Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
ĐIÊU! NGƯỜI THẾ MÀ ĐIÊU!
ĐIÊU! NGƯỜI THẾ MÀ ĐIÊU!
Truyện ngắn
Bùi Công Thuấn
1.Bên Hồ Con Rùa
Hiếm khi gặp được mùa thu ở Sài gòn, bởi đất phương Nam chỉ có 2 mùa mưa nắng. Những cơn mưa tầm tã làm ngập lụt khắp nơi. Những con đường mênh mông nước nổi trôi những số phận. Trịnh Công Sơn viết một câu rất thấm thía, “Phố bỗng là dòng sông uốn quanh”.
Sài gòn vào thu thật nhẹ. Buổi sáng sương rất mỏng. Sương không đủ làm ướt áo nhưng phủ trên tóc em những hạt li ti tinh khiết. Hàng cây trăm tuổi xung quanh Hồ Con Rùa đứng lặng im, thanh thản nhìn dòng người chạy vòng quanh. Cột nước ở giữa hồ vươn cao, thẳng đứng, thanh tú. Một vài cô gái đi trên bờ hồ để tìm một kiểu ảnh đẹp. Người ta bảo Hồ Con Rùa là mắt rồng, là cõi linh thiêng trong tâm thức của người làm nên hồ này.
Nghe anh nói như vậy, tôi nhìn anh nửa tin nửa ngờ, vì tôi không phải dân thành phố:
- Điêu! Sao anh giỏi điêu thế?
Rồi tôi nhái giọng các cô Bắc kỳ nói với anh:
- Tớ là tớ không thích đâu nhá, người gì mà điêu, mà kiêu, mà điệu.!
Anh ngạc nhiên và cười phá lên, hỏi lại:
- Ôi sao em giống Bắc Kỳ quá zợ? Nghe khó chịu cực kỳ. Nhưng em có biết điêu là gì không?
Tôi ớ người, vì điêu là tiếng Bắc, tôi là dân Nam, hiểu mơ hồ thôi:
- Điêu là xạo phải không anh?
- Không phải?
- Thế là gì?
- Hihi!
Anh nhìn ra xa, cười hiền hiền nhưng có vẻ gì đó điêu điêu:
- Điêu là iêu đi, tức là em bảo anh yêu đi
- Người gì mà điêu dễ sợ. Sao anh ăn gian thế?
- Nói lái theo kiểu hiện đại mà!
Chúng tôi cười vui vẻ, và tự điển yêu của chúng tôi có thêm từ mới thật dễ thương: Điêu là yêu đi. Tôi biết anh bịa nhưng vẫn thú vị. Tôi bảo
- Anh điêu lắm cơ, nhưng em thích vậy!
- Em thích điêu như thế nào?
- Là sao?
- Là em thích bị hành thượng hành hạ, bầm dập, hay bèo nhèo?
- Anh nói gì nghe ghê vậy?
- Ờ điêu là vậy. Các cụ bảo yêu nhau là làm tình làm tội, là hành hạ nhau!
- Vậy thì ai dám yêu nữa?
- Ấy thế mà các cụ lại yêu chết mệt đấy!
- Là sao?
- Đêm bảy, ngày ba, vào ra không kể. Cộng chung là 10 có dư. Hành hạ là hành cái phần dưới, còn làm tình làm tội là làm tình cho đến khi thấy tội nghiệp mới thôi. Đó, em thấy các cụ ghê chưa!
- Trời ơi, anh lại điêu nữa rồi, Điêu! Điêu! Điêu!
Anh ôm chầm lấy tôi, làm tôi sượng chín người, những khách ở bàn xung quanh trố mắt nhìn… tôi đẩy anh ra:
- Anh làm gì vậy, không sợ người ta bảo mình điên sao
- Tại em nói anh điêu, là bảo anh yêu đi, yêu đi, yêu đi.
Chúng tôi đang ngồi ở quán café Ngõ Thời Gian nhìn ra Hồ Con Rùa, một buổi sáng thật bình yên. Cũng thật hiếm khi tôi có dịp ngồi bên anh như lúc này. Tôi có cảm giác như đang ngồi ở một quán cóc giữa mùa thu Paris, dịu dàng, lãng mạn.
Câu chuyện của chúng tôi mỗi ngày mỗi thú vị. Nói chuyện với anh, tôi luôn thú vị, vì anh đem đến những điều mới lạ. Có lần anh kể tôi nghe câu chuyện sinh tố bồ ngót, nghĩa là người ta xay cây bồ ngót thành sinh tố để uống. Món này hơi lạ, tôi chưa nghe ai nói bao giờ. Bồ ngót là loại rau chỉ để nấu canh thôi. Anh kể, có một ông chồng, còn trẻ, gặp phải bà vợ có nhu cầu điêu rất cao. Mỗi đêm phải phục vụ bà vợ phải ba bốn cữ, anh ta chịu không nổi. Bà vợ chăm sóc anh rất kỹ, tìm những món bổ dương để hồi sức cho anh, nhưng tuyệt đối không dùng thuốc tăng lực. Thế nhưng tất cả các món tẩm bổ cho cậu nhỏ chẳng giúp anh cải thiện bản lĩnh đàn ông xíu nào. Anh ta gần như tuyệt vọng. Bỗng một hôm có người chỉ bài thuốc đơn giản. Rau ngót xay sinh tố uống, rất rẻ. Anh ta uống hai tháng thì hiệu quả không ngờ. Anh ta bảo, bây giờ bà ấy có đòi thêm anh ta cũng vẫn sẵn sàng.
Tôi nghe chỉ hiểu mơ hồ. Anh hỏi tôi,
- Mai mốt đi chơi với anh, e có mang theo sinh tố bồ ngót không!
Tôi phát vào vai anh một cái đét.
- Anh lại điêu nữa rồi?
- Sao là điêu?
- Em không biết!
- Tại mỗi lần nói chuyện, e hay đòi anh “nhiều hơn cơ”, mà lần sau nhiều hơn lần trước thì anh thua là chắc!
- Anh thua là sao?
- Là em cũng thua?
- Ủa sao anh thua thì em cũng thua?
- Trong các cuộc đua tranh luôn có người thắng người thua, nhưng trong cuộc tình, anh thua thì em cũng thua. Bởi vì, khi ấy nhiệt độ yêu ở anh trở về số không, cảm xúc lạnh ngắt. Em có đốt lửa cũng không làm nóng tảng băng được, vậy em không thua là gì?
- Không hiểu!
- Hãy đợi đấy!
- Đợi đến bao giờ?
- Đến khi em bị hành hạ, bầm dập, bèo nhèo, hớp hớp, thoi thóp thì biết!
- Điêu! người thế mà điêu!
2. Những chuyện điêu.
Thịt người ăn được không mẹ?
Một em bé níu tay mẹ hỏi :
- Thịt người ăn được không mẹ?
Người mẹ kinh ngạc:
- Ai dạy con nói vậy?
- Nhưng con hỏi mẹ, thịt người ăn được không?
- Mẹ cấm con nói vậy. Bậy bạ hết sức?
Em bé lặng im một phút rồi lại níu tay mẹ nói:
- Sao mỗi sáng, ba hay đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy cô hàng xóm đi qua, cô ấy mặc váy ngắn, ba khen: Ngon quá! Con quá! ực, ực!!
Một chuyện cười nho nhỏ nhưng dí dỏm làm tôi cảm thấy nhột nhột trên đùi mỗi khi mặc váy ngắn. Tôi nghĩ “tội lỗi! tội Lỗi!” cho những đứa trẻ và những người đàn ông thánh thiện đứng bên cửa sổ. Trời sinh ra cái giống đàn ông là như thế. Mà những gì trời sinh thì đều tốt đẹp. Anh bảo vậy. Anh đã kể cho tôi nghe những câu chuyện vui vui suốt một tháng tôi làm ca đêm.
Lúc ấy tôi mới lên Sài gòn, trong khi chờ đi học, tôi đã xin đi làm, để có thu nhập cho việc sinh hoạt và để tiếp cận với cuộc đời cho có kinh nghiệm. Tôi cũng muốn thử sức xem mình có chịu đựng nổi công việc nặng nhọc không. Anh khuyên tôi không nên như vậy, vì thức đêm sẽ mất sức, sẽ không học được. Nhưng tôi đã nhận việc rồi. Anh bảo, thôi em cứ làm theo ý em. Cũng tốt thôi. Mỗi đêm anh sẽ kể cho em nghe một câu chuyện lúc em nghỉ giữa ca đêm. Và anh đã kể cho tôi nghe những câu chuyện vui đúng một tháng trời. Một tháng anh đã thức với tôi và chờ tôi tan ca lúc 5 giờ sáng để chúc một ngày mới tốt đẹp. Tôi cảm động hết sức và yêu anh nhiều hơn. Nhiều câu truyện theo tôi mãi.
Nữ thần của những cô gái FA.
Anh hỏi tôi, mai một ế chồng thì em có biết cầu xin vị thần tình yêu nào không.
Tôi bảo:
- Anh muốn nói đến Cupid và Psyche
- Không phải, đó là thần tình yêu của phương Tây. Thần tình yêu Việt Nam cơ!
- Em không biết! Việt Nam làm gì có thần tình yêu? Việt Nam chỉ có thần đánh giặc thôi!
