THÂN PHẬN PHÊ BÌNH
(Thay lời bạt)
Bùi Công Thuấn
Phê bình văn học cũng như sáng tác, đều là công việc sáng tạo tốn nhiều công sức và tâm huyết. Tác phẩm văn học và tác phẩm phê bình cũng có những số phận. Nhưng thân phận nhà phê bình hẩm hiu hơn nhiều so với nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm phê bình còn chịu số phận rẻ rúng nhiều hơn nữa. Biết thở than với ai!
MỘT BẢN TIN
http://trannhuong.net/danh-muc-8/bau-ban-gop-co-phan-trang-1.vhtm
Ngày Tiêu đề Tác giả Lượt xem
4/5/2017 NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ Nguyễn Đức Tùng 133
4/2/2017 THẾ NÀO LÀ "LỖI ĐIỀU HÀNH"? Xuân Dương 303
4/1/2017 MONG LẮM LỜI NÓI THẬT TRONG MỘT "NGÀY NÓI DỐI" Bùi Hoàng Tám 492
3/30/2017 ĐỀ NGHỊ CẤM CÁC ĐỊA PHƯƠNG SÁNG TÁC RA LỊCH SỬ Nhà thơ Trần Nhuận Minh 577
3/30/2017 ĐỘC LẬP: KHÔNG CHỈ ĐUỔI LŨ CƯỚP NƯỚC MÀ CÒN PHẢI ĐUỔI CÁI NÔ LỆ RA KHỎI ĐẦU Cao Huy Thuần 484
3/28/2017 NHÀ THƠ BÙI HOÀNG TÁM VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG Nông Hồng Diệu 1593
3/27/2017 ĐẾ CỦA TƯỢNG Dạ Ngân 555
3/26/2017 VỀ HỌC VỊ CỦA CỤ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Trần Tuấn Phương 558
3/25/2017 HÃY TRUNG THỰC VỚI LỊCH SỬ Kiều Mai Sơn 564
3/23/2017 PHÁT HIỆN MỚI GIẬT MÌNH VỀ HỌC VỊ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ngọc Tô 680
3/23/2017 PHONG TRÀO THI ĐUA "TOÀN DÂN LÀM QUAN"... Bùi Hoàng Tám 711
3/21/2017 CỰU VÀ NGUYÊN Trần Đình Sử 601
3/21/2017 THƠ, NHƯ LỊCH SỬ TÂM HỒN NGƯỜI VIỆT NGOÀI NƯỚC Bùi Vĩnh Phúc 188
3/20/2017 THANH HÓA - CHUYỆN TÌNH Mai Hồng Niên 1229
3/19/2017 ÔI, LẠI…”NHÀ NGOẠI CẢM”! Tạ Hữu Đỉnh 755
Ngày Tiêu đề Tác giả Lượt xem
3/18/2017 CUỘC ĐỜI NHƯ MỘT CUỘC ĐUA St/ Theo eMail từ Nguyễn Khôi 908
3/17/2017 ĐỪNG QUÊN KÝ ỨC CỦA TUẦN BÁO “VĂN”! Lại Nguyên Ân 473
3/16/2017 VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI TOÀN CẦU HÓA Gs-TS Huỳnh Như Phương 259
3/15/2017 QUAN CHỨC NGÀY NAY Trần Ngọc Sơn 628
3/15/2017 NAM TƯ: ĐỘC LẬP VÀ THÂN PHẬN MỘT NƯỚC NHỎ. Tô Hoàng 1091
3/13/2017 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Game theory) Bùi Công Thuấn 98
3/10/2017 KÍ GIẢ ĐỨC TÁN CHUYỆN VỀ GIAO THÔNG HÀ NỘI TS. Nguyễn Sĩ Phương (biên dịch) 763
3/6/2017 HOÀNG TRẦN CƯƠNG, NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG Nguyễn Đức Tùng 120
http://trannhuong.net/danh-muc-8/bau-ban-gop-co-phan-trang-2.vhtm
Bản tin trên trích từ trannhuong.com. Đây là trang web cá nhân của nhà thơ Trần Nhương có uy tín rộng. Hàng ngày có hàng ngàn người Việt trên khắp năm châu vào đọc. Đa số họ là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình. Admin điều hành trang khá chuẩn (theo pháp luật Nhà nước) và khá thoáng trong thông tin. Chất nghệ sĩ và tình bạn văn chương là đặc điểm rất quý của nhà thơ Trần Nhương.
