Điều mà họ đã tạo ra là họ chiếm lĩnh thị trường, khiến cho các ca sĩ Việt Nam cả nam và nữ phải chạy theo họ và trở thành nô lệ của họ, tiếp tay truyền bá văn hóa Hàn. Ca sĩ Việt Nam cũng trang điểm những kiểu đầu tóc, quần áo, khoe đùi khoe mông, cũng nhảy nhót chóng mặt và rập khuôn giai điệu Hàn. Những vụ án “đạo” nhạc rùm beng vừa qua là hậu quả tất yếu của cuộc “xâm lăng văn hóa” này. Phim ảnh Hàn cũng tạo ra những model lấn sân điện ảnh Việt Nam. Một dàn sao đẹp, một chuyện tình lãng mạn, những góc quay gợi cảm, đủ thu hút người xem. Và rồi phim Việt Nam cũng theo motip ấy. Người ta đã nói đến “quyền lực mềm”. Văn hóa văn nghệ trở thành thứ quyền lực vô hình tạo ra ảnh hưởng trong nhận thức thẩm mỹ, tư tưởng, lối sống và tiền bạc. Ca nhạc, phim ảnh Hàn đi trước và hàng hóa Hàn đi sau. Người Hàn đã cạnh tranh quyết liệt và chiếm lĩnh thị trường một cách ngoạn mục. Họ tạo ra một lớp công chúng (Fan) mê cuồng Kpop và model Hàn, đến độ có cô gái nọ đã quỳ hôn trên chiếc ghế Bi Rain ngồi!!!
Nhiều người đã bị choáng khi nhìn vào bảng sách bán chạy ở hội chợ sách Tp HCM 2014.
TOP 10 TỰA SÁCH BÁN CHẠY NHẤT TẠI HỘI CHỢ SÁCH TP HCM
Lần thứ 8, năm 2014
1.Buồn Làm Sao Buông- Anh Khang
2.Hỏa Ngục – Dan Brown
3.Chúc Một Ngày Tốt Lành- Nguyễn Nhật Ánh
4.Người Yêu Cũ Có Người Yêu Mới- Iris Cao
5.Thám Tử Conan tập 80-Gosho Aoyama
6.Đảo- Nguyễn Ngọc Tư
7.Cho Tôi Xin Một vé Đi Tuổi Thơ-Nguyễn Nhật Ánh
8.Đắc Nhân Tâm- Dale Carnegie
9.Thương Nhau Để Đó-Hamlet Trương
10.Nếu Như Không Thể Nói Nếu Như-Jun Phạm
Người ta bị “choáng” bởi vì trong danh sách Top Ten sách bán chạy ấy, ngoại trừ Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư, không có sách của các nhà văn “cây đa cây đề”của làng văn Việt Nam, cũng không có cuốn nào được giải thưởng văn chương của các Hội VHNT, trái lại xuất hiện trong Top này là những tên tuổi còn rất lạ. Họ sáng tác không vì văn chương, nói như Anh Khang :” Sau khi tình yêu tan vỡ tôi rơi vào trạng thái rất buồn và hụt hẫng. Thế là tôi viết những cảm xúc này lên facebook. Nhiều người đọc được và đồng cảm nên khuyên tôi tổng hợp lại thành một quyển sách. Thế là Ngày trôi về phía cũ được in và phát hành. Lúc đó, tôi vẫn còn chút gì đó trẻ con, giận dỗi và muốn người yêu cũ thấy rằng ai là người có lỗi trong cuộc chia tay này. Nói một cách nào đó, tác phẩm đầu tiên ra đời như một cách để “dằn mặt” người ấy”(1) Và người ta nói đến “Hiện tượng văn học rẻ tiền lên ngôi”.(2)
Trên thị trường sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất nổi con ốc vít cho những linh kiện điện tử, tất phải nhường sân cho thiên hạ. Cũng vậy, khi các nhà văn Việt Nam không đáp ứng “thị trường văn chương” của ngày hôm nay, thì việc “người viết văn không vì mục đích văn chương” chiếm lĩnh thị trường là điều tất yếu. Bởi bây giờ là kinh tế thị trường. Văn chương cũng là một loại hàng hóa, chịu quy luật của thị trường.
Nhà văn thua ngay trên sân nhà. Thua đau mà không kêu được tiếng nào! Đây đó cũng có vài tiếng nói “gay gắt” của người cầm bút, còn nhà phê bình thì “im lặng”.
2. VĂN CHƯƠNG THỊ TRƯỜNG (3)
Dường như các nhà văn rất ngại khi nói đến “văn chương thị trường”, bởi có người cói đó là thứ “văn chương rẻ tiền”, hoặc nó là loại văn chương không chính danh, vì không được nói đến trong “kế hoạch” của các Hội Văn nghệ, của các trại sáng tác.
Nhưng nhìn vào những năm qua, đã có lúc văn đàn Việt Nam ồn ào về văn chương sex, về vụ án, về đồng tính, về lối sống thác loạn… thì đó chính là văn chương thị trường (xin cho phép tôi không nêu tên tác phẩm, tác giả ở đây, vì sự ồn ào đã quá đủ)… Nhà văn viết loại tác phẩm này rõ ràng là chạy theo thị hiếu của công chúng (?) (Có cả nhà văn nữ lớn tuổi cũng viết về sex, nhưng là viết cho bạn trẻ đọc, còn nhà văn lại cấm con gái mình đọc!). Và gần như hình thành một công thức. Tác phẩm phải có sex (sex trần trụi), có bạo lực, có ăn chơi, có tình huống lâm li, thì mới hợp “khẩu vị” của người đọc trẻ hiện nay? Nhưng khi người đọc trẻ đã “ngấy” văn chương sex thì họ bỏ rơi ngay loại “tác phẩm” này. (Thực ra, trên net, những phim sex đồi trụy đầy dẫy, người trẻ chỉ cần một cái chạm tay là lưu vào điện thoại di động, và xem bất cứ lúc nào, sướng hơn là đọc sách)
Hãy bỏ qua những thứ “rác” văn nghệ ấy (thơ rác, nhạc rác…) và bình tâm để nhìn vào “văn chương thị trường”xem vấn đề của văn chương Việt Nam hôm nay là gì?
Kinh tế thị trường là một hệ thống mở, nó cho phép mọi người đưa hàng hóa của mình đến với công chúng một cách bình đẳng (mọi người cầm bút đều có thể in và công bố tác phẩm). Tất nhiên kinh tế thị trường vận hành theo luật pháp, đồng thời theo luật cung cầu. Động lực của nó là sự cạnh tranh. Mục tiêu của nó là thương hiệu và lợi nhuận. Yếu tố quyết định của một sản phẩm được thị trường chấp nhận là yếu tố chất lượng và giá thành. Kinh tế thị trường đem đến sự dồi dào các sản phẩm đủ loại, đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp khách hàng. Do cạnh tranh, hàng hóa ngày càng được nâng chất lượng, giá thành ngày càng hạ xuống, phục vụ được đông đảo công chúng (thị trường Smart phone là một thí dụ). Nói cách khác, cả những đối tượng có thu nhập thấp cũng được hưởng thụ những giá trị của khoa học công nghệ, của văn hóa nghệ thuật.
“Văn chương thị trường” cũng vận hành theo những quy luật ấy. Do chịu ảnh hưởng các trào lưu thị trường, người cầm bút không thể thoát ly sự trói buộc của thị trường. Đối tượng của người cầm bút là công chúng, nhất là công chúng trẻ, thích giải trí. Vì thế những chương trình hài luôn đắt show. Những Game show như “ơn giời, cậu đây rồi!”(Thank God! You're here) nhanh chóng thu hút lượng người xem đông đảo. Điều này có thể hiểu, bởi người trẻ hôm nay sống thực dụng. Họ quay quắt trong công việc. Họ cần xả tress, cần cái gì đó vui vui, giải trí, không phải nặng đầu nghĩ ngợi, để sau một ngày làm việc, họ lấy lại sức ngày mai đi làm. Tất cả chỉ là để giải trí, rồi bỏ vào quên lãng. Văn chương nghệ thuật trở thành thứ thực phẩm ăn nhanh. Thử qua, cái nào hợp khẩu vị thì chọn, không thích thì không quan tâm. Chẳng ai bắt họ phải ăn món này, món kia. Vì thế đừng ái ngại khi những tác phẩm đạt giải Văn chương Nobel trên kệ sách chịu đóng bụi với thời gian, trong khi những sách ngôn tình Trung quốc, truyện tình cảm lãng mạn lại được đón nhận. Ta có thể hiểu Buồn Làm Sao Buông, Thương Nhau Để Đó, Người Yêu Cũ Có Người Yêu Mới, Nếu Như Không Thể Nói Nếu Như lọt vào Top ten là điều bình thường, và “hiện tượng ca sĩ Lệ Rơi” là một đỉnh điểm giải trí.
3. CÁI KHÓ CỦA NHÀ VĂN
Xin đừng nghĩ rằng “văn chương thị trường” là bình dân,“rẻ tiền”, và đơn thuần là giải trí, là thứ hàng hóa dùng xong thì bỏ vào sọt rác. Hãy nhìn vào sự thành công của Harry Potter, Mật Mã Da Vinci để suy gẫm. Hãy nhìn vào ảnh hưởng của Kpop, của phim ảnh Hàn, của văn hóa Mỹ đối với giới trẻ hôm nay (cuộc thi The Voice-Giọng Hát Việt, nhưng thí sinh toàn hát nhạc Mỹ).. Nhà văn Việt Nam đã bỏ trống sân chơi của mình cho người khác chiếm lĩnh và làm mưa làm gió! Cũng lại nhìn vào một thực tại khác của văn nghệ là, những ca khúc bình dân viết bằng điệu Boléro trước 1975 mà người ta quen gọi là nhạc “sến”, đến nay vẫn sống rất mạnh. Những ca sĩ có tên tuổi hôm nay đều hát lại các ca khúc này để tự khẳng định mình (xin thử nghe Lệ Quyên). Văn chương thị trường có giá trị của nó, đã đến lúc cần được nhận thức sâu sắc hơn.