- Vậy là em còn “ngây thơ” lắm. Em nghe nha. Vua Hùng Vương thứ 18 có cô
con gái tên là Tiên Dung xinh đẹp, thích ngao du sơn thủy. Một hôm thuyền của công chúa đến một quãng sông đẹp, nàng bảo thị nữ dừng thuyền và lên bãi tắm. Không ngờ nơi ấy có Chử Đồng Tử đang trốn. Chử Đồng Tử là chàng trai đánh cá ở bến sông, rất nghèo. Hai cha con chỉ có 1 cái khố. Khi cha chết, Chử Đồng Tử thương cha, quấn khố chôn. Từ đó chàng ở trần, suốt ngày ngâm mình dưới nước. Thấy đoàn thuyền có quan quân đi tới, Chử Đồng Tử hoảng sợ, vội trốn vào đám lau sậy, vùi mình xuống cát. Tiên Dung sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Công chúa xối nước, lộ ra thân hình Chử Đồng Tử. Theo phản ứng tự nhiên, là hai người bụm tay che nơi cần phải che, giống như Adam-Eva ngày xưa trong vườn địa đàng lần đầu tiên nhận ra thân thể ngà ngọc của mình! Quá ngạc nhiên,Tiên Dung hỏi:
- Sao nhà ngươi lại ở đây, chỗ ta đang tắm?
- Ơ… hay nhỉ! tôi… ở đây trước cô.- Chử Đồng Tử sợ hãi trả lời,
Tiên Dung biết mình đuối lý, bèn cười nói rằng:
- Hai ta gặp nhau trong cảnh như thế này thì đúng là duyên trời rồi, chàng có biết không. Chỉ vợ chồng mới nhìn thấy nhau trần trụi giữa ban ngày thế này.
Nói rồi bèn sai thị nữ đem vào một bộ nam phục. Bọn thị nữ ngạc nhiên, vì công chúa tắm một mình sao lại mang nam phục? Khi hai người đi ra, các thị nữ trầm trồ, ôi sao lại có chàng trai bụng 6 múi thế kia, công chúa thật tuyệt vời. Từ đấy Tiên Dung công chúa sống với Chử Đồng Tử. Sau này họ lên tiên. Nhân dân lập miếu thờ ở nơi họ gặp nhau gọi là Bãi Tự Nhiên. Cô nào ế, đến đó cầu Tiên Dung thánh mẫu, thế nào cũng kiếm được một chàng trần trụi, bụng 6 múi..
Rồi anh quay sang hỏi tôi:
- Hình như em cũng lượm được anh ở bến sông phải không?
- Điêu! Người thế mà điêu!- tôi lườm anh một cái để che bới đi sắc đỏ đang ửng lên trên mặt tôi.
Đúng là chuyện tình yêu Việt Nam độc đáo và hấp dẫn cực kỳ. Nhưng tôi phân vân không biết có thực là Tiên Dung thánh mẫu sẽ nhận lời cầu của các cô gái ế hay không, mà sao xung quanh tôi dân FA ngày càng đông!
Chuyện nữ thần da đen
Anh thấy tôi tư lự, lại hỏi:
- Em có biết một nữ thần tình yêu nào người đen da không?
- Ủa! sao lại là người đen da, chỉ có người da đen châu Phi thôi.- Tôi vừa trả lời anh, vừa đoán xem anh đang dùng trò gì để lừa bóng trong chân tôi. Tôi hỏi:
- Người da đen châu Phi họ có biết yêu không anh, trông họ còn hoang dã quá!
- Tình yêu mang tính nhân loại, dù da đen, da trắng, da đỏ hay da vàng đều yêu. Nhưng chuyện về cô gái da đen ở Việt Nam mới ly kỳ.
- Việt Nam da vàng, các cô gái da rất trắng, làm gì có cô gái nào da đen?
- Thế em không biết ở núi Bà Đen thờ nhữ thần da đen là gì?
- Anh lại điêu!
- Cô gái nào đang yêu lên núi Bà Đen cầu, Bà sẽ cho được chết với tình yêu thủy chung. Em biết khộng?
- Eo ơi! Thật không anh? Hay anh lại điêu?
- Thì ngày xưa, Lý Thị Thiên Hương mà người Cambuchia gọi là Đênh, tức Bà Đen, đã chọn cái chết để bảo vệ tình yêu, danh dự và sự thủy chung là gì!
- Ôi! Cảm động quá!
- Ngày nay làm gì có cô gái nào được như Thiên Hương, nên có rất ít cô gái dám lên lễ Bà, họ sợ!
- Anh lại điêu! Điêu! Điêu!
- Hi hi. Hay hôm nào anh với em đi lễ Bà, em đi không?
- Eo ơi! Em còn đang yêu, ai lại muốn chết để bảo vệ tình yêu bao giờ, trừ khi cá sấu nó xơi anh!
- Một đều! em tiến bộ rồi đó!
- Ka ka ka ka…
- Nhưng anh đố em câu này, nếu em trả lời được, anh sẽ thưởng, em muốn gì anh chiều nấy?
“Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan
- Anh nói thử xem?
- Hai câu thơ sau đây của Thanh Thảo mà chính tác giả cũng không hiểu nghĩa, em thử giảng nghĩa xem là gì: ”
“Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh nơi đáy giếng”
- Giời ơi! Tác giả còn không hiểu thì sao em hiểu được?
- Vậy anh mới đố em, và sẵn sàng thưởng cho em bất cứ điều gì em thích!
Tôi biết anh đang “điêu”, nhưng làm sao biết được anh đang dùng chiêu trò gì? Bao giờ anh cũng bắt đầu câu chuyện một cách rất thật thà, chân thành, lại “uyên bác” nữa, và tôi tin là anh nói thật! nhưng đùng một cái, ngay lúc tôi không ngờ, anh “lật ngửa bụng tôi lên”, thế là tôi thua! Lần này anh hứa thưởng tôi bất cứ điều gì tôi thích, nghĩa là anh biết chắc tôi không thể trả lời được, với lại tiền đề anh đưa ra là, chính tác giả cũng không hiểu mình viết như thế có nghĩa là gì! Tôi đành dùng chiêu của anh để mong cầm hòa:
- Anh nói, trong chuyện tình yêu nếu anh thua thì em cũng thua, đúng không?
- Đúng.
- Vậy nếu anh thắng thì em cũng thắng chứ gì?
- Chuẩn!
- Vậy em để anh thắng! hihi!
Anh khựng lại một chút vì không ngờ bị tôi cho đo ván:
- Mừng quá, anh chỉ sợ em đòi “nhiều hơn cơ” thì anh thua là cái chắc.
Rồi anh nói về “giọt nước mắt” trong câu “Giọt nước mắt vầng trăng”. Đó là giọt nước mắt của Mỵ nương. Khi nàng ngồi nhớ Trương Chi, giọt nước mắt rơi xuống chiếc ly ngọc làm bằng khối tình của Trương Chi, làm cho ly ngọc vỡ tan. Anh bảo, tình yêu là lý tưởng, khi rơi xuống trần tục, nó sẽ tan vỡ, không sao giữ được. Còn “Giọt nước mắt/ long lanh nơi đáy giếng” là cuộc tình Mỵ Châu-Trọng Thủy. Mỵ Châu chấp nhận cái chết và hy sinh cuộc tình trước trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước. Nhưng nước mắt dân gian khóc thương cho họ, như nước dưới giếng sâu, nơi mà người ta rửa ngọc trai Mỵ Châu, ngọc trở nên sáng ngời. Cả hai truyện đều nói đến tình yêu lý tưởng, đều kết bằng khối ngọc long lanh. Cái lý tưởng khi rơi xuống đời thực thì vỡ tan.
Câu chuyện anh kể làm cho lòng tôi xốn xang. Tôi chìm trong những day dứt về tình yêu. Tôi ngộ ra điều này: chuyện tình yêu Việt Nam hay thật, và chứa đựng bao nhiêu thông điệp mà người trẻ như tôi không biết.
Thấy tôi buồn, anh hỏi:
- Em sao vậy? anh xin lỗi nếu câu chuyện làm em không vui!
- Không có gì anh à, em chỉ sợ…
- Em sợ gì?
- Sợ nước mắt của em sẽ làm vỡ tan ly ngọc làm bằng khối tình của anh như trong truyện Trương Chi-Mỵ nương. Đời mong manh quá. Cái gì là lý tưởng thì không tồn tại trong đời thực …
Chúng tôi ngồi lặng bên nhau, đối mặt với cuộc đời trước mặt.
3. Tình yêu thiên thần
Anh thường hỏi tôi:
- Em yêu anh nhiều không?
Tôi trả lời không đắn đo:
- Em yêu anh nhiều lắm, nhiều hơn tất cả mọi thứ trên đời này cộng lại, nhiều hơn sức chứa của trái tim, nhiều hơn anh tưởng nữa, đến vạn kiếp lai sinh.
- Sao em yêu anh nhiều thế?
- Duyên trời?
- Là sao?
- Là không thể giải thích bằng bất cứ điều gì một cách khoa học, rằng tại sao em lại yêu anh. Bởi em yêu anh vì anh là anh, yêu là yêu thế thôi, không vì bất cứ cái gì khác. Không ràng buộc bởi những hệ lụy xã hội. Tình yêu thuộc về trái tim, lý lẽ của cái đầu không giải thích được. Anh thường bảo, tình yêu bị trói buộc bởi hệ lụy xã hội thì tình yêu sẽ chết. Bao nhiêu người yêu nhau, lấy nhau rồi li dị là vì sao? Hệ lụy xã hội đã giết chết tình yêu. Em còn nghĩ, tình yêu là duyên trời. Anh có nhớ chuyện Vi Cố và Nguyệt Lão không?
- Uhm.