Nhìn vào một trang thống kê trên, tôi thấy có mặt nhiều tên tuổi phê bình: Nguyễn Đức Tùng, Bùi Vĩnh Phúc, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Huỳnh Như Phương. Nhưng số lượng người đọc bài phê bình thật nhỏ so với các kiểu bài thời sự, chính trị-xã hội khác.
Nguyễn Đức Tùng có 2 bài nhưng con số người đọc chỉ là 133 và 120.
Bài của Bùi Vĩnh Phúc sau hơn 2 tuần cũng chỉ có 188 người đọc.
Bài Lý Thuyêt trò chơi của Bùi Công Thuấn sau gần 1 tháng mới có 98 người đọc.
Bài của GS-TS Trần Đình Sử có số lượng đọc khá hơn (601 người đọc), nhưng bài này viết về chuyện thời sự chính trị: Cựu và Nguyên, đó là chuyện các quan chức Nhà Nước khi về hưu thích được gọi là Nguyên” (giữ nguyên quyền lợi)
Những bài có số lượng ấn tượng người đọc là các bài thời sự chính trị:
NHÀ THƠ BÙI HOÀNG TÁM VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG- 1593
THANH HÓA-CHUYỆN TÌNH-1228
NAM TƯ: ĐỘC LẬP VÀ THÂN PHẬN MỘT NƯỚC NHỎ - 1091.
CUỘC ĐỜI NHƯ MỘT CUỘC ĐUA-908
KÍ GIẢ ĐỨC TÁN CHUYỆN VỀ GIAO THÔNG HÀ NỘI-763
ÔI, LẠI…”NHÀ NGOẠI CẢM”!-755
PHONG TRÀO THI ĐUA "TOÀN DÂN LÀM QUAN"...711.
ĐÔI ĐIỀU NGẪM NGHĨ
Nếu nhìn vào số lượng người đọc trên thì người viết phê bình không khỏi chán nản và thất vọng về công việc của mình. Viết là một hành động đòi chia sẻ. Ngoài lượng thông tin người viết đưa đến độc giả, ngoài mục đích diễn ngôn, người viết còn gửi gắm trong đó những điều gan ruột của mình và muốn tìm tiếng nói đồng cảm. Nhưng nếu không có người đọc, người viết chia sẻ với ai? Nhà văn là người cô đơn, nhà phê bình còn cô đơn hơn, vì mấy ai nghe được tiếng đàn như Tử Kỳ nghe Bá Nha đánh đàn, mấy ai có được tình tri kỷ văn chương như hai người này.
Âu là, trong thời của chủ nghĩa thực dụng, của fastfood, của những scandal giựt gân, còn có nhà phê bình, và nhà phê bình còn viết được, thế đã là quý. Phê bình còn người đọc là còn may mắn. Ai thích, ai cần thì đọc. Cuộc sống phong phú là ở chỗ có nhiều hàng hóa phục vụ mọi nhu cầu của con người. Cuộc sống dân chủ là ở chỗ mỗi người có thể chọn cho mình cái để đọc, không bị bắt phải đọc những thứ mình không thích (bị nhồi sọ). Sau những mỏi mệt vật lộn kiếm sống, có lẽ người ta cần cái gì nhẹ nhàng, cái gì làm cho sức sống nóng lên, cái gì làm cho tâm hồn vui vẻ hân hoan, cái gì thỏa mãn những điều thầm kín. Chẳng ai lại đi nhét vào đầu mình những cái nặng nề như lý luận, phê bình. Với vốn thời gian có hạn, người ta chỉ đọc những gì cần thiết và bỏ qua những gì mình không quan tâm. Không thể trách ai được.
Nhà văn, nhà phê bình cũng như mọi người, cũng là một thành phần xã hội, thực hiện chứa năng xã hội. Có gì ghê gớm đâu, có quyền lực gì để bắt mọi người phải đọc văn mình. Nhưng khi nhà văn, nhà phê bình đã được lòng tin của mọi người, anh ta trở thành thần tượng. Lúc ấy anh ta chỉ cần ho khẽ, người ta cũng nghe rầm rầm. Đấy là quyền lực của nhà văn. Thứ quyền lực vô hình nhưng vĩnh cửu. Homere, Shakespear, V.Hugo, Nguyễn Du, Hoài Thanh vẫn được tôn sùng là vì vậy. Điều quan trọng đối với người cầm bút, dù là nhà văn hay nhà phê bình, đó là chất lượng tác phẩm. Điều này còn hạn chế trong trang viết của cả nhà văn và nhà phê bình Việt Nam đương đại, dù chúng ta không thiếu nhà văn, nhà phê bình tài năng và tâm huyết.