Cái khó của nhà văn Việt Nam là, những ai đã quen viết theo kế hoạch, viết theo chủ đề của các trại sáng tác, viết bằng trải nghiệm bản thân trong quá khứ mấy chục năm trước, thì không thể viết theo thị trường. Bởi nhà văn không có “vốn sống” của đời sống thị trường, không có khả năng “nghiên cứu thị trường”, càng không thể thích ứng với sự vận động rất nhanh của thị trường do sự tác động của nhiều yếu tố văn hoa khác (Phim ảnh và các phương tiên truyền thông). Thị trường có sự cạnh tranh và sàng lọc gay gắt. Trong muôn vàn cái xô bồ, nhảm nhí, rác rưởi thì rồi cũng sẽ xuất hiện những giá trị. Văn chương thị trường không cần đến nhà phê bình. Công chúng mới là người đánh giá. Họ sẽ cổ vũ hay “ném đá” ngay lập tức những gì trái với cảm nghĩ của họ. Rất cảm tính, bởi thưởng thức nghệ thuật luôn là cảm tính. Bây giờ, các cuộc thi Game show đều lấy phiếu của khán giả bình chọn làm một tiêu chí trao giải. Nhà xuất bản sẽ chỉ in những cuốn sách nào bán được nhiều ấn bản. Tất nhiên viết theo thị trường thì người cầm bút chỉ nhắm tới danh tiếng và lợi nhuận. Để đạt điều này thì việc tiếp thị sản phẩm (PR) là điều quan trọng.
Nhà văn Việt Nam viết tác phẩm, vừa muốn được nổi tiếng và có thu nhập, đồng thời lại là “tác phẩm để đời”, thì điều này là không tưởng trong văn chương thị trường. Nhà văn thị trường đừng mơ tưởng tác phẩm của mình được ghi vào văn học sử như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…
Tuy nhiên, nếu nhà văn có thực tài, thì vẫn có thể tạo ra những giá trị riêng cho mình. Nguyễn Nhật Ánh là một ngòi bút gặt hái được nhiều thành công là vậy.
4.MỘT NỀ VĂN HỌC "CÓ Ý THỨC"
Nói văn chương thị trường không có nghĩa là một cái chợ người cầm bút muốn viết gì thì viết mà cần góp phần “xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ”.
Một nền văn chương đích thực là nền văn chương có ý thức sáng tạo tiến bộ. Tôi kính trọng những nhà văn có lý tưởng cao đẹp và dấn thân cho lý tưởng ấy. Thế hệ nhà văn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”(những Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân…), vừa chiến đấu vừa viết, đã để lại những giá trị cho dân tộc. Họ xứng đáng được tôn vinh và ghi vào lịch sử văn học. Nhà văn thị trường không bao giờ có thể đạt tới những giá trị này.
Mỗi thời có bối cảnh riêng, có công chúng riêng, có thị hiếu thẩm mỹ riêng. Người trẻ hôm nay có thể biết Tự Lực Văn Đoàn, nhưng sẽ chẳng còn ai đọc Nhất linh, Khái Hưng như những tác giả có sách “gối đầu giường” như những năm 1930 của thế kỷ trước. Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới trước 1945; thế hệ nhà văn-chiến sĩ trong kháng chiến và cả thế hệ nhà văn thời Đổi Mới (1986) đã hoàn thành sứ mạng lịch sử. Giờ đây trách nhiệm “xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ” đang đặt trên vai thế hệ những người cầm bút trẻ. Tôi đã thấy xuất hiện nhiều tài năng, song tác phẩm của họ chưa ngang tầm với yêu cầu của thời đại. Tôi hiểu những khó khăn của họ. Nhưng tôi có quyền hy vọng.
Tháng 12. 2014
___________________________________
(*) Tiểu Quyên- http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-chuong-im-ang-20140305214440676.htm
(1) http://motthegioi.vn/ireport/tiet-lo-gay-soc-cua-nha-van-tre-anh-khang-toi-in-sach-de-dan-mat-nguoi-yeu-cu-57148.html
(2) Nhật Minh-Thể Thao Văn Hóa : http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19866
(3) Lam Thu- http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19629
Bùi Công Thuấn
Năm 2014 có lẽ là một năm yên ả của văn chương Việt Nam (*). Các trại sáng tác được tổ chức khắp các Hội Văn nghệ và gặt hái được nhiều tác phẩm theo yêu cầu của trại. Các diễn đàn văn nghệ không còn ồn ào xô bồ. Các giải thưởng văn chương không gây được mấy sự chú ý. Những bài điểm sách xuất hiệu đều trên các tạp chí, đơn thuần là giới thiệu sản phẩm. Có một chút khí sắc bừng lên trên trang văn khi Trung Quốc đặt dàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt nam, nhưng sau đó lại trở về trạng thái yên ả. Nhà phê bình thì giữ sự im lặng (do tính cẩn trọng hay không có gì hay để viết?)
1.THUA NGAY TRÊN SÂN NHÀ
Hãy nhìn vào thị trường âm nhạc, Kpop làm mưa làm gió trên các kênh truyền hình và trên thị trường âm nhạc Việt. Họ sử dụng các nhóm ca sĩ trẻ đẹp, khoe những cặp đùi gợi cảm, phô bày những model đầu tóc, quần áo đủ kiểu, khai thác đủ mọi động tác nhảy nhót và sử dụng những ca khúc sinh động trữ tình. Nhìn họ trình diễn, người ta thấy một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sinh lực và có sức thu hút. Điều mà họ đã tạo ra là họ chiếm lĩnh thị trường, khiến cho các ca sĩ Việt Nam cả nam và nữ phải chạy theo họ và trở thành nô lệ của họ, tiếp tay truyền bá văn hóa Hàn. Ca sĩ Việt Nam cũng trang điểm những kiểu đầu tóc, quần áo, khoe đùi khoe mông, cũng nhảy nhót chóng mặt và rập khuôn giai điệu Hàn. Những vụ án “đạo” nhạc rùm beng vừa qua là hậu quả tất yếu của cuộc “xâm lăng văn hóa” này. Phim ảnh Hàn cũng tạo ra những model lấn sân điện ảnh Việt Nam. Một dàn sao đẹp, một chuyện tình lãng mạn, những góc quay gợi cảm, đủ thu hút người xem. Và rồi phim Việt Nam cũng theo motip ấy. Người ta đã nói đến “quyền lực mềm”. Văn hóa văn nghệ trở thành thứ quyền lực vô hình tạo ra ảnh hưởng trong nhận thức thẩm mỹ, tư tưởng, lối sống và tiền bạc. Ca nhạc, phim ảnh Hàn đi trước và hàng hóa Hàn đi sau. Người Hàn đã cạnh tranh quyết liệt và chiếm lĩnh thị trường một cách ngoạn mục. Họ tạo ra một lớp công chúng (Fan) mê cuồng Kpop và model Hàn, đến độ có cô gái nọ đã quỳ hôn trên chiếc ghế Bi Rain ngồi!!!
Nhiều người đã bị choáng khi nhìn vào bảng sách bán chạy ở hội chợ sách Tp HCM 2014.
TOP 10 TỰA SÁCH BÁN CHẠY NHẤT TẠI HỘI CHỢ SÁCH TP HCM
Lần thứ 8, năm 2014
1.Buồn Làm Sao Buông- Anh Khang
2.Hỏa Ngục – Dan Brown
3.Chúc Một Ngày Tốt Lành- Nguyễn Nhật Ánh
4.Người Yêu Cũ Có Người Yêu Mới- Iris Cao
5.Thám Tử Conan tập 80-Gosho Aoyama
6.Đảo- Nguyễn Ngọc Tư
7.Cho Tôi Xin Một vé Đi Tuổi Thơ-Nguyễn Nhật Ánh
8.Đắc Nhân Tâm- Dale Carnegie
9.Thương Nhau Để Đó-Hamlet Trương
10.Nếu Như Không Thể Nói Nếu Như-Jun Phạm
Người ta bị “choáng” bởi vì trong danh sách Top Ten sách bán chạy ấy, ngoại trừ Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư, không có sách của các nhà văn “cây đa cây đề”của làng văn Việt Nam, cũng không có cuốn nào được giải thưởng văn chương của các Hội VHNT, trái lại xuất hiện trong Top này là những tên tuổi còn rất lạ. Họ sáng tác không vì văn chương, nói như Anh Khang :” Sau khi tình yêu tan vỡ tôi rơi vào trạng thái rất buồn và hụt hẫng. Thế là tôi viết những cảm xúc này lên facebook. Nhiều người đọc được và đồng cảm nên khuyên tôi tổng hợp lại thành một quyển sách. Thế là Ngày trôi về phía cũ được in và phát hành. Lúc đó, tôi vẫn còn chút gì đó trẻ con, giận dỗi và muốn người yêu cũ thấy rằng ai là người có lỗi trong cuộc chia tay này. Nói một cách nào đó, tác phẩm đầu tiên ra đời như một cách để “dằn mặt” người ấy”(1) Và người ta nói đến “Hiện tượng văn học rẻ tiền lên ngôi”.(2)
Trên thị trường sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất nổi con ốc vít cho những linh kiện điện tử, tất phải nhường sân cho thiên hạ. Cũng vậy, khi các nhà văn Việt Nam không đáp ứng “thị trường văn chương” của ngày hôm nay, thì việc “người viết văn không vì mục đích văn chương” chiếm lĩnh thị trường là điều tất yếu. Bởi bây giờ là kinh tế thị trường. Văn chương cũng là một loại hàng hóa, chịu quy luật của thị trường.