Nguyệt Lão là ông già ngồi dưới trăng. Vi Cố đi ngang qua thấy ông đang nối hai sợi tơ bèn hỏi :
- Ông làm gì vậy?
- Ta đang se duyên cho người trần gian.
- Ông nói thế nghĩa là sao?
- Nghĩa là khi ta nối hai sợ dây lại với nhau thì ở dưới trần có hai đứa nắm tay nhau và nói lời thề “Anh/em là…nhận anh/em làm vợ/chông, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu em/anh, và tôn trọng em/anh mỗi ngày trong suốt đời anh/em”
Thấy trước mặt ông già có cuốn sách, Vi Cố hỏi :
- Cuốn sách gì đó ông?
- Sách ghi tên những đứa ta se duyên.
- Có tên tôi không?
- Có.
- Tôi xem được không?
- Được.
Vi Cố cầm lên xem. Sách ghi: Vi Cố lấy con gái đứa ăn mày ngồi ở cổng chợ. Thấy vậy, Vi Cố giận quá. Anh đi học để thi làm quan, sao lại lấy con gái đứa ăn mày ở cổng chợ. Anh nhớ lại, ở cổng chợ có đứa ăn mày ngồi bồng một đứa nhỏ. Vi Cố về nhà xách dao ra chém xả đứa ăn mày rồi bỏ chạy. Sau này ra làm quan, anh lấy con quan. Một lần vô tình, anh thấy trên đầu vợ có vết sẹo, Vi Cố hỏi vợ:
- Sao trên đầu em có vết sẹo này?
Vợ anh bảo:
- Lúc ấy mẹ và em đang ngồi ở cổng chợ, có thằng điên nào đó chém túi bụi vào người mẹ em rồi bỏ chạy. Lúc ấy bố em đi ngang qua, bố làm quan, đi tuần tra thấy vậy đem em về cứu chữa.
Vi Cố nghe vậy bèn kêu trời! duyên nợ! duyên nợ!
Tôi hỏi anh:
- Em có là “nợ” của anh không?
- Không.
- Uhm. Em sẽ không bao giờ để mình trở thành “nợ” của anh. Em hiểu giá trị của tự do. Tự do của anh và của em. Chúng ta thuộc về nhau trong tình yêu. Tình yêu thiên thần là mãi mãi, đến muôn vạn kiếp lai sinh. Còn con người xã hội của chúng ta thuộc về thế giới khác.
- Em tin ở kiếp lai sinh à?
- Em chờ anh ở kiếp lai sinh, sẽ ôm anh cứng ngắc. Em chỉ tưởng tượng vậy thôi. Em không hình dung được nó như thế nào.
- Kiếp lai sinh là kiếp người của ta sau này. Nhà Phật nói, sau khi chết 49 ngày, người ta đi đầu thai. Tùy theo nghiệp quả mà người ta vào cõi Phật, cõi Trời, cõi Người hay cõi Ngạ quỷ…
- Vậy thì làm sao em tìm được anh. Em nghe nói trước khi đầu thai, Diêm Vương cho uống tô canh lú, làm cho mình quên hết mọi chuyện kiếp trước.
- Uhm, nhưng tất cả là bịa. Mỗi người là thần linh của chính mình. Anh sẽ chờ em ở “cõi trời” để yêu nhau, ở đó em tha hồ đòi nhiều hơn cơ…
- Anh lại điêu, người thế mà điêu! Nhưng mà yêu lắm cơ!
Tôi cắn anh một cái làm anh kêu “áh!” rồi ôm tôi thật chặt. Tôi nhắm mắt hình dung mình ở kiếp lai sinh.
4. Sóng gió
Người chủ tàu nói với chúng tôi rằng, đối với người hành nghề câu mực đêm thì điều đáng sợ là phải đối mặt với những cơn giông và gió lớn bất ngờ trên biển. Biển đêm mênh mông, mặc cho sóng gió, mưa quất vào mặt, nhưng cũng phải cố gắng chịu đựng. Tôi cầu trời cho chuyến đi của chúng tôi không gặp sóng gió. Nhưng trong sâu thẳm lòng mình, tôi dự cảm điều gì đó mơ hồ lắm, làm tôi lo lắng.
Ở Cần Giờ có nghề săn bạch tuộc. Người ta đặt lờ men theo sông Đồng Tranh, sông Mùng Năm, hai bên là những hàng đước, mắm mọc kín mặt đất bùn nhão. Lúc triều lên, bạch tuộc men theo con nước, bò lên trên phía rừng, nơi có gốc mắm, gốc đước, trang hay bần để kiếm thức ăn. Chúng sẽ rơi vào bẫy lờ. Thủy triều ở Cần Giờ lên xuống hai lần và ngư dân cũng đi gỡ lờ hai lần. Nhưng chúng tôi không đi theo những người đặt lờ.
Chúng tôi thuê một thuyền đánh cá nhỏ để đi theo những người câu mực đêm. Nhóm thực tập của chúng tôi có bốn sinh viên, hai nam hai nữ. Một anh phụ trách quay phim, một anh chuẩn bị những công đoạn, những cảnh quay. Một chị bạn viết kịch bản, còn tôi làm đạo diễn và biên tập. Bài thực tập của chúng tôi là phóng sự về nghề câu mực đêm.
Chúng tôi đi xe Honda từ Sài gòn đến Cần Giờ. Con đường không dễ dàng như tôi tưởng, và nhất là lúc lên thuyền ra biển tôi mới giật mình về những gì sẽ xảy ra mà tôi chưa lường trước. Nhưng hãy bỏ qua những chuyện ấy.
Từ năm giờ chiều những người câu mực đã chuẩn bị đi biển. Đồ nghề chỉ có một đèn măng sông, mấy chiếc cần câu và ống dây câu. Có thuyền câu dùng bóng điện loại tiết kiệm. Ống dây câu có hai loại. Một loại phía dưới dây câu gắn ba chiếc rường trông giống con tôm đầy màu sắc. Rường làm bằng chì hoặc nhựa phản quang, gắn chùm móc câu phía dưới. Thân rường được quấn giấy kim tuyến xanh, đỏ, tím, vàng để dễ bắt ánh sáng hắt ra từ đèn.
Khi thuyền của chúng tôi ra đến chỗ có hàng chục thuyền câu mực, chúng tôi bắt tay vào công việc ngay. Chủ thuyền cho chúng tôi bám sát một ghe câu. Gần đó cũng có vài ghe câu khác đang chuẩn bị đồ nghề, chắc là khách du lịch đi câu mực đêm để tìm cảm giác thú vị. Anh bạn quay phim cố gắng ghi lại thật cụ thể, thật đầy đủ tất cả các công đoạn câu mực. Cảnh một ngư dân chuẩn bị mồi, những con tôm giả nhiều màu sắc nằm dưới sàn thuyền câu. Người câu mực đặt đèn sáng để dụ mực đến. Người câu cá chỉ cho khách cách thả câu. Cận cảnh người câu mực tập trung theo dõi dòng nước, quan sát dây câu để biết lúc nào mực dính câu và bắt mực lên. Phải khéo tay để con mực không tuột mất. Chúng tôi cũng quay thật bắt mắt một người khách câu được con mực to. Mặt anh ta rạng rỡ nụ cười, Nhìn con mực tươi, chúng tôi thấy háo hức. Tôi hỏi người chủ thuyền về nghề câu, về nỗi vất vả, về thu nhập và cả ước vọng của họ. Nhóm chúng tôi quyết tâm làm một bài phóng sự đạt điểm giỏi.
Biển về đêm mênh mông bóng tối nhưng lấp lánh như sao sa nhiều ánh đèn, cả những ánh lân tinh dưới biển. Người chủ thuyền giải thích: “Câu mực ban ngày phải dùng mồi sống, còn ban đêm có thể dùng mồi giả, nhưng phải biết cách rọi đèn để mực nhìn thấy mà tìm đến chụp”.
Một chiếc ghe câu chạy qua thuyền của chúng tôi. Chủ ghe nói vọng qua chiếc thuyền đang câu mực: ”Kiếm vài con cá nhỏ làm mồi đi”. Một người ngồi trên thuyền câu gần đấy vội lấy cần câu ngắn thả xuống nước. Khoảng 10 phút sau, anh giật lên một con cá nục cỡ hai ngón tay. Anh ta lại thả câu. Anh nói “Kiếm mấy con chút nữa dằn bụng chớ thức khuya đói lắm. Tui trữ sẵn mì gói với bánh tráng. Mực, cá tươi nấu mì hay hấp cuốn bánh tráng thì hết sẩy.” Chúng tôi nghe họ nói chuyện hấp dẫn quá chừng. Nhưng chưa biết đến khuya đói thì chúng tôi sẽ ăn gì đây vì mấy ổ bánh mì mua hồi chiều chúng tôi đã ngốn hết cả rồi. Anh bạn quay phim nói, lo gì, ở đây sẵn cá, mình mua lại và nuớng ăn qua đêm cũng được. Người chủ thuyền bảo, các cô cậu cần gì tôi có đủ đồ nghề ở đây, nấu, nướng hay hấp đều có đủ.
Những người trên thuyền câu nói chuyện rôm rả. “Có khi Mực nổi lên mặt nước, dân đi câu mà gặp cảnh này là sướng lắm, câu cả đêm quên mệt, quên đói. Dân gian có câu chim trời cá nước, gặp hôm mực nổi câu không hết, cũng không ít đêm ngồi chèo queo suốt cả đêm”…
Một người khác nói: “Câu mực phải biết nhử, thả khơi khơi nó không ăn đâu. Mực khó tính như anh chàng đẹp trai nhà giàu đi tìm vợ. “Đối tác” phải đẹp, sáng sủa và đầy hấp dẫn mới thu hút được.” Một người khác chen vào: “Câu mực rất vô chừng, người câu phải biết nhìn con nước, nước lờ mực thích mồi màu xanh đậm, nước thanh nó lại thích màu lợt hơn.”
Quả là nghề câu cũng lắm công phu.
Biển đêm cho chúng tôi một tâm trạng thật khoáng đạt. Ở thành phố chật chội và ngộp thở, giờ được ở giữa biển mênh mông, con người như được thắp cánh những ước mơ. Bây giờ chúng tôi mới thấy tình bạn là gần gũi và thân thiết. Nếu lỡ gặp giông bão thì cùng chìm thuyền với nhau.
Sau khi ghi hình xong, chúng tôi ngồi nhìn biển, nghe tiếng lòng xao động. Đêm về khuya, chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Sóng nhẹ làm con thuyền chòng chành như nhịp võng ru. Nhóm chúng tôi có bốn người, thân thiết với nhau từ năm thứ nhất, lần này đi xa để làm phóng sự. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, cùng về Sài gòn học, cùng có những ước mơ một ngày nào đó sẽ là những phóng viên truyền hình, đi khắp nước, ghi nhận những sự kiện lớn, có cả những ước mơ làm phóng sự ở những sự kiện quốc tế. Nhưng không biết sau khi ra trường số phận mỗi đứa sẽ như thế nào. Không biết giông bão cuộc đời có nhận chìm những ước mơ của chúng tôi không. Đêm chuyển về sáng, trời đầy sao, biển cũng đầy sao. Chúng tôi lặng im, mỗi đứa theo đuổi ý nghĩ riêng của mình.
Tôi nằm nhìn sao, không biết đâu là ngôi sao chiếu mệnh của mình. Tôi ước ao biết được cách coi sao như người xưa thì thú vị biết mấy. Tôi cũng muốn tìm ngôi sao chiếu mệnh của anh. Chắc ngôi sao này sáng lắm, bởi anh là người “nổi tiếng”, tôi thường nói với anh vậy. Anh luôn khiêm tốn nói rằng mình chỉ là người bình thường, có chút lòng thành với đời với người. Tất cả mọi thứ anh có là do trời cho, anh chẳng có gì, chỉ có nợ đời phải trả và anh luôn chịu thiệt thòi. Anh thường che dấu tâm hồn mình bằng một nụ cười hiền lành, hiếm khi nào anh nói cho tôi nghe về cuộc sống riêng của anh. Anh bảo, chẳng ích lợi gì cho tình yêu thiên thần. Em chỉ cần biết anh yêu em là đủ. Em là báu vật vô giá trời cho anh, vì chẳng có ai yêu anh bằng tình yêu như em đã yêu anh. Nghe anh nói mà tôi thấy thương anh chi lạ. Tôi vốn vô tâm, nào đã biết yêu bao giờ, nên luôn làm anh thất vọng.
Suốt ngày hôm nay tôi không liên lạc được với anh. Vùng biển tôi đang lênh đênh không có sóng di động, đó là điều tôi không lường trước. Tôi cũng không nghĩ rằng mình lại ngủ trên thuyền với các bạn, dù rằng các bạn trai nằm dưới khoang thuyền, còn hai đứa con gái chúng tôi được chủ thuyền xếp cho nằm tầng trên. Nhưng tôi thực sự lo lắng, bởi biết đâu tại nạn lại không xảy ra, thân gái dặm trường. Anh thường bảo, tai nại xảy ra lúc mình không ngờ. Em không nên tin ai, bởi mình cũng không thể tin chính mình nữa là. Dù vậy, trong hoàn cảnh này đây, tôi phải bám víu lấy một chút mong manh sự lương thiện của con người. Lúc đi tôi cũng không báo cho anh biết tôi đi đâu. Tuần trước khi đi khảo sát địa điểm, tôi cũng không báo cho anh. Khi anh biết tôi được bạn trai chở bằng xe Honda đi về trong ngày, anh đã giận tôi mấy ngày. Bởi anh suy diễn ra những gì chúng tôi đi trên đường, vào quán café võng bên đường, ăn chung và… vân vân. Tôi có thanh minh rằng tuy ngồi sau xe nhưng em vẫn giữ khoảng cách an toàn. Cả bốn đưa đi chung để khảo sát thực địa, đâu phải là cặp, cặp mà vào café võng. Anh bỏ qua, nhưng tôi biết những điều như thế in mãi bộ nhớ của anh về tôi, không xóa được.
Có lần mầy ngày tôi bị đau thần kinh tọa không liên lạc được với anh. Tôi bảo, em phải đi châm cứu. Em đến nhà bác em, có ông thầy châm cứu ở đó. Hình như anh rất quan tâm. Anh bảo, thần kinh tọa đau lắm, em phải chữa cho dứt, nếu không, nó đau buốt không thể làm gì được. Tôi nói, anh đừng bận tâm. Ông thầy chỉ châm cứu các huyệt trên tay thôi, ít bữa là hết. Tôi không ngờ sau đó anh gửi cho tôi bản đồ kinh mạch các huyệt châm cứu thần kinh tọa từ thắt lưng xuống đùi, bắp chân và bàn chân. Anh bảo. Châm cứu thần kinh tọa trên thắt lưng và trên đùi, anh chưa thấy ai châm cứu thần kinh tọa trên tay bao giờ? …Lần ấy giông bão làm chúng tôi chìm nghỉm. Tôi không biết lần này sẽ ăn nói với anh thế nào?
Tôi đã thức trắng đêm với những vì sao, với nhịp ru của sóng biển. Nỗi nhớ làm choáng ngợp hồn tôi. Chuyến đi thành công tốt đẹp.
Tôi về Sài gòn đã ba ngày. Và anh cũng im lặng suốt ba ngày. Tôi biết anh giận tôi ghê lắm. Lúc gặp nhau anh hỏi:
- Em đi vui không?
- Bình thường, vì em đi làm bài thực tập.
- Anh thấy không bình thường?
- Sao không bình thường?
- Đi với bạn trai, lại qua đêm trên thuyền, lênh đênh trên biển, khung cảnh hữu tình làm sao kềm giữ được cảm xúc và sự xao động của trái tim?
- Em không đi với bạn trai, em đi với bạn học để làm bài thực tập, anh hiểu không? Bạn học không phải là bạn trai. Em không có bạn trai, chỉ có anh thôi.
- Có gì mà em tắt nguồn phone, anh không liên lạc được?
- Em xin lỗi, vì không ngờ nơi em đến không có sóng di động.
- Lấy gì bảo đảm cho lời em nói mà anh có thể tin được.
- Em luôn giữ gìn em cho anh. Em là của riêng anh, mãi mãi. Nếu anh không tin em thì chúng ta không còn gì để nói với nhau nữa.
- Anh tin em, nhưng không thể tin mù quáng. Anh nhận thức sự việc theo quy luật khoa học, và anh chỉ tin vào chân lý khoa học có thể kiểm chứng. Cần Giờ không phải ngoài vòng phủ sóng. Đi chơi với bạn trai qua đêm, lại lênh đên trên biển, thì điều gì xảy ra, ai cũng có thể đoán được.
- Anh thường nói em phải giữ gìn em cho anh. Và em đã làm đúng điều anh dặn, Em ngủ chung với cô bạn gái trên mui thuyền, hai bạn trai nằm ở khoang thuyền dưới, chủ thuyền canh thức suốt đêm. Thực ra em cũng thức suốt đêm nhớ anh. Em xin lỗi đã làm anh bận lòng.
- Lần sau em không nên như vậy, được không?
- Em xin lỗi.
5. FA: “Forever alone”
Những buổi chiều hoang hoải, con đường dài như vô tận. Mãi xa thật xa là một ngọn núi đứng chơ vơ. Tôi không biết núi từ đâu đến đây và trụ lại ở đó. Nó đứng một mình, giống như tôi, trơi trọi trong chiều hoang. Hai bên đường là rừng cao su bạt ngàn, vắng lặng. Mùa đông, cao su trụi lá trông càng thê thiết. Tôi thường lang thang trong chiều, lang thang vô định với cái đầu trống rỗng và người nhẹ hẫng như mây.
Không biết từ bao giờ tôi mộng du giữa ban ngày như thế. Người qua lại trước mặt tôi như những cái bóng, xa lạ như chưa từng xa lạ. Đường phố tấp nập cửa hàng mua bán, nhưng nó thờ ơ với tôi. Chẳng bao giờ tôi vào những nơi ấy, và vào để làm gì? Sao người ta mua sắm, ăn uống đông đến thế nhỉ, dường như người ta sinh ra chỉ để ăn. Hàng quán nào cũng chật ních người là người. Những ly bia trào bọt đổ vào cổ họng ừng ực. Đôi khi tôi gặp một người bán vé số chào mua. Tôi đứng lại, nhìn họ thất thần. Họ nhìn sững tôi, có thể họ tưởng tôi tâm thần. Phía dưới chân tôi có một thanh niên bán vé số đi bằng hai tay và một chân. Sao lại có một con người khốn khổ và đáng thương đến thế? Anh ta chẳng khác nào một con vật bị què một chân, nhích đi từng bước thật khổ sở. Nhưng nét mặt anh ta thật thanh tú. Tội nghiệp! Dường như anh ta đi khắp thị trấn này để bán vé số. Ở những quãng đường vắng, nắng cháy, mới thấy số kiếp anh ta khốn nạn biết chừng nào. Sao lại có một con người khổ sở còn hơn con vật vậy! Tôi không trả lời được.
Tôi đi lặng lẽ, không vội vã, bởi cũng không biết mình đi đâu, về đâu. Nếu trí nhớ của tôi còn dùng được thì tôi đã đi lang thang như thế từ lớp 8, và đã đi như thế suốt những năm học cấp 3. Tôi trọ học xa nhà, những chiều không có tiết học tôi rời nhà trọ ra đi. Tôi không có bạn, không có người thân ở đây. Tôi cũng không muốn về nhà, bởi nơi ấy còn làm cho tâm hồn tôi hoang vu hơn. Tôi xa lạ ngay trong gia đình mình và xa lạ ngay chính sự hiện hữu của mình. Cha mẹ tôi đã sinh hai đứa con gái, họ mong muốn có một đứa con trai. Tôi là đứa con gái thứ ba ra đời trong sự ghẻ lạnh của cả cha và mẹ, mặc dù mẹ có vẻ thương tôi, vì dù sao tôi cũng là hột máu cắt từ khúc ruột của người. Từ khi có tôi, ba tôi thường hay bỏ nhà đi. Tất nhiên là lúc nhỏ tôi nào biết ba tôi đi đâu, còn mẹ tôi thì dấu kín mọi điều trong lòng. Mãi sau này tôi mới biết sự thật, nhưng đó là việc riêng của hai người. Tôi là kẻ xa lạ, không được quyền can dự vào.
Tôi cô độc từ nhỏ. Tôi thui thủi một mình trong nhà, chẳng ai ngó ngàng đến tôi. Sau tôi là một đứa em trai. Cha mẹ tôi đổ hết tình thương yêu cho nó. Tôi càng bị ghẻ lạnh hơn. Tôi tha thẩn chơi với con vịt ở ngoài vườn, với mấy con búp bê nhỏ. Lớn hơn một chút, tôi trèo lên cây ngồi chơi, nói chuyện với lũ chim chóc đến bắt sâu. Dù ở đâu, tôi cũng biết rằng, tôi chỉ được gửi vào ở trọ nhà cha mẹ tôi, một thời gian, rồi tôi phải đi. Thực ra họ chỉ là hai con người bất đắc dĩ phải cưu mang tôi. Để tôi sống kiếp con người ở cõi trần gian này. Tôi mơ hồ như không phải vậy. Tôi đến đây từ kiếp nào, và để đi tìm một người. Nhưng tôi lại không thể hình dung được người ấy là ai, ở đâu, dung mạo thế nào, thành ra tôi đi tìm người ấy trong vô thức.
Gió đưa tôi đi men theo con đường đến một nơi có những đồi cỏ xanh, thung lũng và suối, có thông reo, đẹp như Đà lạt. Nơi đây, trước kia là nơi nghỉ dưỡng của những chủ đồn điền cao su người Pháp. Bây giờ người ta dùng làm khu văn hóa du lịch. Tôi đi từ đồi này sang đồi khác. Cỏ xanh mượt, êm dưới chân. Tôi cô gắng đi thật nhẹ để không làm cỏ đau. Chiều xuống lãng đãng. Những giọt nắng vàng tươi non lấp loáng qua tán lá. Tôi ngồi xuống một vạt cỏ, dưới một gốc cây. Dường như nơi ấy êm đềm và nương tựa. Tôi vòng tay ôm lấy đầu gối rồi nhìn xuống cỏ.
Tôi tìm kiếm một cái gì đó vu vơ. Những ngọn cỏ mềm và xanh tơ. Tôi cũng là một ngọn cỏ, nhưng là ngọn cỏ cô độc. Xung quanh tôi chẳng có ai. Bất giác một giọt nước mắt lăn trên gò má tôi và rơi xuống đậu trên ngọn cỏ. Giọt nước mắt long lanh như một giọt sương mai. Tôi không biết tại sao mình khóc, và khóc vì cái gì? Tôi tự hỏi, tại sao lại cứ phải vì cái gì? Tại sao cứ phải gán cho cuộc đời này những ý nghĩa? Tại sao người ta sợ sự trống rỗng vô nghĩa. Tôi khóc, thế thôi, chẳng vì cái gì, cũng như tôi sinh ra trong cõi đời này chẳng vì cái gì, chẳng vì ai và chẳng có ý nghĩa gì. Sống tự nó đã có nghĩa. Hiện hữu tự nó đã là nghĩa. Bởi nếu không sống, không hiện hữu thì đâu có gì ngoài hư không?
Bỗng ở đâu một cánh bướm bay đến chỗ tôi ngồi. Con bướm thật đẹp. Đôi cánh của nó màu trắng có những đốm màu đỏ, viền cánh màu vàng. Cặp cánh non lại có màu xanh da trời. Tôi chưa từng thấy một con bướm đẹp và lạ như thế. Nó bay vòng quanh một lúc, rồi đậu xuống một ngọn cỏ trước mặt tôi. Tôi ngồi thật im để không làm bướm sợ mà bay đi. Ít ra bây giờ tôi cũng có một người bạn. Có lẽ bướm tưởng tôi là một đóa hoa chăng, một đóa hoa còn nguyên vẹn hương sắc ở tuổi thiên thần. Bướm ơi, bướm có biết ta cô độc thế nào trong cõi người này không. Giá mà ta cũng là bướm như người, thì sẽ cùng người bay đi khắp mọi nẻo đường, nơi chỉ có hoa cỏ thuần khiết, nơi chỉ có gió thơm và mật ngọt. Bướm ơi cho ta đi với được không.
Nước mắt ứa ra làm nhòa mắt tôi. Tôi bước vào một thế giới khác. Con bướm hóa một người làm tôi ngỡ ngàng. Anh! Anh đã đến bên em. Tôi sung sướng reo lên! Anh là người tôi tìm kiếm từ kiếp nào. Anh dắt tay tôi đứng lên, rồi dẫn tôi đi. Con đường bây giờ đầy hoa hồng. Tôi níu tay anh và hỏi. Anh từ đâu đến? Sao biết em ở đây mà tìm? Anh tìm em có lâu không? Anh chỉ nhìn tôi cười. Dường như ngôn ngữ bất lực để diễn tả tình yêu. Ôi anh yêu, ước gì được mãi bên anh như thế này, anh nhỉ?
Tháng năm 2014
Nguồn: Bản này được viết lại và in trong cuốn: Văn chương Việt Nam, Những gì còn với mai sau. Nxb HNV 2016
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014
Thơ Lục Bát, Một cõi trời mênh mông
Bùi Công Thuấn
Trong thi ca tiếng Việt, Lục Bát là một cõi trời
mênh mông mà không hẳn nhà thơ nào cũng có thể vươn tới những đỉnh cao. Tôi tin
rằng, dù thơ Việt Nam có cách tân thế nào, có những hình thức mới mẻ nào khác,
thì Lục Bát vẫn tồn tại mãi, bởi vì Lục
Bát là tiếng nói gần gũi, đằm thắm, thiết tha cuả người dân Việt mà ít có thể thơ nào sánh được.
1. Lời vui , mạo muội
xin thưa …
Đối với người Việt Nam, làm những câu vần Lục Bát , dễ như thở không khí. Chẳng hạn :
“ Hôm nay mùng tám tháng ba / chị em phụ nữ đi
ra đi vào ..” Trong những dịp vui cộng đồng , những dịp họp mặt , ta thường gặp “ nhà thơ dân gian “ ứng khẩu ngay một bài Lục Bát rồi đọc to lên
, mọi người tán thưởng , vỗ tay rôm rốp. Có người còn vận Lục Bát vào những câu
hò như “a li hò lờ “ sôi nổi , ấn tượng . Không khí cuộc vui trở
nên hấp dẫn hơn cả đại hội nhạc Rock
Bây giờ nếu Hội Nhà Văn tổ chức một cuộc kiểm tra năng
lực thơ cuả hội viên bằng cách mở một cuộc thi Lục Bát , Hội ra đề , mỗi hội viên thơ làm một bài Lục Bát khoảng 100 câu , tôi dám chắc rất nhiều người
phải trả lại thẻ hội viên ( ! ) Không
tin , Hội cứ mở một cuộc tỷ thí , giưã thanh thiên bạch nhật , giưã sân đình
làng Văn , có thần dân cả nước và quốc tế chứng kiến , chắc là cuộc tỷ thí ấy sẽ vang động khắp
năm châu , và người đoạt giải , xứng
đáng được khắc bia đặt trong Văn Miếu .
Sau khi
thất thân với Mã Giám Sinh , Kiều bị Tú Bà
xỉ mắng thậm tệ . Ngôn ngữ Lục
Bát cuả Nguyễn Du đọc nghe nổi da gà .
“ Cớ sao
chịu trót một bề
Gái tơ mà đã ngưá nghề sớm sao “
Trăm năm trong cõi người ta…
…Mua vui
cũng được một và trống canh “
- Nếu và nhưng vẫn ắt rằng
Tuy nhiên thế nọ thường hằng thế kia
Và nhưng tuy dẫu là chia
Lìa cha biệt mẹ bốc tia sinh tồn
(Tuy nhiên)Tuy nhiên thế nọ thường hằng thế kia
Và nhưng tuy dẫu là chia
Lìa cha biệt mẹ bốc tia sinh tồn
Gió sao gió mát sau lưng
Dạ
sao dạ nhớ người dưng thế này ( ca dao )
Một nỗi
buồn thương man mác
Gió
đưa cây cải về trờiRau răm ở lại chịu lời đắng cay
( ca dao )
Một tình cảnh vất vả , khó xử cuả
người phụ nữ nông dân , lúc dậy sớm chuẩn bị cho một ngày lao động
Đang
khi cơm lưả đang nồng
Lợn
kêu , con khóc , chồng đòi tòm tem
Bây
giờ cơm chín , lợn imCon thôi đòi bú , tòm tem thì tòm
( ca dao )
Và một cuộc
rượt đuổi không sao với tới được giưã chàng
và nàng trong tình yêu
Em
như cục cứt trôi sôngAnh như con chó chạy rông trên bờ
( ca dao )
Nhân gian từng truyền tụng những câu thơ hiện đại rất
thú vị cuả Bút Tre như thế này ( Tôi
không rõ có đúng nguyên văn , hay dân gian có chế biến đi chăng )
Anh
đi chiến dịch Pờ - Lây
Cu
dài dằng dặc biết ngày nào ra
Hoặc
Chị
em phụ nữ đánh cầu
Lông
bay phần phật trên đầu các cu
Lục Bát là thể thơ cuả những nhà
thơ tài hoa , những nhà thơ sống mãi với dân tộc .
TÂM SỰ NÀNG
THUÝ VÂN
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị
yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ
kià sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy
người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên
Sụt
sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp
mô số phận vuông tròn
Đất
không thể nhốt linh hồn đòi yêu
Là
em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường
Chị
nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em
chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lưà trái tim
Em
thành vợ cuả chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu
đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi , em đợi kiếp nào để yêu
?
( Trương Nam Hương )
Người
ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở
hơi , nào dở hơi gì
Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình
Làng
này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ
anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền
Anh
không nhà cưả bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái
tên thơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao
Quần
anh ống thấp ống cao
Làm em hồn viá nao nao đêm ngày
Khen
cho con tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ xao!
Đêm
nay trời ở rất cao
Sương thì đẫm quá , trăng sao lại nhoà
Người
ta … mặc kệ người ta
Chỉ em tất thật đàn bà với anh
Thôi
rồi , đất lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm
( Quang Huy )
LỜI RU CON CUẢ NGƯỜI YÊU CŨ
Dừng
chân bất chợt , lắng nghe
Tiếng ru mới mẻ gọi về xa xôi
Điệu
ru quen thuộc bao đời
Mà xao
xuyến , mà bồi hồi
tiếng ru
Một
thời thân thiết dạo xưa
Người con gái ấy bây giờ ru đây
Tròng
trành tiếng gió tiếng mây
Nưả ru bé ngủ nưả
lay gọi lòng
Con
thuyền nói với dòng sông
Cánh cò nói với mênh mông nắng chiều
Thời
gian nói với tình yêu
Buồn vui lại nói những điều buồn vui
Xin
đừng ai nưã như tôi
Chuyện không đâu để buì ngùi tháng năm
Hẳn
như cách trở xa xăm
Thì tôi ru khẽ ru thầm cùng em
Ngủ
yên cho bé ngủ yên
Và người cha ấy vững bên chiến hào
Qua
bao sông rộng núi cao
Tiếng ru dẫu ở nơi nào cũng thương
Chẳng
làm con nhện tơ vương
Bao con đường vẫn một đường quanh nôi
Lời
ru như lưả bừng soi
Bên nhau ấm những cuộc đời chia xa
Để
lòng mãi mãi thiết tha
Để cho ai đó vượt qua chính mình
( Phạm Ngà )
Vô
tình, tôi nhặt được ba bài Lục Bát cùng thể
hiện những nỗi niềm , những tâm sự , những số phận phụ nữ . Trương Nam Hương
làm người đọc giật mình ( chữ cuả Nguyễn Du ) , vì bấy lâu nay ta đã bỏ
quên mất Thuý Vân . Nguyễn Du đã quá chú ý đến Kiều mà hy sinh Thuý Vân, chẳng
lẽ người đọc lại vô tình với nàng ? Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân là người phúc
hậu , nàng được hưởng trọn vẹn hạnh phúc , suốt đời vô tư . Người đọc cũng lầm tưởng
như thế. Trái lại , Trương Nam Hương hé mở
số phận bi đát cuả Thuý Vân và lên tiếng nói cho nàng . Tiếng kêu thương
ấy dường như vang mãi trong vô vọng ! .
Thị Nở cũng là một số phận như vậy. Một con người dở hơi . Dở hơi là vô tư ,là
không biết nghĩ , không biết buồn và không có nhu cầu sống hạnh phúc?
Nhưng Thị là một con người , hơn nưã là một
phụ nữ , Thị có quyền sống và khát khao hạnh phúc như mọi người. Tiếc
thay ,Thị đã bị vùi dập chẳng khác gì Chí Phèo. Quang Huy đã viết được những
câu rất hay về Thị , tiếp sức với Nam Cao , trả lại cho Thị chút phận người. Ở
bài Lời Ru Con Cuả Người yêu Cũ , Phạm Ngà vẽ nên những hình ảnh đẹp mơ hồ về
người phụ nữ , về người chồng chiến đấu , về tương lai con trẻ và cái tình
riêng cuả nhân vật trữ tình .Những tưởng ngòi bút Phạm Ngà sẽ đưa người đọc đi
mãi vào thế giới lãng mạn cuả tâm hồn , ở đó ,
mọi giá trị cuộc sống bị vượt qua chỉ còn lại cuộc tình cuả “ cái tôi “
. Nhưng kết thúc bài thơ là một câu thật bất ngờ , tuyệt hay về tình ý , sáng
lên tiếng nói lương tri . Đó là cái đẹp cần phải có . Câu thơ có sức làm bừng
tỉnh người đọc, về cái tôi và cuộc sống xung
quanh . Xung quanh ta có bao nhiêu người sống đẹp , ta không thể ích kỷ nhỏ
nhoi…
Để
lòng mãi mãi thiết tha
Để cho ai đó vượt qua chính mình
3. Lục Bát thế kỷ XX có gì mới ?
Đoạn Trường Tân Thanh ( truyện Kiều ) là đỉnh thi sơn , là ngôi đền thiêng Lục Bát Việt Nam
đầu thế kỷ 19 . Thế giới ấy , ngôi đền ấy là nghệ thuật , là tâm thức và là
tiếng nói Việt . Nguyễn Du với Lục Bát
trở thành biểu tượng thành tựu nghệ thuật cuả dân tộc Việt , trở thành niềm tự
hào cuả một dân tộc giàu lòng nhân ái , vượt lên mọi thăng trầm cuả lịch sử
bằng vẻ đẹp nhân văn sáng trong như ngọc quý.
Thế kỷ XX là thế kỷ cuả bao nhiêu trào lưu phương
Tây tràn vào Việt Nam
mà nhiều
nhà thơ Việt Nam
đánh mất mình trong đấy. Bùi Giáng khẳng định : “Chúng
ta quen thói ngóng chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt
nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát
Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy
sông hồ “ ( Thi Ca Tư tưởng ) .
May thay , Lục Bát
Việt
Đầu thế kỷ XX phải kể đến Tản Đà . Ông có
những bài Phong Dao thật đặc sắc . Nhữngbài ấy dùng tình ý và ngôn ngữ ca dao để nói những cảm thức mới . Ngòi
bút Tản Đà nhuần nhuyễn và tinh tế , lãng mạn và tài hoa đáng kinh ngạc . Tản
Đà đã mở ra cách sử dụng chất liệu ca
dao để làm thơ Lục Bát mà sau này nhiều nhà thơ kế tục.
Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi giải yếm đào gió bay
Em về giục mẹ cùng thầy
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong ?
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xanh mòn mỏi , mà hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh
(
Tuyển tập Tản Đà , nxb Văn Học 1986 )
Thề Non Nước là một thành công khác về Lục Bát cuả Tản Đà . Bài thơ
vưà có khí vị cổ điển vưà mở ra chân trời lãng mạn cho thi ca giai đọan sau .
Thơ
Lục Bát cuả những nhà thơ Lãng Mạn (
19301945 ) mới mẻ ở “ cái tôi “ cuả
nhà thơ Tiểu Tư Sản. Ngôn ngữ thơ trau chuốt , đạt đến sự tinh tế hiếm có trong
nghệ thuật diễn tả những rung cảm lãng mạn cuả tâm hồn ( Ngậm Ngùi – Huy Cận ..) . Lục Bát Lãng Mạn có chất giọng riêng
. Cho đến nay Lục Bát Lãng Mạn vẫn
giữ nguyên cái hay mặc dù đã qua trên
nưả thế kỷ . Ta có thể nhặt ra nhiều hạt châu ngọc như Ngậm Ngùi ( Huy Cận ) , Thơ Sầu Rụng ( Lưu Trọng Lư ) ; Luỹ Tre
Xanh , Rằm Tháng Giêng ( Hồ Dzếnh ) ,
Huế Đa Tình ( Bích Khê ) , Bến Hàn
Giang ( Hàn Mặc Tử ), Đan Áo
Cho Chồng ( T.T.Kh ) , Gửi T.T.Kh ( Thâm Tâm ) ...Trong bầu trời Lục Bát Lãng Mạn, Nguyễn Bính là một nhà thơ rất mực tài hoa. Chân Quê , Lỡ Bước Sang Ngang , Tương Tư , Người Hàng Xóm … làm xúc
động bao nhiêu tâm hồn người đọc .
Giai
đọạn kháng chiến chống Pháp . Lục Bát phát triển theo một hướng khác . Văn hoá
văn nghệ phục vụ công nông binh . Lục Bát gần với Vè kể chuyện , rất ít chất thơ . Chẳng hạn
, Kể Chuyện Vũ Lăng ( Anh Thơ )
; Tình Tháp Mười ( Bảo Định Giang ) .. .Thời này , đa số các nhà
thơ làm thơ tự do , rồi chen vào câu Lục bát . Bài Ca Vỡ Đất , Bao Giờ Trở Lại (
Hoàng Trung Thông ) ; Bầm Ơi ;
Sáng Tháng Năm ( Tố Hữu ) .
Lục
Bát cuả Tố Hữu giai đoạn này ( tập thơ Việt Bắc ) và cả giai đoạn sau ( tập Gió Lộng ;
Ra Trận ; Máu và Hoa , Nước Non Ngàn
Dặm ) có nét chung này : Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ biểu cảm cuả ca dao , ông đưa vào
thơ hình ảnh quần chúng , nói cái giọng
quần chúng , nói cái tình kháng chiến , tình công dân . Cái tôi chuyển hoá thành cái
ta , thơ ông hướng về quần chúng mà
kêu gọi , động viên , chia xẻ . Trong thơ , Tố Hữu hay gọi “ ơi “ . Lối viết này rất nhiều nhà thơ đi sau
ông bắt chước , thậm chí ảnh hưởng đến tư duy cuả cả giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc .
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi ,
lâm thâm mưa phùn
( Tố Hữu-Bầm
Ơi )
Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh
giặc xa chưa về
( Tố Hữu - Cá Nước )
Sáng hè đẹp lắm em ơi
Đầu non cỏ lục
mặt trời vưà lên …
…Nỗi niềm chi rưá Huế ơi
Mà mưa xối xả
trắng trời Thưà Thiên
( Tố Hữu - Nước Non Ngàn
Dặm )
Cho tôi hiểu suốt
hai chiều tâm tư
( Hoài Anh –Bài Thơ Tình Thành Phố )
Tôi về xứ Huế mưa
sa
Em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa
( Nguyễn Duy – Nhớ Bạn )
Trong em sáng một
mặt trời thương yêu
( Phan Thị Thanh Nhàn – Không Đề )
Chỉ còn đọng lại
mảnh trời lá xanh
(
Bửu Khánh Hồ - Lá Nõn )
Những bài Lục Bát thực sự thành công cuả Tố
Hữu không nhiều . Việt Bắc vận dụng được
lối giao duyên cuả ca dao , Kính Gửi Cụ
Nguyễn Du đặc sắc ở nghệ thuật đối thoại với Nguyễn Du về những vấn đề Tố
Như gửi gắm trong thơ. Mẹ Suốt phát
triển thể Vè cuả ca dao , có phong vị
lãng mạn và hơi thơ anh hùng ca . Luy Lâu
là cảm thức lịch sử về hai bà Trưng , có
hơi thơ anh hùng ca . Lục Bát Tố Hữu gần với Ca hơn là Thơ và có nét riêng . Nội dung rao truyền Cách Mạng , tình cảm Cách Mạng , tình công dân . Chất liệu là hiện thực cách mạng .Tính hiện đại , tính
chính trị , tính quần chúng là phẩm chất
chính cuả Lục Bát Tố Hữu ( cũng là cuả thơ Tố Hữu ) . Nói cho đúng , Tố Hữu chỉ
dùng Lục Bát như một phương tiện chuyển đạt nội dung chính trị , dùng Lục Bát
để nói với quần chúng công nông binh , nói
tiếng nói công nông binh , bởi vì Lục bát hoà thanh dễ lọt tai , dễ nhớ , dễ
thuộc .Ông không sáng tác những bài thơ Lục Bát nghệ thuật . Tuy vậy , những bài Lục Bát cuả Tố Hữu có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển cuả thơ Lục Bát thế kỷ XX.
Xẻng
tay mà viết nên trang sử hồng
Trường
sơn , vượt núi , băng sông
Xe
đi trăm ngả chiến công bốn muà
Trường
sơn , đông nắng , tây mưa
Ai
chưa đến đó , như chưa rõ mình..
( Nước Non Ngàn
dặm – Tố Hữu )
Mà
lơ thơ… đến Luy Lâu lại dừng
Cho
ta nhớ thuở bà Trưng
Chiến
thuyền giấu bến , cây rừng giấu binh
Luy
Lâu ngạo nghễ cung đình
Tàn
canh tiệc rượu…Giật mình sấm ran
Bốn
bề nổi lưả Văn Quan
Ba quân gươm giáo ngập
tràn thành đô
Chém
đầu Tô Định , giặc Ngô
Xác
phơi , chín chín đống mồ cỏ hôi
Hai
nghìn năm cũ qua rồi
Sông
Dâu nay đã cát bồi dòng xưa
Luy
lâu còn đó … gió mưa
Vẫn
nghe phần phật ngọn cờ Trưng Vương
( Tố Hữu-15.10.1986 – báo Văn Nghệ số 3-4 . 1987 )
Lục bát những năm trước và sau 1975 phát triển
theo hai hướng : tiếp tục khai thác chất liệu ca dao , thể hiện những tình tự
dân tộc theo hướng Nguyễn Bính , hoặc phản ánh đời sống , hướng về quần chúng ,
nói tiếng quần chúng , nói tình ý công dân , theo hướng cuả Tố Hữu
Vườn
nay người khác đã rào
Khóm mai thay chỗ khóm đào ngày xưa
Em
ngồi giặt áo giưã trưa
Đâu rồi môi hát vu vơ một mình ?
Em
ngồi giặt áo lặng thinh
Vò cho sạch những vết tình còn vương
Giũ
cho vơi hết giọt buồn
Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời…
Đàn
Kiều được mấy khúc vui
Thơ Kiều có vận vào đời em chăng ?
Tình
so chưa đủ ngũ âm
Áo chồng con đã nặng oằn dây phơi
Áo
ca dao gió cuốn rồi
Câu ca dao,
trả cho người khác qua …
Tóc
mai rủ bóng hiên nhà
Chuyện xưa dù nhắc vẫn là chuyện xưa
Em
ngồi giặt áo giưã trưa
Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng
( Thanh
Nguyên )
Ngủ
đi bạn , ngủ đi anh
Cánh tay mình ngả ra thành gối êm
Ngủ
đi bạn , ngủ đi em
Ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Hiếm
hoi cái giấc yên lành
Hành quân xa, lại tiếp hành quân xa
Bao
anh lính trẻ đã già
Chưa sang hết suối , chưa qua hết rừng
Ngủ
hầm , ngũ võng , ngủ bưng
Gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm
Có
người ngủ thế thành quen
Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình
Trong
hầm biên giới Tây Ninh
Lặng yên mình ngắm lính mình ngủ yên
Bụi
đường trắng tóc thanh niên
Má này thì lại áp lên
tay
này
Trái
tim đập ở cổ tay
Tim ta
ru giấc ngủ đầy
cho ta
Cánh
tay cặp khẩu A.K
Ngày là bệ súng , đêm là gối êm
Ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
(
Nguyễn Duy . 8-6-1978 )
Lục bát cuả Hoàng Cầm ( Gọi Đôi , Giả Vờ .. ) tuy
tình ý không nồng nàn như Nguyễn Bính
song có được những tứ thơ lạ , cùng với nét tài hoa vốn có trong thơ cuả ông. Trần
Mai Ninh là một khuôn mặt thơ mạnh mẽ , gân guốc và rất lạ. Thơ Lục Bát cuả ông
cũng có được nét ấy ( Lời Nương Theo Lòng Nắng Gió , Chờ Lưả
, Nhịp
Muôn Đời (1) ) Có người ca ngợi Lục bát Đồng Đức Bốn . Thực ra Đồng
Đức Bốn đi con đường Nguyễn Bính đã vạch
ra ( bài Hoa
Dong Riềng ,Nhà Quê ; Chờ Đợi Tháng Ba …). Nhưng Đồng
Đức Bốn không có cái tài hoa cuả Nguyễn Bính , mà có cái sức cuả một anh lực
điền , cố sức cày sâu cuốc bẫm , cũng
nhặt được hạt rơi hạt rụng . Bài sau đây chưa thành thơ Lục Bát.
Em xin gửi lại những gì cho anh
Khi mang xuống mộ cùng người tri âm
Anh tặng em quả chuông chùa
Khi ba tiếng mở thì mưa bỗng rào…
( Đồng Đức Bốn - Kính gửi anh Điềm )
…Đôi
uyên ương trắng bay rồi
Tiếng nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
Tiếng nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
( Phạm Thiên Thư – Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
Bùi Giáng làm mới Lục bát bằng chữ nghiã trùng trùng điệp điệp , bằng sự đan cài từ Hán Việt và thuần Việt , bằng tài hoa rất mực trong những lời cợt đuà như con trẻ , nói chuyện không đâu mà thành tư tưởng . Thơ Bùi Giáng là thơ tư tưởng. Kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà thơ khác ở miền
Chào em? có lẽ chẳng nên
Nói gì nữa cả? giữa đêm tối mò!
Chào em tính mệnh so đo?
Chào em tính thể tò mò tuyết vân?
Ấy xa xôi ? ấy gũi gần ?
Từ từ tự hỏi, tần ngần em sẽ thấy ra
Đi về trong cõi người ta
Người là người lạ ta là quá quen ?
Anh từ thể dục dưỡng điên
Thành thân thơ mộng thiên nhiên một giờ
( Bùi Giáng - Chào Em )
Du Tử Lê thử nghiệm cách
tân Lục Bát, bằng cách dùng nhịp lẻ, nhịp chỏi, ngắt câu, xuống hàng , dùng dấu phẩy (, ) ,
dấu gạch nghiêng (slash). Du Tử Lê cũng có những bài Lục Bát thành công như Chân Dung , Cõi Tôi , song với lối cách tân ấy , Du Tử Lê đã băm nát nhịp
thơ , làm bầm dập Thi thể , Lục Bát thành
ngọng nghịu quá đỗi .
thắp thêm nến. Gọi vai về
dấu môi Bồ Tát, lá, lìa
biển lần theo chân Quán Âm
ngón tay tràng hạt, nhang, đèn, phố, lu
tóc thơm ngực, múi khuya, mù
trái vun ấn tượng; nẫu lìa, biệt đen.
thắp thêm nến. Giới định, thiền
giải oan chuông, mõ; xóa kinh điển, người
gửi thêm đời, muộn, chút tôi
rớt trên lục tự; rũ ngoài tam quan.
thắp thêm nến. Nhiễu tâm phiền
gió, thâm, tím ngọn, cây tiền thân, mưa.
( Khúc Tháng Hai, Chín Sáu – Du Tử Lê )
Lục Bát hay là ở nhịp điệu tự nhiên như hơi thở , như lời nói. Nhạc cuả
Lục Bát là nhạc cuả tiếng Việt đa thanh
mượt mà , với rất nhiều từ láy, từ ghép . Nhạc cuả Lục Bát là nhạc cuả tâm
hồn Việt , bình dị nhưng cao vời . Nhạc
cuả Lục bát là nhạc cuả hình tượng , không phải nhạc cuả kỹ thuật dấu phẩy ( ,
) . Xin thử lắng nghe câu thơ Kiều :
Đã
mòn con mắt phương trời đăm đăm
( Nguyễn Du
)
Giai điệu vút lên , liền mạch , bay bổng , xa thẳm trời xanh muôn trùng ,
không thể là nhịp chỏi , nhịp lẻ . Nhạc thơ ấy không thể dùng dấu phẩy mà ngắt
ra . Bởi nếu chặt khúc câu thơ , cánh hồng sẽ gẫy và con chim hồng tuyệt vời ấy sẽ rơi xuống đất , chết cùng với Lục bát . Cũng vậy con mắt đăm đăm là con mắt nhìn mãi về
xa xăm , làm sao cắt khúc được sự dõi theo không cùng ấy cuả tâm thức ?
Có những cách làm mới Lục Bát bằng thơ ngắt dòng , thơ
bậc thang . Nhưng Đó chỉ là mới cái dáng vẻ câu thơ ,
không tạo ra được cái mới nghệ thuật cho Lục Bát
LỤC BÁT Ở ĐÈO
NGANG
Dập
dềnh bóng núi . Đèo Ngang
Mình
ta
Với
nỗi buồn vàng
Trong
tay.
Đường
xa
Chim
mỏi cánh bay
Chở
theo
Một
khối tình đầy
Long
đong
Qua
vùng nước trắng mênh mông
Tàu
trôi
Ta
cũng bồng bềnh trôi theo
Bướm non tơ
Khóc
trong chiềuVẫy tay
Gửi
một lời yêu
Lỡ
làng
Thôi
thì thôi
Nỗi
buồn vàng
Thả
ta xuống đỉnh trời hoang
Một
mình..
( Phạm Thị Ngọc Liên -19-10-1990 )
Ly
cà phê nưã
tỉnh
mê
Từng
đôi sớm biết đi về có nhau
Còn
em
lãng
đãng đi đâu
Anh
về
so
sẫm
đuã
màu
gỗ mun
Trơ
vơ riêng chiếc bưã thường
Qua
phin hồng hạnh
giọt buồn lọc mau
Ai
nhường nưả giọt chung màu
Cho
tôi tỉnh táo khuấy sầu
tan chăng
( Hoàng Cầm – 1992 )
Gần đây ,Trần Ngọc Tuấn viết Lục Bát Tứ Tuyệt
với tư tưởng Thiền . Đó là một chọn lưạ không dễ dàng chút nào. Tứ Tuyệt có độ
nén rất cao . Ca dao lại vút đi rất nhanh trong sự phát triển tứ thơ .Và không
dể để chuyển hoá tư tưởng Thiền thành một tứ thơ vưà thanh thoát mượt mà Lục Bát vưà uyên bác trí tuệ Tứ Tuyệt . Qua Dốc Sương Mù cuả Trần Ngoc Tuấn là một
thành công bước đầu
Mồ
hôi giọt giọt , gió ù ù bay
Nghìn
tia nắng dệt trang ngày
Bước
chân hoan hỉ , đêm này lưả reo
( tậpthơ Suối
Reo – Nxb Hội Nhà Văn 2006 )
Những nhà thơ trẻ như Nguyễn Việt Chiến ( Tiếng Trăng , Cát Đợi ..), Nguyễn
Thế Hoàng Linh ( Bến , Khẩu Vị , Chuyển Hoa, Tinh Mơ ..) có chạm đến Lục Bát , nhưng hồn thơ chưa định
hình
TRẢI CHIẾU NGẮM TRĂNG
cụ bà trải chiếu giữa sân
cụ ông đập đập hai chân vào ngồi
chán ghê hết thuốc lào rồi
trưa vừa rào lại đấy thôi quên à
tôi bảo hết thuốc lào mà
vừa cơm xong nấu cháo gà gì ông
điếc rồi thế có chán không
cụ bà trải chiếu giữa sân
cụ ông đập đập hai chân vào ngồi
chán ghê hết thuốc lào rồi
trưa vừa rào lại đấy thôi quên à
tôi bảo hết thuốc lào mà
vừa cơm xong nấu cháo gà gì ông
điếc rồi thế có chán không
giờ này còn định ra sông tắm
trời
ông đúng là đồ dở hơi
dở hơi mà lại biết bơi đấy bà
ông bảo gì mà cháy nhà
phỉ phui cái miệng không là chết oan
ông đúng là đồ dở hơi
dở hơi mà lại biết bơi đấy bà
ông bảo gì mà cháy nhà
phỉ phui cái miệng không là chết oan
( Nguyễn Thế Hoàng Linh 16.06.07 )
Người ngồi trong đền phải là nhà thơ mà Lục bát là sự chọn lưạ cho sự nghiệp cuả mình ,
phải có được nhiều bài Lục bát hay (2), phải có những đóng góp làm phát triển
Lục Bát. Và nhất là phải viết được những trường ca Lục Bát có giá trị . Chính
trường ca Lục Bát khẳng định tài năng cuả nhà thơ .Những nhà thơ chỉ tạt ngang
hoặc chợt rẽ vào Lục Bát, vốn sống và vốn từ nghèo nàn , sẽ chết yểu trên đường tìm vần , sẽ chẳng đủ tình , đủ ý , đủ hơi sức
sáng tạo trên con đường càng đi càng dẫn đến tuyệt lộ .
Nguyễn
Du là người giữ đền , không phải là
người xây đền , vì trước Nguyễn Du , Thiên Nam Ngữ Lục đã là một toà nhà đồ sộ ( 8.136
câu Lục Bát ) . Nguyễn Du làm cho Lục Bát trở thành đền thiêng cuả thi
ca dân tộc .
Tiếp theo, Nguyễn Bính là người bước chân vào đền và ngồi chiếu trên
, vì ông có riêng một góc trời Lục Bát không bị Nguyễn Du che lấp. Tất nhiên
Lục Bát Nguyễn Bính không thể sánh được với Lục Bát Đoạn Trường Tân Thanh .
Tố Hữu ngồi ở một chiếu khác , Lục
Bát Tố Hữu chuyên chở được đời sống hiện
đại , đời sống dân tộc trong kháng chiến ( Việt Bắc , Nước Non Ngàn Dặm , Mẹ Suốt ..
) .Điều mà Nguyễn Du đã không làm được trong thời đại cuả ông. Lục bát Nguyễn
Du không chuyên chở được những biến đổi bể dâu thời Lê-Trịnh-Gia Long ,
không ghi lại được những trang hào hùng
cuả dân tộc khi Nguyễn Huệ phá tan quân Thanh1789.
Người ngồi ngang hàng với Nguyễn Du là Phạm
Thiên Thư .Ông đã viết 20.000 câu Lục Bát
. Đoạn Trường Vô Thanh cuả ông dài
hơn truyện Kiều cuả Nguyễn Du 20 câu . Đưa Em
Tìm động Hoa Vàng là một trong những Lục bát tình hiện đại tuyệt hay .Phạm
Thiên Thư sáng tác bằng vô thức , cõi vô thức đã đạt tới bước đại ngộ cuả Thiền
.
Bùi Giáng là người phá đền và xây mới bằng
những câu Lục Bát nghịch ngợm tài hoa , như không thể nghịch ngợm tài hoa hơn (3).
Lục Bát là cõi trời mênh mông cuả thi ca dân tộc. Thế kỷ
XXI ai sẽ là người bước vào ngôi đền
thiêng ấy ? ai sẽ khai mở được những lối
đi mới vào đền ? Tôi chưa thấy được bóng dáng nhà thơ trẻ nào hôm nay chuẩn bị
cho hành trình bay vào cõi trời mênh
mông ấy.
Xin đọc thêm ;
(1) Trần Mai Ninh –Nxb Văn Học 1980. tr 73 -74
(2)Bùi Công Thuấn – ĐI TÌM THƠ HAY – www.vannghesongcuulong.org.vn
( tháng 5/2007 )
(3)Bùi Công Thuấn – BÙI GIÁNG , AI NGƯỜI
CHIA XẺ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)