VIẾT ĐỂ LÀM GÌ VÀ VIẾT CHO AI
Tôi luôn trăn trở về trang viết của mình. Viết để làm gì và viết cho ai. Nhiều khi trái tim mất hết lửa. Nhưng rồi lại say mê viết. Trong tâm tưởng, như mơ hồ nói chuyện với ai đó. Và một niềm tin là muốn làm điều gì đó có ích cho mọi người. Với những nhà văn tài năng, thật không dễ hiều. Nhà phê bình đem họ đến với người đọc. Nhà văn viết tác phẩm bao giờ cũng mong được chia sẻ. Nhà phê bình sẽ là tri kỷ. Xã hội cần định giá mọi hoạt động văn hóa văn học, mọi sản phẩm tinh thần, người ta cần đến nhà phê bình (như chuyên gia thực phẩm là người đánh giá thực phẩm là tốt hay có độc). Văn chương mà chứa độc tố thì có hại cho nhiều thế hệ...
Viết, dù là phê bình, cũng là sáng tạo. Sáng tạo luôn đem đến hạnh phúc. Nghĩ vậy, tôi lại tiếp tục viết (dù bài viết của mình sau 1 tháng chỉ có 98 người đọc)
Tháng 06 2017
_____________________
PHỤ LỤC
Phản hồi của các nhà văn nhà thơ
Ngày 5/5/2004
Thư của PGS-TS Phan Trọng Thưởng
Viện trưởng Viện Văn học
Về cuốn Chút tình tri âm
Kinh gui anh Bui Cong Thuan .
Toi rat han hanh duoc anh cho doc cac bai viet cua anh ve van chuong. Mac du chua doc het nhung toi van nhan thay o anh bau tam huyet van chuong. Toi dac biet quan tam toi nhung bai anh viet ve ly luan va phe binh van hoc. Toi chia se voi nhieu suy nghi cua anh ve thuc trang ly luan va phe binh van chuong cua ta hien nay. Neu trong gioi co nhieu nguoi nhin nhan dung muc nhu anh thi tuong lai van hoc chac chan se tot dep hon. Mong anh cong tac nhieu hon voi cac bao va tap chi o trung uong, trong do co tap chi Nghien cuu van hoc cua chung toi .
Kinh chuc suc khoe anh va gia dinh! Mot lan nua xin cam on nha y cua anh.
***
Nhà văn NGUYỄN DANH LAM
"Lam Nguyen Danh" ndanhlam@yahoo.com.vn
Monday, October 25, 2010 3:05 PM
(Phản hồi bài viết về tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam)
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=14113
Anh Bùi Công Thuấn kính mến
Em vô cùng cảm động, bất ngờ khi nhận được email và bài viết của anh! Trước giờ, em đọc anh hầu như toàn bộ trên phongdiep.net, đặc biệt là qua loạt bài viết về tiểu thuyết VN. Em không ngờ một ngày được anh quan tâm, đọc giúp tác phẩm, và trên hết là có một bài phê bình rất công phu. Điều đó khiến em vô cùng cảm kích!
Bài viết của anh đã rất tròn trịa, nhưng trên hết đó là một góc nhìn ngoài tác giả, và như thế càng cần phải để nó nguyên vẹn như những gì anh đã viết ra. Em rất mong, nếu có điều kiện tái bản GDCL và được sự đồng ý của anh, em sẽ đưa bài viết này vào ấn phẩm!
Em quả không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn anh thật nhiều! Rất mong sẽ có dịp nào đó được gặp anh để hàn huyên thêm, cũng như nếu có điều kiện anh em mình sẽ liên lạc qua email, điện thoại- số của em là 0903650904.
Kính chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, có thêm nhiều bài viết và sáng tác!
Em Nguyễn Danh Lam.