Nhà văn thua ngay trên sân nhà. Thua đau mà không kêu được tiếng nào! Đây đó cũng có vài tiếng nói “gay gắt” của người cầm bút, còn nhà phê bình thì “im lặng”.
2. VĂN CHƯƠNG THỊ TRƯỜNG (3)
Dường như các nhà văn rất ngại khi nói đến “văn chương thị trường”, bởi có người cói đó là thứ “văn chương rẻ tiền”, hoặc nó là loại văn chương không chính danh, vì không được nói đến trong “kế hoạch” của các Hội Văn nghệ, của các trại sáng tác.
Nhưng nhìn vào những năm qua, đã có lúc văn đàn Việt Nam ồn ào về văn chương sex, về vụ án, về đồng tính, về lối sống thác loạn… thì đó chính là văn chương thị trường (xin cho phép tôi không nêu tên tác phẩm, tác giả ở đây, vì sự ồn ào đã quá đủ)… Nhà văn viết loại tác phẩm này rõ ràng là chạy theo thị hiếu của công chúng (?) (Có cả nhà văn nữ lớn tuổi cũng viết về sex, nhưng là viết cho bạn trẻ đọc, còn nhà văn lại cấm con gái mình đọc!). Và gần như hình thành một công thức. Tác phẩm phải có sex (sex trần trụi), có bạo lực, có ăn chơi, có tình huống lâm li, thì mới hợp “khẩu vị” của người đọc trẻ hiện nay? Nhưng khi người đọc trẻ đã “ngấy” văn chương sex thì họ bỏ rơi ngay loại “tác phẩm” này. (Thực ra, trên net, những phim sex đồi trụy đầy dẫy, người trẻ chỉ cần một cái chạm tay là lưu vào điện thoại di động, và xem bất cứ lúc nào, sướng hơn là đọc sách)
Hãy bỏ qua những thứ “rác” văn nghệ ấy (thơ rác, nhạc rác…) và bình tâm để nhìn vào “văn chương thị trường”xem vấn đề của văn chương Việt Nam hôm nay là gì?
Kinh tế thị trường là một hệ thống mở, nó cho phép mọi người đưa hàng hóa của mình đến với công chúng một cách bình đẳng (mọi người cầm bút đều có thể in và công bố tác phẩm). Tất nhiên kinh tế thị trường vận hành theo luật pháp, đồng thời theo luật cung cầu. Động lực của nó là sự cạnh tranh. Mục tiêu của nó là thương hiệu và lợi nhuận. Yếu tố quyết định của một sản phẩm được thị trường chấp nhận là yếu tố chất lượng và giá thành. Kinh tế thị trường đem đến sự dồi dào các sản phẩm đủ loại, đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp khách hàng. Do cạnh tranh, hàng hóa ngày càng được nâng chất lượng, giá thành ngày càng hạ xuống, phục vụ được đông đảo công chúng (thị trường Smart phone là một thí dụ). Nói cách khác, cả những đối tượng có thu nhập thấp cũng được hưởng thụ những giá trị của khoa học công nghệ, của văn hóa nghệ thuật.
“Văn chương thị trường” cũng vận hành theo những quy luật ấy. Do chịu ảnh hưởng các trào lưu thị trường, người cầm bút không thể thoát ly sự trói buộc của thị trường. Đối tượng của người cầm bút là công chúng, nhất là công chúng trẻ, thích giải trí. Vì thế những chương trình hài luôn đắt show. Những Game show như “ơn giời, cậu đây rồi!”(Thank God! You're here) nhanh chóng thu hút lượng người xem đông đảo. Điều này có thể hiểu, bởi người trẻ hôm nay sống thực dụng. Họ quay quắt trong công việc. Họ cần xả tress, cần cái gì đó vui vui, giải trí, không phải nặng đầu nghĩ ngợi, để sau một ngày làm việc, họ lấy lại sức ngày mai đi làm. Tất cả chỉ là để giải trí, rồi bỏ vào quên lãng. Văn chương nghệ thuật trở thành thứ thực phẩm ăn nhanh. Thử qua, cái nào hợp khẩu vị thì chọn, không thích thì không quan tâm. Chẳng ai bắt họ phải ăn món này, món kia. Vì thế đừng ái ngại khi những tác phẩm đạt giải Văn chương Nobel trên kệ sách chịu đóng bụi với thời gian, trong khi những sách ngôn tình Trung quốc, truyện tình cảm lãng mạn lại được đón nhận. Ta có thể hiểu Buồn Làm Sao Buông, Thương Nhau Để Đó, Người Yêu Cũ Có Người Yêu Mới, Nếu Như Không Thể Nói Nếu Như lọt vào Top ten là điều bình thường, và “hiện tượng ca sĩ Lệ Rơi” là một đỉnh điểm giải trí.
3. CÁI KHÓ CỦA NHÀ VĂN
Xin đừng nghĩ rằng “văn chương thị trường” là bình dân,“rẻ tiền”, và đơn thuần là giải trí, là thứ hàng hóa dùng xong thì bỏ vào sọt rác. Hãy nhìn vào sự thành công của Harry Potter, Mật Mã Da Vinci để suy gẫm. Hãy nhìn vào ảnh hưởng của Kpop, của phim ảnh Hàn, của văn hóa Mỹ đối với giới trẻ hôm nay (cuộc thi The Voice-Giọng Hát Việt, nhưng thí sinh toàn hát nhạc Mỹ).. Nhà văn Việt Nam đã bỏ trống sân chơi của mình cho người khác chiếm lĩnh và làm mưa làm gió! Cũng lại nhìn vào một thực tại khác của văn nghệ là, những ca khúc bình dân viết bằng điệu Boléro trước 1975 mà người ta quen gọi là nhạc “sến”, đến nay vẫn sống rất mạnh. Những ca sĩ có tên tuổi hôm nay đều hát lại các ca khúc này để tự khẳng định mình (xin thử nghe Lệ Quyên). Văn chương thị trường có giá trị của nó, đã đến lúc cần được nhận thức sâu sắc hơn.
Cái khó của nhà văn Việt Nam là, những ai đã quen viết theo kế hoạch, viết theo chủ đề của các trại sáng tác, viết bằng trải nghiệm bản thân trong quá khứ mấy chục năm trước, thì không thể viết theo thị trường. Bởi nhà văn không có “vốn sống” của đời sống thị trường, không có khả năng “nghiên cứu thị trường”, càng không thể thích ứng với sự vận động rất nhanh của thị trường do sự tác động của nhiều yếu tố văn hoa khác (Phim ảnh và các phương tiên truyền thông). Thị trường có sự cạnh tranh và sàng lọc gay gắt. Trong muôn vàn cái xô bồ, nhảm nhí, rác rưởi thì rồi cũng sẽ xuất hiện những giá trị. Văn chương thị trường không cần đến nhà phê bình. Công chúng mới là người đánh giá. Họ sẽ cổ vũ hay “ném đá” ngay lập tức những gì trái với cảm nghĩ của họ. Rất cảm tính, bởi thưởng thức nghệ thuật luôn là cảm tính. Bây giờ, các cuộc thi Game show đều lấy phiếu của khán giả bình chọn làm một tiêu chí trao giải. Nhà xuất bản sẽ chỉ in những cuốn sách nào bán được nhiều ấn bản. Tất nhiên viết theo thị trường thì người cầm bút chỉ nhắm tới danh tiếng và lợi nhuận. Để đạt điều này thì việc tiếp thị sản phẩm (PR) là điều quan trọng.
Nhà văn Việt Nam viết tác phẩm, vừa muốn được nổi tiếng và có thu nhập, đồng thời lại là “tác phẩm để đời”, thì điều này là không tưởng trong văn chương thị trường. Nhà văn thị trường đừng mơ tưởng tác phẩm của mình được ghi vào văn học sử như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…
Tuy nhiên, nếu nhà văn có thực tài, thì vẫn có thể tạo ra những giá trị riêng cho mình. Nguyễn Nhật Ánh là một ngòi bút gặt hái được nhiều thành công là vậy.
4.MỘT NỀ VĂN HỌC "CÓ Ý THỨC"
Nói văn chương thị trường không có nghĩa là một cái chợ người cầm bút muốn viết gì thì viết mà cần góp phần “xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ”.
Một nền văn chương đích thực là nền văn chương có ý thức sáng tạo tiến bộ. Tôi kính trọng những nhà văn có lý tưởng cao đẹp và dấn thân cho lý tưởng ấy. Thế hệ nhà văn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”(những Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân…), vừa chiến đấu vừa viết, đã để lại những giá trị cho dân tộc. Họ xứng đáng được tôn vinh và ghi vào lịch sử văn học. Nhà văn thị trường không bao giờ có thể đạt tới những giá trị này.
Mỗi thời có bối cảnh riêng, có công chúng riêng, có thị hiếu thẩm mỹ riêng. Người trẻ hôm nay có thể biết Tự Lực Văn Đoàn, nhưng sẽ chẳng còn ai đọc Nhất linh, Khái Hưng như những tác giả có sách “gối đầu giường” như những năm 1930 của thế kỷ trước. Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới trước 1945; thế hệ nhà văn-chiến sĩ trong kháng chiến và cả thế hệ nhà văn thời Đổi Mới (1986) đã hoàn thành sứ mạng lịch sử. Giờ đây trách nhiệm “xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ” đang đặt trên vai thế hệ những người cầm bút trẻ. Tôi đã thấy xuất hiện nhiều tài năng, song tác phẩm của họ chưa ngang tầm với yêu cầu của thời đại. Tôi hiểu những khó khăn của họ. Nhưng tôi có quyền hy vọng.
Tháng 12. 2014
___________________________________
(*) Tiểu Quyên- http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-chuong-im-ang-20140305214440676.htm
(1) http://motthegioi.vn/ireport/tiet-lo-gay-soc-cua-nha-van-tre-anh-khang-toi-in-sach-de-dan-mat-nguoi-yeu-cu-57148.html
(2) Nhật Minh-Thể Thao Văn Hóa : http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19866
(3) Lam Thu- http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=19629
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Chút tình tri âm
CHIA VUI VỚI CÁC NHÀ VĂN ĐỒNG NAI
Ngày 28.12.2014 BCT và Bùi Quang Tú đã chia vui với các nhà văn Đồng Nai trong Hội Nhà Văn Việt Nam.
Họp mặt có nhà văn Khôi Vũ, Lê Đăng Kháng, Trần Thu Hằng, nhà thơ Lê Thanh Xuân, Đàm Chu Văn, Trần Ngọc Tuấn, và các nhạc sĩ Khánh Hòa, Cao Hồng Sơn, NSND Giang Mạnh Hà. Dưới đây là vài hình ảnh.
(4 người con của Thai Bình)
NHỮNG PHÚT THĂNG HOA NGHỆ SĨ: Trần Ngọc Tuấn đang "Thiền", Cao Hồng Sơn đang niệm Tịnh Độ..
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
KỶ NIỆM 35 NĂM HỘI VHNT ĐỒNG NAI
KỶ NIỆM 35 NĂM HỘI VHNT ĐỒNG NAI 22.12.1979-22.12.2014
BCT ghi nhận vài hình ảnh về buổi họp mặt kỷ niệm 35 năm Hội VHNT Đồng Nai được tổ chức tại Văn miếu Trấn Biên chiều ngày 22.312.2014.
Đoàn văn nghệ sĩ dân hương ở Văn miếu và khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chía Minh
Nghệ sĩ Nhân dân Giang Mạnh Hà, PCT Hội đọc "báo công" trước nhà tưởng niệm
Chiếu phim hình ảnh các kỳ đại hội Hội VHNT Đồng Nai
Tặng hoa các nghệ sĩ lão thành từ ngày đầu thành lập Hội
Báo cáo hoạt động 35 năm của Hội
Trao quyết định kết nạp Hội viên mới
Tặng hoa 3 hội viên mới (2014) Hội Nhà Văn VN
Các đại biểu được tang quà (lịch 2015, Tuyển tập Giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần III,tạp chí Diễn Đàn, một đĩa thủy tinh của ngân hang VIBanhk
Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014
HỘI VIÊN MỚI HỘI NHÀ VĂN 2014
BẢN TIN CỦA TRANNHUONG.COM SÁNG 24.12.2014
TIN HÓT: HỘI VIÊN MỚI CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2014
Trần Nhương
Chủ nhật ngày 21 tháng 12 năm 2014 3:27 PM
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
TNc: Chúng tôi xin vui mừng thông báo với các bạn danh sách các hội viên mới được BCH Hội Nhà văn bỏ phiếu chọn chiều ngày 20-12-2014. Chúng tôi chỉ đưa tên người đủ số phiếu từ 8 trở lên (quá bán). Xin chúc mừng các đồng nghiệp đập hộp ! Lần này chẵn 50 tân hội viên.
1- VĂN XUÔI
1- Lê Thanh Kỳ, Hà Nam
2- Phạm Đức Thái Nguyên , Thái Nguyên
3- Nguyễn Việt Nga, Hải Dương
4- Nguyễn Mạnh Hùng, Hà Nội
5- Vũ Xuân Độ, Hà Nội
6- Tringj Minh Hiếu, Hà Nội
7- Nguyễn Đức Sơn, Phú Thọ
8- Bùi Quang Tú, Đồng Nai
9- Thế Đức, Hà Nội
10- Nguyễn Thé Quang, Nghệ An
11- Đinh Ngọc Lâm, Ninh Bình
12- Tiến Đạt, TP HCM
13- Hoàng Huệ Thụ, Hà Nội
14- Nguyễn Thu Hằng, Hà Nội
15- Kiều Bích Hậu, Hà Nội
16- Châu La Việt, TP HCM
17- Mã Anh Lâm, Lào Cai
18- Lê Minh Nhựt, Cà Mau
19- Niê Thanh Mai, Đắc Lăk
2- THƠ
1- Trần Minh, Hà Nội
2- Phương Hà, TP HCM
3- Nguyễn Thanh Lâm, Hà Nội
4- Xuân Trường, TP HCM
5- Trần Văn Khang, TP HCM
6- Đào Phụng, Thanh Hóa
7- Lê Hưng Tiến, Ninh Thuận
8- Nguyễn Hồng Công, Hà Nội
9- Hồ Khải Hoàn, Hà Nội
10- Tân Linh, Hà Nội
11- Nguyệt Vũ, Hà Nội
12- Trần Tuấn Anh, Hà Nội
13- Phan Cát Cẩn, Hà Nội
14- Thái Hải, Quảng Bình
15- Nguyễn Thanh Cao, Hà Nội
16- Nguyễn Trường Thọ, Nghệ An
17- Vũ Xuân Hàm, Hà Nội
18- Phạm Ánh Sao, Hải Dương
19- Nguyễn Tiến Minh, Hà Nội
20- Đặng Bá Tiến, Đắc Lăk
21- Trần Mai Hường, TP HCM
22- Ngô Liêm Khoan, TP HCM
23- Thế Chính, Thái Nguyên
24- Nguyễn Đức Lập, Hà Nội
25- Nguyễn Nho Khiêm, Dà Nẵng
3- LÍ LUẬN PHÊ BÌNH
1 Bùi Công Thuấn, Đồng Nai
2- Trần Thị Trâm, Hà Nội
3-Vũ Bình Lục, Hà Nội
DICH THUẬT
1- Thụy Anh, Hà Nội
2- Tạ Phương , Hà Nội
3- Hà Minh Thành, Hà Nội
http://trannhuong.com/tin-tuc-18859/tin-hot-hoi-vien-moi-cua-hoi-nha-van-viet-nam-2014.vhtm
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014
Thế giới hiện sinh ngoài khung cửa
Thế giới hiện sinh ngoài khung cửa
Bùi Công Thuấn
Tưởng tượng & Dấu vết của Uông Triều đã dẫn người đọc rời hẳn thế giới tiểu thuyết hiện thực quen thuộc của văn chương Việt Nam 1945-1975 mà bước vào thế giới của sáng tạo đích thực, tiểu thuyết hư cấu (fiction). Điều này hầu chưa tác giả trẻ đương đại nào thành công. Các tác giả trẻ dù đã có nhiều cách tân, song họ vẫn bị hiện thực ghì chặt lấy, vẫn chưa thoát được cách viết phản ánh hiện thực.
Bước vào Tưởng tượng & Dấu vết là bước vào thế giới không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư, đâu là ảo giác, đâu là đời sống. Có những giấc mơ giữa ban ngày, có những con người hoang tưởng từ trong bức tranh bước ra đời thực. Nhân vật hiển hiện ngay trước mặt nhưng không thể biết họ là ai, họ từ đâu đến, đi đâu về đâu. Người mẹ ngoại tình với cây cổ thụ, ông bố nổi ghen bị cái cây quật ngã. Cái rễ cây đuổi theo ông bố, mọc lên ngay giữa nhà. Con số bí mật theo đuổi nhân vật Tôi đến dòng cuối cùng của trang sách. Và sau cùng, Tôi, người kể truyện cũng không biết mình là ai. Những “bí mật” ấy tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, buộc người đọc phải tìm câu trả lời.
Nhưng câu trả lời lại là ẩn ngữ của tác phẩm, bởi tác giả đặt người đọc vào một tâm thế hoàn toàn khác so với tiểu thuyết “truyền thống”. Nhà văn không kết luận, không bắt người đọc phải hiểu theo ý mình. Cánh cửa sổ mở ra, nhân vật chính còn đang kiếm tìm lời giải cho cuộc sống của anh ta, và người đọc, người đồng hành với nhân vật cũng phải tự tìm kiếm câu trả lời cho chính mình khi đối diện với những vấn đề của hiện sinh.
Vấn đề của hiện sinh là gì? Con người tìm kiếm tự do? Nhưng tự do có đem đến hạnh phúc không hay chỉ đem đến đổ vỡ? Tại sao thế giới hôm nay lại vô cảm đến vậy? Cha, mẹ, con cái, người yêu, và những người ở ngoài khung cửa sổ kia, họ đang lướt qua trước mặt Tôi, tất cả đều xa lạ. Họ gặp nhau mỗi ngày nhưng như chưa bao giờ biết rõ về nhau. Tôi đang chết dần như cái cây hết nhựa sống. Tôi tra hỏi sâu vào hiện sinh, con người là gì. Tôi nhận ra chính mình đang trở thành cây, sau gáy đang mọc ra những lá cây. Nhân vật trong tác phẩm của Tôi, cũng là chính Tôi, ban đêm mọc ra lông lá móng vuốt của loài quái thú. Một nửa con người là quái thú, không sao tiêu diệt được. Tác giả cũng nói đến những khó nhọc của việc viết văn, những trang văn giết người.