***
Nhà văn ĐỖ TIẾN THỤY
"Đỗ Tiến Thụy"
Sunday, February 13, 2011 3:12 PM
(Phản hồi bài viết về tiểu thuyết Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy)
http://vannghequandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Sac-mau-nhan-gian-trong-tieu-thuyet-Mau-rung-ruong-4433.html
Anh Bùi Công Thuấn kính mến!
Trước tiên tôi xin gửi lời tri ân tới anh, một nhà phê bình công tâm, một độc giả tâm huyết. Tôi không biết nói gì hơn khi n h tôi thấy thực sự xúc động trước những gì anh thể hiện trong bài viết. Anh, một nhà phê bình tự do không vì một sức ép nào khác ngoài những rung động trước tác phẩm muốn viết ra. Đó là điều đông đảo người làm nghề ghi nhận ở anh qua những bài anh viết.
Tôi không biết anh gửi bài viết này cho báo nào, nhưng tôi cảm nhận được đầy đủ trách nhiệm của anh trong lao động khoa học và nghệ sĩ, và tôi tin rằng độc giả sẽ công bằng với tất cả.
Một lần nữa xin cám ơn anh, và mong có dịp được diện kiến!
Nếu có thể được, xin anh cho số điện thoại để tôi có thể liên lạc.
Số của tôi: 0988112560
Kính thư!
***
Nhà thơ LƯU DIỆU VÂN (Canada)
“Vivian Luu”
(Phản hồi bài viết về thơ Lưu Diệu Vân)
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=12696
Xin cám ơn tác giả/ phê bình gia Bùi Công Thuấn đã viết một bài thậ công phu và cân bằng, thật khách quan về những sang tác của Lưu Diệu Vân…
Xin cám ơn đã dành cho sang tác của LDV nhiều cân nhắc và những lời phê bình góp ý thật đáng để LDV chiêm nghiệm học hỏi trong những sang tác kế tiếp của mình.
Xin gửi n h tri ân chân thành
Chúc tác giả Bùi Công Thuấn sức khỏe và nhiều an bình
LDV
***
Nhà văn PHONG ĐIỆP
--- On Tue, 8/24/10, Pham Phong Diep
http://buicongthuan.blogspot.com/2010/08/blogger-va-nhung-cach-tan-nghe-thuat.html
Cảm ơn bài viết mới của anh. Các bài viết của anh đều rất công phu, tâm huyết và thẳng thắn. Thời gian này em hay được mọi người hỏi "Bùi Công Thuấn là ai?"
Rõ ràng các bài của anh đã được mọi người quan tâm và chờ đón. Cảm ơn anh rất nhiều. Em nghĩ anh có thể tập hợp lại để in sách.
Chúc anh mọi điều tốt lành
***
Nhà văn LÊ ĐĂNG KHÁNG
Dang Khang Le
DoQuyen tvvt
30 thg 4. 2017
(Phản hồi bài viết về tập trường ca Lòng Hải Lý của Đỗ Quyên)
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=23527
Nhà phê bình Bùi Công Thuấn thân kính,
Một ngày thứ 7 sẽ không thể quên trong đời: được đọc bản thảo phê bình thơ mình “trúng hồng tâm” đến vậy (và không ít chỗ trúng cả “trái tim đen” nữa. hihi . Cảm phục phê bình gia quá xá: hiếm có người đọc xuyên thấu thơ ĐQ từ văn bản tới tác giả như thế!
Xin nhà phê bình cứ bảo toàn bản thảo.
Rất cảm ơn anh đã tặng món quà quý vô ngần.
***
Cũng mạn phép tác giả được cité những câu "trúng tim" hơn cả, như sự ghi nhớ [để mần thơ “ngày càng tiến bộ” J
…có những đoạn khó hiểu và có những đoạn dễ hiểu…
…là những dòng suy nghĩ miên man trôi đi...và trôi rất xa nguồn. Khoảng cách những câu thơ là những liên tưởng đứt đoạn, ẩn dụ nối tiếp ẩn dụ “cái biểu đạt” dẫn lối cho “cái biểu đạt” khác…
…Không có một hiện thực nào được phản ánh để người đọc có thể dùng làm hệ quy chiếu...