Tác giả đã sử dụng kỹ thuật dòng chảy ý thức khá nhuần nhuyễn với nhân vật Tôi. Tôi là một “chàng trai 26 tuổi,(bị một tai nạn thảm khốc) ngồi yên một chỗ, không một người bạn qua lại, đang dằn vật thể xác và tinh thần, một kẻ cô độc, đang chết mòn”. Tôi nhìn đời qua ô cửa sổ, nhận thức, suy tư và sống. Tôi trầm mình trong ký ức tuổi thơ và tuổi sinh viên. Tôi nhìn rất sâu vào bản thể sinh tồn của chính mình, vào sự chết, vào bản thể của mọi vật xung quanh, kể cả đàn kiến bò trên tường. Tôi ngửi được mùi rất riêng của cô gái thoảng trên người bố, biết bố đang ngoại tình. Tôi soi rọi mọi hành vi, cách hành xử của con người qua ánh sáng phân tâm học. Tác giả trộn lẫn câu chuyện của nhân vật Tôi đang kể với câu truyện trong những cuốn sách Tôi đang đọc, đồng thời trộn Tôi với nhân vật trong cuốn sách anh đang viết. Tác giả xóa nhòa ranh giới thời gian hiện tại và quá khứ, xóa nhòa ranh giới giữa thực và mơ, giữa cái hiển hiện và cái hoang tưởng, giữa nhân vật Tôi trong thực tại với nhân vật trong những cuốn sách anh đọc và cuốn sách anh viết. Quả thực tác giả đã tạo được một thế giới nghệ thuật đa chiều đồng hiện, một thế giới còn ít xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam.
Trên cái nền của một thực tại đổ vỡ, mất mát, vô cảm như vậy những tưởng tiếng nói nhà văn sẽ bị che lấp đi. Nhưng không, tiếng nói ấy vang lên mạnh mẽ về nhiều vấn đề của thực tại xã hội hôm nay. Đó là sự đổ vỡ của gia đình, là trạng thái vô cảm của con người, là những thân phận bé nhỏ vô danh như bà lão tóc bạc trắng bán quán nước dưới gốc đa, ông già đi qua chiến tranh chết ở giữa sông, dưới chân trụ sắt cây cầu cổ; cô gái điếm có con số bí mật, cô gái câm họa sĩ vẽ bức tranh ấn tượng. Tác giả chia sẻ những nỗi niềm không tỏ lộ của nhân vật bố và nhân vật mẹ khi họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống riêng của họ. Dẫu thế nào, họ vẫn dành cho Tôi tất cả sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương. Tác giả nhìn những thất vọng và khóc khuất của xã hội bằng cái nhìn nhân bản và cảm thông. Nhân vật cô gái điếm được miêu tả mạnh mẽ. Người mẹ, ông bố ngoại tình có chân lý riêng của họ. Sex cũng được miêu tả ở giá trị nhân bản. Tất cả các nhân vật đều có cuộc sống riêng theo ý mình, khẳng định mạnh mẽ giá trị của cá nhân, mặc dù rất khác nhau, nhưng họ vẫn tôn trọng nhau và cùng tồn tại.
Trong tác phẩm có những trang đối thọai tinh tế, tài hoa. Nhân vật như nhìn thấu vào trong nhau, và ngôn ngữ của họ, là một thứ ngôn ngữ trau chuốt thiên về tư tưởng. Khả năng sáng tạo của tác giả rất phong phú, cuộc tình của cái cây cổ thụ với người mẹ là một thí dụ. Tác phẩm có cấu trúc mạch lạc, đơn tuyến nhưng lại tạo được một thế giới đa tầng đồng hiện. Tác giả tô đậm nhiều chi tiết đặc trưng của mỗi nhân vật, nhờ đó tạo ra chất kết dính, làm nên sức hấp dẫn của cốt truyện. Dãy số bí mật 688.211 theo với nhân vật Tôi mãi, dãy số ấy từng cho anh công nhân trúng số, và người đọc hy vọng đến cuối tác phẩm sẽ biết đó là bí mật gì…
Với Tưởng tượng & Dấu vết, Uông Triều đã góp được một tiếng nói mới, khác lạ vào ngôn ngữ tiểu thuyết Việt đương đại.
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=20025
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
TRANH GÒ NHÔM CỦA HỌA SĨ VĂN PHÚC
TRANH GÒ NHÔM CỦA HỌA SĨ VĂN PHÚC
Bùi Công Thuấn
BCT xin giới thiệu 4
bức mới của họa sĩ Văn Phúc.
Đờn ca tài tử-Tranh gò nhôm Văn Phúc (BCT chụp lại)
Người bán dừa-tranh gò nhôm Văn Phúc
Tắm dưới trăng-Tranh gò nhôm Văn Phúc
Bùi Công Thuấn
Họa sĩ Văn Phúc
Họa sĩ Văn Phúc là bậc
thầy trong thể loại tranh gò nhôm. Tranh của ông đường nét tài hoa, có nhiều
tìm tòi sáng tạo về bố cục, nội dung vừa dân dã vừa hiện đại. Về phong cách,
tranh Văn Phúc có những đặc điểm riêng đủ sức sức thu hút và gây ấn tượng cho
người xem ngay phút đầu gặp gỡ.
BCT mới được họa sĩ Văn
Phúc tặng 4 bức tranh quý, thật cảm động không lời nào diễn tả được, bởi gói
trong những tranh ấy là tấm lòng tri kỷ nghệ thuật. Đây là lần đầu tiên BCT
được chiêm ngưỡng loại tranh này. Trước đây BCT có được xem tranh Văn Phúc qua
những bức ảnh chụp và có bài viết về tranh của ông. Thực ra ông đã nổi tiếng và
được giới thiệu ở nhiều chương trình, nhiều diễn đàn. Bài viết của tôi về tranh
của ông chỉ là cái nhìn cảm tính của một người “ngoại đạo” thưởng tranh
(Các bạn có thể đọc các
bài về họa sĩ Văn Phúc theo link dưới đây)
Bức Đờn ca tài tử có
nét sang trọng trong trang phục, thế ngồi, nét mặt và bố cục. Bức Người bán
dừa có những ẩn ý thật thú vị ở dáng ngồi và dáng ôm dừa. Tắm dưới trăng
và Tình trăng vừa kín đáo khuôn phép, vừa đậm chất sex nghệ thuật,
có sực gợi những năng lượng tiềm ẩn.
Nhân vật, đường nét, bố
cục tranh Văn Phúc bao giờ cũng cuồn cuộn sức sống và lòng yêu đời, vừa rất đời
thường cũng rất nghệ thuật. Bên dưới cái nền nã truyền thống là những
khám phá táo bạo. Có một sự hài hòa quý giá giữa công sức lao động và cái đẹp
nghệ thuật. Phải mất rất nhiều thời gian gõ hàng vạn dấu đinh trên nhôm để tạo
nên đường nét, lại vừa tìm tòi cách thể hiện nội dung, khắc tạc hình tượng,
sáng tạo cái đẹp mang khí cốt dân tộc và sức sống thời đại, người họa sĩ trải
trên bức tranh bao nhiêu là sức lực và tâm huyết. Tôi tin rằng những cống hiến
của họa sĩ Văn Phúc cho ngành mỹ thuật Việt Nam sẽ còn mãi với thời gian.
Kính chúc họa sĩ vui
khỏe và có thêm nhiều giá trị nữa cho nghệ thuật , làm giàu đẹp văn hóa Việt
nam
Tình trăng-Tranh gò nhôm Văn Phúc
Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014
LỜI CÁM ƠN VỚI HÀ NỘI-Bùi Quang Tú
LỜI CÁM ƠN HÀ NỘI
Tạp văn của Bùi Quang Tú, Nxb Đồng Nai 2014
Bùi Công Thuấn
Nhà văn Bùi Quang Tú (ảnh BCT chụp tháng 8.2014)
Tạp văn là
thể văn ở giữa thể Ký và Tuỳ Bút. Nó cho phép người viết ghi lại những mảnh hiện
thực cùng với những cảm nhận của mình. Nếu Ký tập trung phản ánh người thật việc
thật và soi rọi vào đó cái nhìn mang ánh
sáng cá nhân thì ở Tùy bút, “cái tôi” tác giả được phóng đại và khúc xạ qua
lăng kính con người và sự việc. “Cái Tôi” trong Tùy Bút là cái tôi thẩm mỹ làm
nên giá trị của trang văn. Tạp văn không có được “cái tôi” thẩm mỹ, nhưng có thể
ghi được những lát cắt hiện thực qua cái nhìn của nhân vật Tôi là người trong
cuộc, như một chứng nhân, một trải nghiệm cụ thể, vừa đủ thuyết phục người đọc
về những gì khả tín.
1. “Một thời để nhớ”
Lời Cám Ơn Hà Nội là bài ca về “một thời để nhớ”, vì hầu hết các bài viết khởi đi từ thời điểm hiện
tại, tác giả nhớ lại ngày xưa. “Bây giờ
đây đang sống ở mảnh đất phương Nam, hồi nhớ lại…”(tr.19) “hồi niên thiếu tôi sống ở Hà Nội…”(tr.36), ”Tôi đã đón
bao nhiêu cái tết nhưng vẫn nhớ mãi cái tết Hà Nội năm ấy “(tr.49), ”Tôi nhớ cách đây hơn ba mươi năm tôi đã đi trên một con tàu từ ga Hàng
Cỏ”(tr.83), “Chao ôi, tôi lại nhớ tới chuyến đi phép năm 1983. Năm ấy tôi làm hiệu
trưởng trường cấp 3 Nam Hà…”(tr.104)…
Ở góc nhìn
khác, Lời Cám Ơn Hà Nội là tập hồi ký
của người cầm bút. Bạn đọc có thể lần theo từng bước chân của tác giả. “Tôi là một thằng bé nhà quê, thuở bé sống ở
quê mẹ, Đức Thọ, Hà Tĩnh”(tr.131). Năm 1955 tác giả theo cha ra Hà Nội, ở nhà G2 khu tập thể Trung Tự,
phố Bà Triệu, và sống ở đó 18 năm (tr.7), “Tôi
có một tuổi thơ trải dài trên vỉa hè Hà Nội”(tr.136), học trường cấp 1 Lương Khánh Thiện, cấp 2
Tây sơn 1960, cấp 3 Đoàn kết 1960. Năm 1965 sơ tán về Vạn Phúc, Thanh Trì Hà Nội
(tr.20). Tác giả kể :” Tốt nghiệp Phổ Thông, tôi vào trường Đại Học
Sư Phạm. Ra trường sau mấy năm dạy học tôi chuẩn bị vào chiến trường miền Nam.(tr.19). Năm 1972, tôi ngoài 20 tuổi, lòng hăm hở như bao chàng trai cô gái
khác. Đang là bí thư đoàn trường ở một trường cấp III, tôi viết đơn tình nguyện
vào chiến trường miền Nam”(tr.84, tr.128). “Năm 1973
chúng tôi lên đường” (tr.85). “Năm 1974 từ R về được phân
về Ban Tuyên Huấn Biên Hòa” (tr.96). “Tôi ở cơ
quan được vài tháng thì nhận được quyết định đi biệt phái làm giáo viên trường
Văn hóa huyện Thống Nhất “(tr.98), sau đó được kết nạp Đảng. Rồi dạy ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Đồng
Nai (tr.114), nhiều lần ra Hà Nội. Năm
1983 (tr.104), về phép 1985 (tr.110). 1998 ăn tết ở Hà Nội (tr.156) Ngày 09.02. 2009 thăm
Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu (tr. 124, 151).
Nếu Lời Cám Ơn Hà Nội chỉ là tiểu sử biên niên của tác giả, thì sẽ chẳng
có gí đáng đọc, bởi nhìn vào tiểu sử ấy, mà so sánh với nhật ký Đặng Thùy Trâm,
Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý (tr.79), người đọc chẳng tìm thấy những “kỳ
tích anh hùng” trong kháng chiến chống Mỹ của một thời Hà Nội hào hùng, hay tìm
thấy những giá trị thiêng liêng của một Thăng Long hàng ngàn năm văn hiến. Nhân
vật Tôi trong Lời Cám Ơn Hà Nội chỉ
là một đứa trẻ bình thường của hè phố Hà Nội, là một học sinh chăm ngoan của những
mái trường thủ đô và một người thanh niên Hà thành lên đường vào Nam chiến đấu
như bao thanh niên khác (không có bài nào viết về một trận tham gia trực tiếp
đánh Mỹ). Sau chiến tranh, nhân vật Tôi cũng là một thầy giáo của đời thường.
Dù vậy, Lời Cám Ơn Hà Nội là lời của người trong cuộc, là chứng nhân của “một
thời để nhớ”, là trải nghiệm trực tiếp trong những tháng ngày lịch sử vẻ vang của
dân tộc, thế nên Lời Cám Ơn Hà Nội có
giá trị của nó. Nhân vật Tôi bình thường như bao người Hà Nội bình thường khác,
nhưng chính những con người bình thường ấy lại làm nên một lịch sử vĩ đại, hào
hùng. Và cũng chính những con người bình thường ấy lại là người gìn giữ vẻ đẹp
và những giá trị văn hóa của nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Vâng, xin cứ đọc nhân
vật Tôi như một trường hợp cụ thể người con Hà Nội :”Chúng tôi lên tàu, 10 giờ đoàn tàu chuyển bánh rời ga Hàng Cỏ tiến về
phương Nam. Tàu chạy qua công viên Lênin, tôi nhoài người qua cửa sổ nhìn về
khu tập thể Kim Liên nơi gia đình tôi đang ở. Chắc giờ này ba đang cặm cụi trên
bàn viết, mẹ đang chuẩn bị nấu cơm và em gáu đang học bài…Trên tàu là những người
mặc quân phục xanh, mũ tai bèo, dép cao su, mang theo ba lô nặng trĩu. Nhấp nhô
về tuổi tác, có những thanh niên hai mươi tuổi trẻ măng, lại có những ông già gần
60 ở các ngành Y tế, Lâm nghiệp. Nhưng tất cả đều một tám long bốc lửa vớ miền
nam, đều muốn có mặt ở chiến trường
trong giờ phút bước ngắt của lịch sử…”(tr.85). Nhân vật Tôi, giống như
những người con Hà Nội khác, âm thầm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp vĩ
đại của dân tộc. Nói như Nguyễn Khải, là góp một “hạt bụi vàng” làm cho Hà Nội
thêm lấp lánh. TS Huỳnh Văn Tới cũng khẳng định Lời Cám Ơn Hà Nội có thể xem như là tiếng lòng của người con Biên Hòa-Đồng Nai đối với Thăng Long-Hà Nội
(tr.6)
2.Hà Nội, rất nhiều sắc màu
Một nét ký
họa rất xinh :”Mỗi buổi sáng men theo con
đường đất đỏ dẫn đến lớp học. Lớp 10 năm ấy nằm ẩn dưới những khóm chuối, bên
những bụi dong riềng đỏ rực và những hầm hào chi chít. Ngoài kia là bãi cát trắng
phau, mịn màng và dòng sông êm trôi. Những thuyền bè lả lướt trong nắng mai. Ở
đây khá yên tĩnh, về đêm ngước nhìn bầu trời Hà Nội nghe thấy tiếng máy bay ầm
ì và những viên đạn pháo cao xạ đỏ lừ tung lên trời, nổ lục bục”(tr.20)
Đây là một
căn hộ :”Gia đình tôi đến thuê sau cùng
nên đành ở nơi chái bếp, khi dọn đến mồ hóng vẫn bám đầy trên mái. Cái chái bếp
ấy rộng mỗi chiều 4 mét, có hai cửa sổ. Nhà tôi chỉ kê được có một giường lớn,
hai giường nhỏ, một cái bàn và một cái tủ. Nhà có 7 người, bà nội, ba mẹ tôi và
4 anh em…”, “…Ở cái khu nhà với 4 gia đình và mấy chục con người chỉ có một nhà
tắm và một nhà vệ sinh, thế là xảy ra cảnh sáng chờ đi vệ sinh, chiều chờ tắm..Vui
nhất là buổi trưa và chiều chỉ có một cái bếp chung nên cả 4 nhà đều nổi lửa. Mỗi
nhà một cái thùng phuy đựng mạt cưa, nhồi mạt cưa vào bếp lò, dùng mấy mẫu gỗ
thông nhồi mồi cho lửa bén. Nhà thì nướng dọc, nhà thì gọt sấu, tuốt rau rút,
giã cua thì thụp…bữa ăn thì đạm, bạc, cơm độn ngô, rau muống luộc dầm sấu, vài
con cá trích, trứng vịt luộc dầm nước mắm…”(tr.24-25)
Và đây là một
nét sinh hoạt:”Xe đạp hồi ấy lai người và
thồ hàng. Ở Ngã Tư Vọng tôi đã thấy một chiếc xe đạp đã phát huy hiệu quả tối
đa của nó.Trên ghi đông treo 4 túi vừa vải vừa nhựa. Trong túi là hoa quả, thực
phẩm, như mỡ, mắm, mì chính…Ở khung xe áp chặt một chiếc ba lô chắc là đựng quần
áo. Phía sau mới thật vĩ đại. Ngồi chễm chệ là một phụ nữ bế con. Một bên là
bao tải căng phồng với nồi niêu xoong chảo. Bên kia là thùng dầu hỏa. Ngồi cầm
lái là một người đàn ông ngoài 40 tuổi rướn người chở vợ con, đồ đạc về nơi sơ
tán. Người Hà Nội những năm ấy lúc nào cũng vội vàng, vì bận việc cơ quan, vì
chiến tranh vô cùng ác liệt…”(tr.76)
Hà nội
trong bom đạn Mỹ :Từ cuối tháng 12 và cao
điểm nhất là đêm 26.12.1972, Mỹ cho hàng đàn B52 đánh vào ga Hàng Cỏ, bệnh viện
Bạch Mai, Bộ Giao thông và một số khu tập
thể đặc biệt là khu phố đông Khâm Thiên. Nhiều cán bộ, dân thường, bác sĩ, y
tá, thực tập sinh bị giết chết (tr.63)…Sáng 27.2, tôi đạp xe về nhà ở C4 khu tập
thể Kim Liên để kiểm tra xem nhà cửa, đồ đạc có hề hấn gì không. Vừa tới chân cầu
thang đã gặp ông già Tự Do người gầy, đội cái mũ lông to tướng màu nâu. Vợ con
đi sơ tán, ông thường xuyên bám trụ. Thấy tôi, ông mỉm cười giơ lên một xâu
cóc:’Mình mới ra ruộng bắt được mấy con cóc này, trưa nay có cái nhắm rượu rồi’…Trưa
28.12 tôi lại dự một đám cưới ở Hà Nội. Cô dâu là giáo viên -bạn tôi, mặc ái
dài. Chú rể bộ đội mặc quân pục. Đưa dâu bằng xe đạp. Tiệc cưới chỉ có bánh, kẹo,chè
và bó hoa lay ơn trắng. Ba phần tư câu chuyện trong đám cưới là chuyện bom đạn.
Có người còn nêu sáng kiến đưa mấy thằng giặc lái ra giữa phố cho máy bay Mỹ
ném bom”(tr.68)
Những đoạn
tôi vừa trích hiện lên như những thước phim chân thực, sắc nét, có sức gợi bao
nhiêu ký ức của những người đã sống ở Hà Nội. Ngày nay đọc những đoạn ghi chép
này, bạn trẻ có thể không hình dung nổi những tháng ngày đã trở thành huyền thoại
ấy của Hà Nội. Bùi Quang Tú đã ghi được những nét rất mộc, nhưng rất sáng những
cảnh vật những con người Hà Nội bình dị, sáng trong và vô cùng quả cảm. Tôi hiểu
rằng anh có ý thức ghi chép lại những sự việc và con người đời thường ấy của Hà
Nội để gìn giữ lấy cái bản sắc, cái bản lĩnh Hà Nội trong từng chi tiết. Mai
sau con cháu còn biết đến một cách cụ thể cha ông đã sống như thế nào.
Nhưng Bùi
Quang Tú có bài nghiên cứu về cốt cách văn hóa Hà Nội. Bài Lời Cám Ơn Hà Nội, Gặp Gỡ và Cảm Nhận, Họ Đã Trở Về Trái tim Hà Nội, Hà
Nội Tình ca, Nguyễn Đình Thi với Hà Nội…ghi chép và tổng hợp được những giá
trị văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Bùi Quang Tú đã nhận xét về Nguyễn Đình Thi, và
có lẽ cũng đúng với nhiều văn nghệ sĩ khác :” Hà Nội đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ tài hoa, trong đó có Nguyễn Đình
Thi-một nghệ sĩ đa tài. Và chính ông đã dâng tặng Hà Nội những vần thơ, bản nhạc
ghi dấu ấn không phai trong lòng người yêu Hà Nội”(tr. 149).
Bạn đọc được
gặp rất nhiều nhà văn, nghệ sĩ trong cuộc sống đời thường mà Bùi Quang Tú đã
ghi chép được. Trang văn của anh có nhiều giá trị tư liệu: Ở Hội Nhà Văn, Bùi
Quang Tú thường gặp Nguyễn Đình Thi (tr.28), anh cũng đã sống cùng với nhà văn
Nguyên Hồng ở nhà xuất bản Văn Học (tr.29). Ngôi nhà 96 phố Huế, khu tập thể
văn nghệ sĩ có Nguyễn Đình, Bùi Huy Phồn, Lưu Quang Thuận, nhạc sũ Văn Ký, Nguyễn
Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ (tr.30). Lời cám Ơn với Hà Nội ghi chép về các
nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc 1954, học tập và trưởng thành lên từ Hà Nội. Đó
là: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Hoàng Văn Bổn,
Hoài Vũ, Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Diệp Minh
Tuyền. Họa sĩ Nguyễn Sáng. Các nhạc sĩ từng sống và làm việc ở Hà Nội khá đông
đảo : Lưu Hữu Phước, Hoàng Việt, Hoàng Hiệp, Trần Kiết Tường, Phan Nhân, Huỳnh
Thơ, Thuận yến, Trương Quang Lục…(tr 55)… Bùi Quang Tú nhận định :”Từ cái nôi văn hóa Hà Nội họ trở vào chiến
trường miền Nam và đã có những đóng góp cho văn học miền Nam như chúng ta đã biết
“(tr 53)
Viết về Hà
Nội, Bùi Quang Tú đã khai thác được nhiều đề tài, khám phá Hà Nội từ nhiều góc
độ và làm hiện lên một Hà Nội với vẻ đẹp văn hóa trong thời đại Hồ Chí Minh. Có
thể đó chỉ là một nét rất nhỏ là tiếng rao Phá
xa hay Xề cố (Em ơi, Bà Triệu phố), một ấn tượng rất
riêng về món ăn ốc luộc, uống nước chè chén (Lang thang vỉa hè Hà Nội), món “ruộm
hấp”(Lần đầu ra Hà Nội). Những
ngày tháng trẻ con rong chơi, những ngày tháng học trò đầy ắp kỷ niệm, những
ngày bao cấp thiếu thốn đủ điều, những ngày rầm rập đoàn quân lên đường vài
Nam, ngày bác Hồ ra đi, những ngày Mỹ dội B52 xuống Hà Nội, những người con
dũng cảm, tài hoa của Hà Nội. Hà Nội tình ca, Hà nội mùa thu và mùa đông, Hà Nội
Ngày thơ Việt Nam, người con Đồng Nai-Hà Nội…Tôi hiểu phải sống với Hà Nội và
có tình cảm sâu sắc với Hà Nội mới giúp Bùi Quang Tú viết được những trang văn
phong phú sắc màu và nghĩa tình với Hà Nội. Anh cũng nhận ra :” Đã từ lâu Hà Nội và Đồng Nai đã hình
thành một sợi dây đàn tình cảm. Người Hà Nội vào Đồng Nai sống và làm việc cũng
nhiều. Người Đồng Nai ra Hà Nội học tập, công tác cũng không ít. Cho nên cái sợi
dây tình cảm Hà Nội-Đồng Nai mỗi khi có dịp lại ngân rung lên những âm thanh rất
đỗi thiết tha, dịu dàng và sâu lắng…”(tr. 160)
3.Tạp văn Bùi Quang Tú
Nếu “văn là
người” thì bạn đọc có thể nhận ra một nhà văn Bùi Quang Tú có những đặc điểm rất
riêng, không phải bằng văn phong mà bằng những gì anh thể hiện. Ngòi bút Bùi
Quang Tú nhất quán ở việc ghi nhận, phản ánh những gì là đẹp, là nghĩa tình, là
nhân văn. Anh không miêu tả cái dữ dội khốc liệt đẫm máu, hay khai thác bi kịch,
cũng không khơi gợi lòng căm thù, trang văn của anh không hề có một lời ta thán hay một sự phê
phán những cái tiêu cực, dù anh biết rõ ”vẫn
còn đó những vấn đề của Hà Nội trong hôm nay và cả ngày mai”(tr.7). Có lẽ
anh là nhà giáo nên văn của anh mực thước, ít khi thấy anh phóng bút để lộ diện
sự tài hoa. Tôi thích câu chuyện anh kể về bà cụ 70 tuổi nơi anh sơ tán (Nhớ bà cụ ven sông Hồng), một bà mẹ Việt
Nam khó nghèo, bình dị nhưng sâu sắc nghĩa tình đến vậy. Bài viết về họa sĩ
Nguyễn Nam Ngữ đầy nghĩa tình (Người Hà Nội
giữa rừng Đồng Nai). Tôi cũng rất thích cái bầu khí đầy nghệ thuật của Hà Nội
trong những bài: Lãng du cùng nghệ thuật,
Đi suốt bài ca, Hà Nội tình ca, Nhờ những mùa thu mùa đông Hà Nội, Tản mạn
quanh hồ Gươm. Những bài viết của anh đã hội tụ bao nhiêu nhân tài của Hà Nội,
mà ngày hôm nay, có ao ước, cũng khó mà có được.
Anh có những
trang văn miêu tả thật trong sáng và đẹp. Rất tiếc những đoạn văn ấy không nhiều
trong tập sách này. Xin đọc đoạn văn anh viết về sông Đồng Nai: ”Hồi đó tôi có dịp đi dọc đoạn sông tới đoạn
làm thủy điện Trị An hiện nay. Những tảng đá hàn nhô lưng giữ lòng sông, chỗ
đen bóng, chỗ bạc phếch, vừa trơn tru, vừa nứt nẻ. Nước sông chảy tới đó sôi
réo, tung bọt trắng xóa, trận hỗn chiến giữa nước và đá không bao giờ ngơi nghỉ.
Những bụi cây rù rì màu đen xám mọc trên tảng đá ngã rạp xuống trong nước tung
tóe và gió lồng lộng. Sông Đồng Nai vào mùa nước trong đi trên xuồng có thể
nhìn thấy tận đáy cát trắng tinh, bầy cá nhởn nhơ trong làn nước…”
Cách kết
bài viết của Bùi Quang Tú cũng tạo ra nhiều cảm xúc thẩm mỹ, đó là ghi lại những
dư âm trong lòng khi trái tim nhà văn rung cùng một nhịp với nhân vật. Sau khi
viết về Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý (Họ đã trở về trái tim Hà Nội), Bùi Quang
Tú viết đoạn kết: ”Viết đến đây, trước mắt
tôi như đang hiển hiện hình ảnh Nguyễn văn Thạc cùng người yêu Phạm Như Anh đạp
xe chầm chậm trên đường Cổ Ngư, họ lặng nhìn nhau lòng dạt dào cảm xúc. Nhà văn
Dương Thị Xuân Quý thì đang đưa con đi dạo chơi ở công viên Lênin, chỉ cho bé
Ly thấy những bông hoa mang nhiều vẻ đẹp khác nhau. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đang
cùng ba mẹ và em gái ngồi ăn bún chả (món ăn mà chị ưa thích), ríu rít chuyện
trò trong căn hộ tập thể. Và bạn có tin không, trong dòng người đón Đại lễ ngàn
năm Thăng Long có họ đấy…”(tr. 82). Bùi Quang Tú đã thương yêu nhân vật, sống với nhân vật, thấu
hiểu nhân vật như thế nào mới có thể hình dung được vẻ đẹp của những con người
Hà Nội như thế.
4. Lời Cám
Ơn Hà Nội - tiếng lòng của người con Biên
Hòa-Đồng Nai..
Nếu Bùi
Quang Tú viết với cảm thức hoàn toàn là người Hà Nội viết về Hà Nội thì chưa hẳn
Lời Cám Ơn Hà Nội có thể hấp dẫn với người Đồng Nai. Cái khó mà
anh vượt qua được là ở chỗ, người Đồng Nai soi mình thấy hồ Gươm Hà Nội, và người
Hà Nội chan hòa trong dòng dông Đồng Nai. Nhà văn Hoàng Văn Bổn đã sống làm việc
ở Hà Nội, trở thành nhà văn lớn của Đồng Nai và của cả nước. Họa sĩ Nguyễn Nam
Ngữ là người con Hà Nội hiện là người của đất Đồng Nai, và tác giả Bùi Quang Tú
đã là người của Đồng Nai từ những năm 1974 khi anh từ Bắc vào Nam và từ R
về được phân về Ban Tuyên Huấn Biên Hòa, tính đến nay anh đã sống, chiến đấu
và công tác ở Đồng Nai 40 mươi năm (trong khi anh chỉ ở Hà Nội 18 năm).
Lời Cám Ơn Hà Nội là lời của ngày hôm nay cám ơn các thế hệ đi
trước đã sống đẹp, sống quả cảm để gìn giữ và đắp bồi một bản lĩnh Việt nam, làm
phong phú và ngời sáng hơn nữa những giá trị văn hóa Việt nam. Ở khía cạnh này,
Lời Cám Ơn Hà Nội cũng là lời nhắc nhở về lẽ sống nghĩa tình về
những xâm lăng văn hóa đang làm mất đi bao nhiêu giá trị cao đẹp của văn hóa Việt
Nam những năm tháng khó khăn và hào hùng. Tôi nghĩ trong Lời
Cám Ơn Hà Nội, nhà văn Bùi Quang Tú cũng gửi những lời tâm huyết tới các thế
hệ mai sau. Đó là điều thật đáng trân trọng.
Tháng 9.
2014
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
CA KHÚC BÙI CÔNG THUẤN
HÁT VỀ ĐỒNG NAI& NGƯỜI ĐỒNG NAI
2 trong 4 ca khúc dự trại sang tác Phú Yên 8. 2014 của Bùi Công Thuấn
2 trong 4 ca khúc dự trại sang tác Phú Yên 8. 2014 của Bùi Công Thuấn
MỘT THỜI RỪNG SÁC-Lê Bá Ước
TÁC
GIẢ VÀ NHÂN VẬT VĂN CHƯƠNG
TRONG MỘT THỜI RỪNG SÁC
Lê Bá Ước, Nxb tổng hợp
Đồng Nai 2003
Bùi Công Thuấn
Đại tá Lê Bá Ước, tác giả Một Thời Rừng Sác
1.Một
Thời Rừng Sác ghi lại những kỳ tích anh hùng của đoàn 10 Đặc công rừng Sác. Địa bàn hoạt động của Đoàn 10 rải quân trên
dưới 50km từ Vũng Tàu lên hai bờ sông Lòng Tàu đến Nhà Bè sang đường 15 lên
Thành Tuy Hạ và hai đơn vị trụ ở phía đông đường 15. Trong tập sách, tác giả
nói nhiều đến những hoạt động trên sông Thị Vải.
Theo nhiều nguồn
tư liệu ghi lại, Trong 10 năm, Đoàn 10 đã lập những chiến công lừng lẫy:
Chiến
đấu 595 trận, diệt 6200 quân địch (trong đó diệt gọn 2 đại đội Mỹ,
Đánh
chìm và cháy 365 tàu, thuyền chiến đấu.
Đánh đắm 133 tàu vận tải từ 800 đến 13 ngàn tấn và cháy 145 tàu vận tải khác.
Bắn rơi 29 máy bay trực thăng.
Đột nhập kho bom Thành Tuy Hạ hai lần, phá hủy trên 110 ngàn tấn bom đạn;
Đánh đắm 133 tàu vận tải từ 800 đến 13 ngàn tấn và cháy 145 tàu vận tải khác.
Bắn rơi 29 máy bay trực thăng.
Đột nhập kho bom Thành Tuy Hạ hai lần, phá hủy trên 110 ngàn tấn bom đạn;
Phá
hủy 200 triệu lít xăng và khí đốt butaga tại tổng kho xăng dầu Nhà Bè.
Pháo kích 70 trận làm cháy hàng triệu lít xăng dầu.
Phá hủy 1 trận địa pháo 2 khẩu 105 ly; 10 đồn bót cấp đại đội và nhiều tua chốt dã ngoại, đánh sập và hỏng 4 cầu, 3 khu chỉ huy cơ sở của quân ngụy.
Pháo kích 70 trận làm cháy hàng triệu lít xăng dầu.
Phá hủy 1 trận địa pháo 2 khẩu 105 ly; 10 đồn bót cấp đại đội và nhiều tua chốt dã ngoại, đánh sập và hỏng 4 cầu, 3 khu chỉ huy cơ sở của quân ngụy.
Đoàn trưởng kiêm chính ủy Lê Bá Ước trực tiếp chỉ đạo nhiều trận
đánh vang dội :
Dội pháo vào Dinh
Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ tháng 8. 1968
Đánh kho bom Thành Tuy Hạ đêm 12-11-1972
Trận đánh kho xăng Nhà Bè đêm 3.12.73
Đại tá Lê Bá Ước sinh năm 1931, quê ở Gò Quào,
Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang), nhập ngũ năm 1945, tham gia cuộc kháng chiến
chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông tập kết ra miền Bắc. 1965 ông trở về miền
Nam chiến đấu với cương vị chính ủy và trung đoàn trưởng Trung đoàn 10 đặc công
rừng Sác. Trong Câu chuyện một gia đình (tr.185) ông kể khá kỹ về
gia đình mình, đó là một gia đình nhiều thế hệ chiến đấu và hy sinh cho Cách
mạng. Có hai bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8 người thân hy sinh, tất cả dâu, rể,
trai, gái đều trưởng thành: có hai sĩ quan dự bị, hai sĩ quan công an, hai bác
sĩ, một thiếu tá, 10 người đã qua trình độ Tú Tài, Cử nhân., có thêm 8 cháu nội
ngoại.(tr.196).
Ông tự đánh giá :”…rõ ràng trong sự hy
sinh mất mát phải chấp nhận đó vẫn thấy phần được lại cũng khá nhiều…họ sống
với niềm tự hào to lớn của dòng tộc…, động viên dìu dắt nhau để phấn đấu xứng
đáng với người đã khuất”.
Đối chiếu với
tiểu sử chiến đấu của các trận đánh thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà Bè, bạn đọc nhận
ra Lê Bảy chính là Lê Bá Ước. Điều này có ý nghĩa gì? Tại sao tác giả không ghi
trực tiếp tên mình vào câu truyện, nhưng lại tách mình ra, với tư cách người cầm
bút, viết về Lê Bá Ước qua nhân vật Lê Bảy?
2.Theo tôi xây dựng nhân vật Lê Bảy thay cho tác giả
Lê Bá Ước là một thành công của nhà văn Lê Bá Ước. Nhất là khi theo dõi câu
chuyện riêng tư của gia đình Lê Bảy, bạn đọc thấy rõ Lê Bá Ước đứng bên ngoài
gia đình mình, ghi chép, nhận định về từng người và cả giòng tộc, gọi chung là
“họ”, như thể một người khác viết về gia đình Lê Bá Ước (Câu
chuyện một gia đình)
Thường thì khi viết về chính mình, khi kể lại
công trạng thành tích, khi thổ lộ suy nghĩ cảm xúc, người cầm bút rất dễ bị
“cái Tôi” nâng cánh bay bổng, làm cho hiện thực được phản ánh không tránh khỏi
chủ quan. Ngòi bút Lê Bá Ước đã không vấp phải hạn chế đó.
Khi in Một Thời Rừng Sác, Lê
bá Ước đã trên 70 tuổi. Tôi nghĩ, chính tấm lòng người lính với đồng đội, với đồng
bào và Cách mạng đã chắp cánh cho những trang văn Lê Bá Ước. Ghi lại chân thực
những chi tiết, những người, những việc, cùng với những tình cảm sôi nổi của một
thời quá vãng, truyền ngọn lửa Cách mạng cho người đọc, không phải người cầm
bút nào cũng làm được. Những người đã sống trọn vẹn đời sống chiến đấu cho lý
tưởng cầm bút như Lê Bá Ước đến nay là rất hiếm, và chắc chắn những người trẻ
hôm nay không thể viết được những trang văn hào sảng không khí chiến trận như
tác giả Một Thời Rừng Sác.
Ở những bài viết
mà chất Ký là chính, tuy có ghi được tầm
vóc sử thi và không khí chiến trận nhưng người đọc vẫn thấy thiếu một điều gì
đó đọng lại thấm thía lòng mình; trái lại, những bài mà chất truyện vượt lên,
văn Lê Bá Ước đọc rất thú vị. Đó là những cảnh sông nước, những tâm tư của nhân
vật, những trăn trở, đấu tranh quyết liệt trong đầu người chỉ huy trước nhiệm vụ
và trước sự sống chết của đồng đội, lòng tin của đồng bào. Ngòi bút trở nên
“chân thật” hơn những trang “anh hùng ca” chỉ tập trung vào sự việc. Đúng ra Lê
Bá Ước nên khai thác sâu hơn nữa việc miêu tả số phận từng con người, thay vì
chỉ miêu ta kỳ tích của họ. Điều gì cho học sức mạnh làm nên kỳ tích anh hùng?
Sự kết hợp Ký
và truyện làm cho ngòi bút Lê Bá Ước trở nên có duyên. Dù viết về những câu
chuyện đời thường (Tình đồng đội, Một đám
giỗ, Hội anh chiến sĩ, Lòng dân Phước Thái), văn Lê Bá Ước vẫn hấp dẫn. Sự
hấp dẫn không phải bởi ngôn từ mà bởi cách kể nhanh, gọn, biết chắt lọc những
con người, những sự việc có sức gây ấn tượng, tạo ra những “đột biến” cho mạch
kể. Kết thúc truyện có hậu đem đến nhiều khoái cảm thẩm mỹ cho bạn đọc. Tất cả
đều bật lên sự mưu trí dũng cảm và lòng nhân hậu, sức mạnh nhân dân làm nên chiến
thắng.
Tôi chia sẻ
tâm nguyện này của nhà văn Lê Bá Ước :”Qua
tập hồi ký Một Thời Rừng Sác, dù
không là người cầm bút chuyên nghiệp, tôi chỉ xin được ghi lại đôi điều, một số
kỷ niệm, sự việc, chiến công của đồng chí, đồng bào. Sức mình có hạn, chắc chắn
không thể nào phản ánh được đầy đủ những chiến công, kỷ niệm sâu sắc của đồng
bào đồng chí Rừng Sác, những mong anh chị em bè bạn bổ sung cho Bản Anh Hùng Ca
Rừng Sác thêm hoàn chỉnh, để cho các thế hệ mai sau lưu truyền và hình dung được
phần nào về thời cha anh đã đánh giặc.”
Tháng 8. 2014
_____________________________
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)