…Từ đó tôi tái cấu trúc và giải cấu trúc tác phẩm, kết nối các liên tưởng, loại bỏ những yếu tố…
…Câu chuyện này bị xé ra thành những giải, những chi tiết, và ngẫu nhiên quăng vào các đoạn…
…Hiện thực trong thơ...là hiện thực tư tưởng, hiện thực hư cấu...chuyển hóa thành suy tư, thành nhận thức có phẩm chất triết học…chưa đạt tới phẩm chất thơ tư tưởng, về căn cốt thơ Đỗ Quyên vẫn là thơ trữ tình…
…Và suy tư day dứt nhất… là suy tư về thời gian, về nỗi cô đơn hiện sinh.
…thì những vấn đề anh quan tâm sẽ không giống với nhà thơ trong nước.
…không bám vào kỷ niệm, không nhào nặn lại những tứ thơ về làng quê, cánh đồng… sáng tạo một “hiện thực” tư tưởng-thẩm mỹ…
… nhưng nếu bám vào cái hiện thực ấy để đọc thơ, thì hiện thực lập tức vuột khỏi tay người đọc…Chỉ có duy nhất một chữ “hẹn” làm nhiệm vụ giữ cho đoạn thơ không phân rã. Nhưng nếu vượt qua được ngôn ngữ tường minh của văn bản, người đọc sẽ thấy tư tưởng hiện lên.
…Tôi hiểu ngược lại, chính cấu trúc lỏng lẻo (như đã nói ở trên) của trường ca Lòng Hải lý là một đặc điểm .
…tự kềm chế diễn ngôn để tinh thần “giải thiêng” không gây sốc cho người đọc có não trạng quen ”thần tượng hóa”.
…Bên dưới cái lạnh lùng như băng, cái lý trí căng như thép, chất trí tuệ khô khan, là con người tình cảm, yêu tha thiết cuộc sống, bi phẫn trước bao nhiêu cảnh đời đau thương, khao khát và tràn đầy một niềm tin lao về ngày mai, Sống và Thơ…
… Và điều còn lại là một hồn thơ Việt thuần khiết.
***
Nhà văn KHÔI VŨ
"Nguyen Thai Hai"
Tuesday, August 10, 2010 11:11 PM
Anh Thuấn thân
Tôi vừa từ Hà Nội về chiều hôm qua. Trong mấy ngày dự Đại hội Nhà văn, tôi tình cờ có dịp trò chuyện với anh Lê Quang Trang, chủ tịch Hội NV TP HCM. Ngày cuối đến văn phòng Hội Nhà văn, vào phòng anh Hữu Thỉnh để từ giã thì lại gặp Lê Quang Trang. Lần này anh Trang có nhắc đến tên anh và hỏi tôi về anh. Sau đó Hữu Thỉnh cũng hỏi về anh, rồi hỏi tôi: "Thuấn có làm đơn vào Hội chưa nhỉ?". Hai ông CT và PCT tân BCH "giao" nhiệm vụ cho tôi là sắp tới "phải" "dụ" anh viết đơn. Đầu tiên cứ là việc ấy đã. Còn việc kết nạp được hay không là chuyện về sau.
Tôi thông tin đến anh vài dòng như thế để anh biết. Sau này còn giúp tôi "hoàn thành nhiệm vụ".
Thân
Khôi Vũ Nguyễn Thái Hải
***
Wednesday, October 20, 2010 8:26 AM
https://buicongthuan.wordpress.com/2016/07/10/truyen-ngan-khoi-vu/
Anh Thuấn thân mến
Tôi đã đọc bài viết của anh trên... blog Bùi Công Thuấn. Cảm ơn anh đã chịu khó đọc và có ý kiến. Cái ý lấy chuyện đời thường ai cũng biết mà viết thành truyện ngắn do anh nhận xét quả tình không phải là dụng ý của KV khi viết mà nó đến một cách rất tự nhiên. Bây giờ có người hệ thống và chỉ ra, biết mình là như thế lại đâm ra... sợ. Tuy vậy vẫn hy vọng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì đó đã là cái "chất" mất rồi!
Tôi đang "đóng cửa" để viết một cuốn tiểu thuyết quan trọng, có thể phải qua 2012 mới xong. Nói là "quan trọng' chứ không phải là "hay" vì nội dung là về cuộc đời của ông bố tôi, có liên quan đến gia tộc là con cháu nhiều đời của bà Nguyễn Thị Lộ. Khi nào viết xong, sẽ gửi để anh đọc trước góp ý (ít lắm cũng phải cuối năm 2011).
Gửi đến anh và gia đình lời chúc sức khỏe và nhiều niềm vui.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét