Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017
PHÊ BÌNH VĂN HỌC-DIỆN MẠO CỦA MỘT THỜI
BÀI VÍÊT MỚI
MỜI BẠN ĐỌC CHUYÊN ĐỀ
PHÊ BÌNH VAN HỌC - “DIỆN MẠO CỦA MỘT THỜI”.
Chuyên đề khắc họa vài đường nét của phê bình văn học Việt Nam
từ đổi mới 1986 đến nay. Bạn có thể đọc trên trang chuttinhtriam này hay đọc trên trang buicongthuan.wordpress.com
1.CHÚT TÌNH TRI ÂM
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/03/25/chut-tinh-tri-am/
2. PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG-NHỮNG GÓC NHÌN
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/03/02/phe-binh-van-chuong-nhung-goc-nhin/
3. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Game Theory) trong nghiên cứu và phê bình văn học
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/03/12/ly-thuyet-tro-choi-game-theory-trong-nghien-cuu-va-phe-binh-van-hoc-viet-nam/
4. NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH CHÍNH TRỊ
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/02/27/nha-phe-binh-chinh-tri/
5. TRẦN THANH ĐAM và lý thuyết “Tác phẩm văn học như một đơn vị ngôn từ”
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/02/19/tran-thanh-dam-va-ly-thuyet-tac-pham-van-hoc-nhu-mot-don-vi-ngon-tu/
6. NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH LÝ THUYẾT
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/04/05/nha-phe-binh-ly-thuyet/
7. GS-TS TRẦN ĐÌNH SỬ và THI PHÁP HỌC
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/04/11/gs-ts-tran-dinh-su-va-thi-phap-hoc/
8. PGS-TS ĐỖ LAI THÚY-NHÀ PHÊ BÌNH LAI GHÉP
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/04/17/pgs-ts-do-lai-thuy-nha-phe-binh-lai-ghep/
9. TS CHU VĂN SƠN và phê bình văn học
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/04/05/ts-chu-van-son-va-phe-binh-van-hoc/
10. TRƯỜNG CA LÒNG HẢI LÝ của Đỗ Quyên (Canada)
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/04/30/truong-ca-long-hai-ly-cua-do-quyen/
11. NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/05/12/nha-phe-binh-phong-trao/
12. NGUYỄN HÒA-“BÀN PHÍM VÀ CÂY BÚA”
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/05/14/nguyen-hoa-ban-phim-va-cay-bua/
13.INRASARA-NHÀ PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/05/14/inrasara-nha-phe-binh-lap-bien-ban/
14.VŨ BÌNH LỤC-Nhà phê bình phong trào
https://buicongthuan.wordpress.com/category/vu-binh-luc-nha-phe-binh-phong-trao-bui-cong-thuan/
15.ĐẶNG TIẾN-“GU” HAY PHƯƠNG PHÁP
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/02/27/dang-tien-gu-hay-phuong-phap/
16. “LUẬN VĂN NHÃ THUYÊN”
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/03/03/luan-van-nha-thuyen-hay-su-that-bai-cua-viec-van-dung-ly-thuyet-trong-nghien-cuu/
17.THÂN PHẬN PHÊ BÌNH
https://buicongthuan.wordpress.com/2017/06/15/than-phan-phe-binh/
NGUYỄN HÒA - "BÀN PHÍM VÀ CÂY BÚA"
Phê bình văn học-Diện mạo của một thời
NHÀ PHÊ BÌNH VỚI “BÀN PHÍM VÀ CÂY BÚA”
Bùi Công Thuấn
“Bàn phìm và cây búa” (Nxb Văn học-2007) là cuốn sách đầu tiên của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa.
Nhà báo Mai Xuân Nghiên hỏi:
- “Bàn phím và “Cây búa” nghe có vẻ “chém đinh chặt sắt” quá, thưa anh Nguyễn Hòa?
- Không. Tôi “nghịch” ấy mà. Cũng như các đồng nghiệp khác, bây giờ tôi ít dùng bút, mà chỉ dùng computer. Còn “cây búa” thì có liên quan đến câu chuyện cách đây hơn 10 năm. Anh Nguyễn Duy đọc mấy bài phê bình của tôi rồi bảo: “Anh mà kiếm được tiền tài trợ, sẽ trao giải “cây búa vàng” cho chú”. Quen dần, nhiều người cũng đùa, gọi tôi là “cây búa”. Tôi dùng lại chữ “cây búa” của Nguyễn Duy, nhưng để nó trong ngoặc kép, tức là cho có hình ảnh chứ không phải “cây búa” theo nghĩa đen...”[1]
HOÀ NHƯNG KHÔNG HÒA
Nhà phê bình có tên là Hòa nhưng trong phê bình ông không hòa với ai cả. Theo tường thuật của Trần Ngọc Linh trên Vietnam.net, trong Hội nghị lý luận phê bình lần thứ II, có người gọi Nguyễn Hòa là "thùng thuốc súng" và hỏi ông, năm nay ông chuẩn bị súng ống đạn dược ra sao để đến hội nghị? Nguyễn Hoà chỉ cười và bảo: “Đang lau chùi dầu mỡ cất ở nhà”. Nhưng ai mà tin được? Ít nhất thì ông Nguyễn Hoà cũng có tham luận đọc tại Hội nghị lần này. Thiên hạ lại bàn tán, dự đoán về những người sắp bị Nguyễn Hoà "phê" và "bình".[1b]
Do đâu Nguyễn Hòa hay phê bình trực diện vào tác giả? Ông nói: “Tôi là người sống trung thực, thẳng thắn nên gặp khuất tất trong nghề là không chịu được. Hơn nữa, môi trường học thuật, văn chương ở Việt Nam đã đến lúc phải được cảnh báo… cái “tạng” của tôi thì không dung túng cho sự khuất tất.”[2] À! Nguyễn Hòa chỉ phê bình “sự khuất tất” trong môi trường học thuật, văn chương ở Việt Nam. Điều này này có nguồn gốc hiểu được.
Nguyễn Hòa là một người lính biên giới. Ông được quân đội cho về học ngành văn hóa quần chúng tại ĐH Văn hóa Hà Nội, học chuyên tu 3 năm. Học xong ở ĐH, ông được điều về dạy ở Khoa triết của Học viện Chính trị - Quân sự. Nguyễn Hòa không được đào tạo bài bản về lý luận và phê bình văn học. Sở học của ông là do tự học. Cách học của ông cũng lạ. Ông kể: “tôi cứ nghe bạn bè kháo nhau có thầy nào giỏi giảng ở đâu thì đạp xe đến nghe, đông quá thì kê ghế ngồi ké ngoài cửa sổ. Sau này, tôi may mắn được tiếp xúc với những cây đại thụ của ngành khoa học xã hội như các thầy Trần Đình Hượu, Từ Chi, Đoàn Văn Chúc... Tôi rất quý sự học nhưng phải là học thực chứ không phải để lấy cái bằng.”[3 đd]
Trong cuốn Bàn phím và “Cây búa”, Nguyễn Hòa viết về hai loại hiện tượng, hiện tượng “đạo văn” và các công trình anh đánh giá thấp nhưng lại được quảng cáo, lăng-xê rầm rộ. Với những người đạo văn, ông không cho họ con đường thoát. Ông rất tự tin về bài viết của mình. Nguyễn Hòa giải thích: “Tôi thường phải lật đi lật lại, bảo đảm chắc chắn mình đúng thì mới viết. Cũng có một vài người đưa ra ý kiến bóng gió này khác nhưng chưa ai chứng minh được tôi sai cả. Tôi biết, bắt bẻ được tôi là rất khó, bởi khi viết bài báo dù nhỏ thôi nhưng đều được tôi triển khai như một hệ thống chặt chẽ. Bởi thế, khi gửi đến toà soạn nào, bao giờ tôi cũng đề nghị không cắt. Không phải vì tôi kiêu ngạo mà bởi hệ thống bài viết của tôi chặt chẽ đến mức mà cắt đoạn nào ra là có nguy cơ sập toàn bài”[4-đd]
Có một trường hợp mà tôi thấy ông gay gắt, quyết liệt, là cuốn Con mắt thơ của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy. Nguyễn Hòa kể:
“Con mắt thơ - là cuốn ăn cắp kinh hoàng…Hồi ấy Hội Nhà văn họp vào thứ bảy để xét giải. Anh Nguyên Ngọc bảo mọi người về nghỉ chủ nhật và cân nhắc kỹ, sáng thứ hai bỏ phiếu. Chiều thứ bảy, tôi nghe cái tin sắp bỏ phiếu và trong đó có “Con mắt thơ”. Tôi bảo Chu Văn Sơn cùng đến chỗ anh Nguyên Ngọc. Hai thằng đi bằng cái xe Babetta cổ lỗ sĩ của tôi.
Đến nhà Nguyên Ngọc, tôi lấy cuốn của Đỗ Lai Thúy ra (khi đó là cuốn duy nhất về lý luận – phê bình có khả năng đoạt giải) và trình bày: Bọn em chẳng phải hội viên, nhưng bọn em ra gặp anh là vì Hội. Ông Ngọc hỏi: Làm sao? Tôi giở cuốn sách và nói: Đây là cuốn ăn cắp. Ông hỏi tiếp: Ăn cắp của ai? Lúc ấy, tôi mới lôi ra một loạt tên tuổi mà ông Ngọc cũng quý mến. Ông Ngọc bảo: Sao lại có chuyện đó, ông Đặng Tiến còn viết bài ca ngợi cơ mà? Tôi bảo: Ông Tiến viết cách đây bao nhiêu năm, có thể đã quên rồi. Hoặc có thể, người ta cứ để trao giải rồi mới “nện” cho xấu hổ thì sao? Tình huống xã hội có nhiều lắm. Nếu các anh vẫn bỏ phiếu thì em không phản đối, nhưng sẽ lên tiếng. Chúng em không phải phản đối Hội Nhà văn, mà lên tiếng để bảo vệ giới tri thức trong nước!
Anh Ngọc lại hỏi: Chú cho dẫn chứng đi. Tôi bảo Chu Văn Sơn: Bây giờ tôi cầm quyển của Đỗ Lai Thúy, Sơn cầm cuốn của Lê Huy Oanh, hai thằng cùng “song ca” cho anh ấy nghe nhé!
Tôi và Sơn đọc được nửa trang. Nguyên Ngọc giật mình hỏi: Thế có ngoặc kép không? Tôi nói: Nếu có ngoặc kép, thì chúng em đến gặp anh làm gì?
Rồi ông Thúy cũng đến nhà Chu Văn Sơn để nói khó. Sơn không công bố chuyện đó nữa. Thế mà 7 năm sau, ông Thúy vẫn tiếp tục tái bản mấy lần, không sửa chữa, bất chấp thiện chí của đồng nghiệp. Đến năm 2002, tôi phải thốt lên với Chu Văn Sơn: Thôi đến mức này thì không thể nào im lặng được nữa. Ông ấy khinh bọn mình quá. Ông ấy lợi dụng sự tử tế của anh em. Vì tôi vẫn nghĩ, với những gì ông Thúy đã làm được thì việc gì phải đi ăn cắp. Dù sao ông Thúy cũng có tên tuổi rồi.”[5]
Trong bài viết: “PGS TS Đỗ Lai Thuý: từ những tiền đề sai đến một kết quả… đúng!?” phản biện bài: “Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa” của Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Hòa lại nhắc lại chuyện Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy: “Quả thật, thưa PGS TS Đỗ Lai Thuý, tôi buộc phải nói rằng Mắt thơ (hay trước đây là Con mắt thơ) là tác phẩm nên “giấu đi” chứ không nên “khoe ra” trước bàn dân thiên hạ, vì lẽ đơn giản: đó là một công trình “đạo văn” mà bất kỳ một trí thức nào có chút liêm sỉ cũng nên lấy làm xấu hổ. Lâu nay, trước nhiều đồng nghiệp, Mắt thơ hầu như không có ý nghĩa, nên dù đến năm 2006 trong bản tham luận, ông có “đánh bóng mạ kền” cho nó bằng cách giới thiệu mình đã đạt được “thành tựu” gì trong đó.”[6]
Cũng trong bài viết trên, Nguyễn Hòa còn chỉ ra Đỗ Lai Thúy “hời hợt, cảm tính, thiếu vắng một số căn cốt lý thuyết cơ bản về đối tượng cùng những luận giải mang màu sắc “hư vô”… cả khi xem xét vấn đề từ góc độ triết học với việc sử dụng khái niệm ý thức xã hội và sự phân loại ý thức xã hội, PGS TS Đỗ Lai Thúy cũng chỉ dựa trên các suy đoán chủ quan chứ chưa xem xét như những đơn vị kiến thức được thâu nhận có hệ thống, cơ bản và cập nhật.”[6-đd]
Thực ra muốn đánh giá phẩm chất bài viết của Nguyễn Hòa, người đọc phải đi lại con đường ông đã nghiên cứu, phải có trí thức sâu rộng, đọc nhiều. Điều này thật không dễ. Chỉ những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu mới làm được. Dù vậy, ý kiến của Nguyễn Hòa phản biện trong hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, và thái độ quyết liệt của ông với cuốn Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy đến nay tỏ ra là những nhận định có cơ sở.
Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên tử” do tạp chí Nhà Văn tổ chức ngày 8/8/2012 tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam với sự tham dự của một số nhà khoa học, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, báo chí và nhiều nhà phê bình. Theo Kỷ yếu hội nghị, có 22 tham luận. Đa số tham luận là những bài tụng ca thơ Hoàng Quang Thuận. Nguyễn Hòa không đến dự hội thảo nhưng có gửi tham luận.
Nguyễn Hòa nói thẳng: “tôi vẫn xin nói ngay rằng, đó là mấy bài “thi ký” rất yếu về ý tưởng lẫn cách thức tổ chức bài thơ, cách thức sử dụng ngôn từ… Nếu thực sự “tiền nhân mượn bút” của Hoàng Quang Thuận để “viết thơ” thì xem ra thơ của “tiền nhân” đã sa sút đến mức thê thảm! Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt, hoặc ghép 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật, thì ngay cái việc cố gắng ép vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài.”
Nguyễn Hòa hoài nghi về bản chất của vấn đề: “Tôi không rõ Hoàng Quang Thuận được khai tâm – hoằng pháp từ khi nào, song căn cứ vào những gì ông kể thì xem ra, sự “đốn ngộ” của ông đã nhanh chóng thấu đến cõi của “tiền nhân”. Chẳng thế mà hàng trăm năm nay, “tiền nhân” không chọn ai, lại chọn đúng 1 ông Giáo sư- Tiến sĩ để “giáng bút”. Và tôi kinh ngạc vì thấy vào thời buổi văn minh phát triển như ngày nay, 1 GSTS lại có thể kể một cách rất tự tin về 1 câu chuyện nhuốm màu hoang đường không khác gì điều kỳ bí của mấy ông bà “thần lô, thánh đề”. [7]
Sau đó Hoàng Quang Thuận bị phát hiện đạo văn, Thường vụ Hội Nhà Văn phải nhận trách nhiệm trước công luận:
“3. Trước dư luận về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận và non thiêng Yên Tử”, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo.
4. Ngay sau cuộc họp này, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã có văn bản yêu cầu Tạp chí Nhà văn giải trình một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” mà dư luận đang đề cập…”(Thông báo của Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam)[8]
Trong sự việc này, nhà phê bình Nguyễn Hòa ghi được một điểm son trong lòng tin của người đọc. Bởi ông không theo dàn đồng ca khen thơ Hoàng Quang Thuận. Ông đối diện với với văn bản thơ để khám phá vấn đề. Ông tự hào là người “ngửi mùi” nhanh lắm”[5-đd] những “mùi” khuất lấp ngoài văn chương.
KHÓ TRÁNH NHỮNG NGHI NGẠI
Nhà thơ, nhà phê bình Inrasara mượn chữ của Nguyễn Hưng Quốc gọi Nguyễn Hòa là “nhà phê bình mù”. Inrasara cho rằng, bài “Một số lý thuyết ngoại nhập và văn học Việt Nam gần đây” của Nguyễn Hòa đăng trên Vanvn.net, ngày 3-8-2016 phạm cả khối sai lầm về kiến thức mà người đọc có hiểu biết cơ bản về hậu hiện đại không khó nhận ra. Inrasara bênh vực Hậu hiện đại, chê Nguyễn Hòa lạc hậu và “mù” về văn chương Hậu hiện đại Việt Nam.
Inrasara cho rằng: “Nếu chỉ đọc báo Văn nghệ, và báo văn nghệ Nhà nước các loại thì nhận đinh kia không sai [BCT: nhận định của Nguyễn Hòa], nhưng tinh thần hậu hiện đại là phi tâm hóa. Mà đại bộ phận sáng tác hậu hiện đại nằm ở “ngoại vi”: Văn chương mạng, sáng tác của người Việt hải ngoại, văn học ngoài luồng, tác phẩm in phi chính thống./ 12 năm, xuất hiện hơn trăm tác giả hậu hiện đại ở cả phía chính thống lẫn [sáng tác bị cho là] ngoại vi [không kể tác giả là người Việt hải ngoại] thuộc ba thế hệ khác nhau, thì “lối viết hậu hiện đại trở nên phổ biến ở Việt Nam” rồi là gì! Không nhận ra chúng mới là mù.”[9]
Nhưng rồi thực tế văn chương đã giúp Inrasara nhận ra rằng:“Có thể các sáng tác hậu hiện đại được sơ khởi bày ra ở trên, tạo cảm giác cho người đọc rằng chúng chỉ là những thử nghiệm dị hợm, một thái độ phá phách không hơn không kém. Cũng có thể lắm thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay chưa nẩy nòi ra “tác giả” tài năng để tạo ra “tác phẩm” hậu hiện đại lớn. Thực tế, thơ hậu hiện đại Việt có đó, không thể chối bỏ. Nó đã khởi động. Nó đang xảy ra…Nó chưa là thành tựu, và “chưa đi đến đâu”, như vài phán định dễ dãi về nó như thế. Nên, chưa thực sự xâm nhập vào dòng chính lưu để chính nó trở thành chính lưu.”[10]
Một nhà phê bình nói về văn học ngoài luồng, một người lại nhận xét văn chương ở giòng chính lưu, họ không gặp nhau là phải. Tuy vậy, Inrasara cũng phải công nhận những nhận định của Nguyễn Hòa là không sai. Và đến nay (2017) nhìn vào sự phát triển của văn chương Hậu hiện đại ở Việt Nam, người đọc có thể phân xử trong hai người, hay cả hai nhà phê bình “tay ngang”, ai sáng, ai “mù”!
Có nên đánh thức tính xấu hổ trong phê bình là nhan đề bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng tạo Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa [11]. Đó là các bài: Sao cứ ép tôi hiểu thơ giống ông của Nguyễn Thanh Sơn (Tia sáng, 8-2001)
và bài Về một chàng hiệp sĩ – thi sĩ cưỡi Rôxinantê đỡ đầu cho "thơ trẻ" của Nguyễn Hòa (Tia sáng, 9-2001). Nguyễn Trọng Tạo bênh vực Thơ Trẻ (thơ của những nhà thơ trẻ tuổi đầu thế kỷ XXI như Văn Cầm Hải, Vy Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh...). Ông không chịu được những nhận định của Nguyễn Hòa và Nguyễn Thanh Sơn chê Thơ Trẻ. Nguyễn Trọng Tạo viết: “...tôi không đồng tình với Nguyễn Hòa (Ngọc Oanh) khi phê phán quá quắt và vô nguyên tắc thơ Văn Cầm Hải, và Nguyễn Thanh Sơn sổ toẹt thơ Vi Thùy Linh, hai nhà thơ trẻ có tài, có học, và có thức trong "thơ trẻ" gần đây, thậm chí có anh còn đòi cả "các ngành hữu quan" (nghĩa là pháp luật) can thiệp vào thơ của họ.” Nguyễn Trọng Tạo giải thích: “Vấn đề văn trẻ nói chung và thơ trẻ nói riêng, gần đây được tranh luận tương đối sôi nổi với nhiều nhận định khác nhau. Có khen, có chê và có cả "sổ toẹt". Điều đó chứng tỏ "thơ trẻ" đã có một cái gì đó làm cho người ta chú ý. Đó là những phản ứng lành mạnh (trên mặt bằng chán ngấy trước đó). Ấy thế mà Nguyễn Hòa không chỉ sổ toẹt thơ trẻ mà còn sổ toẹt cả phê bình”.
Nếu Nguyễn Trọng Tạo phân tích cái hay cái mới của thơ trẻ để thuyết phục nhà phê bình già Nguyễn Hòa thì hay biết mấy, trái lại, Nguyễn Trọng Tạo lại “đánh” vào năng lực và nhân cách Nguyễn Hòa. Rằng, nhà phê bình phải biết xấu hổ. Ông còn dẫn kinh điển: “C.Marx còn cho đấy là một dạng thức cách mạng ("Sự xấu hổ – đó cũng là một dạng của cách mạng").
Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì: “khi phê bình bài phê bình của tôi với tựa đề "Sự ngộ nhận trong phán xét văn trẻ", Nguyễn Hòa đã nhiều lần dẫn sai tựa đề này thành ra "sự ngộ nhận trong phán xét thơ trẻ". Văn là nói chung về văn chương, còn thơ là thơ mà thôi. Cũng như trước đây khi anh Nguyễn Hòa viết bài phê phán những bài thơ đang ở dạng bản thảo chưa hoàn chỉnh của Văn Cầm Hải "Phải chăng đó là thơ" anh không đủ can đảm ký tên. Nguyễn Hòa mà phải khoác cho mình một cái tên ái nam ái nữ Ngọc Oanh gì đó”.
Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì kiến thức phê bình nông cạn: “Khi Nguyễn Hòa khẳng định: "thơ trẻ" (ở ta – NTT) trở về với những đài tưởng niệm cách đây dăm ba chục năm người phương Tây đã từng dựng lên để nhớ tới "thơ điện", "thơ man rợ" – những thứ thơ mà các nhà thơ như Marinetti, Pélieu, Merssagier... đã chế tạo ra", và cho rằng nó đã "lỗi thời", thì xem ra anh hiểu khá nông cạn về nhà thơ lớn người Ý từng sống ở Pháp có tên là Marinetti (1876-1944).”
Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì “sở đọc” và “sở hiểu” của mình rỗng tuênh: “Tôi tự nghĩ rằng cái "sở hiểu" của mình thật có hạn, cái "sở đọc" lại càng có hạn hơn, vì càng đọc càng thấy mình ngu dốt trước tri thức mênh mông của thiên hạ. Tôi không rõ "sở đọc" của Nguyễn Hòa đến đâu, nhưng khi anh viết: "Có cái gì đó khôi hài khi Nguyễn Trọng Tạo khen ngợi những câu thơ trẻ nhưng qua đó lại bộc lộ cái "sở đọc" còn quá hạn hẹp”. Nếu biết tự xấu hổ, chắc chẳng ai dám khoe cái "sở đọc" rộng hoác của mình. Đọc mà không hiểu thì thà không đọc còn hơn.”
Cuộc “đụng độ” giữa Nguyễn Hòa với Inrasara và Nguyễn Trọng Tạo tuy khác về hiện tượng, nhưng cùng là một vấn đề. Đó là dụng chạm giữa nhà phê bình và nhà thơ, đụng chạm giữa “nhà phê bình già” chê thơ trẻ (Thơ Hậu hiện đại ngoại vi và Thơ Trẻ chính lưu trong nước) với người bênh vực thơ trẻ đầu thế kỷ XXI. Trong khi trao đổi, ngôn ngữ của hai bên có lúc quá đà, mỗi bên đều không kềm chế được cảm xúc của mình. Từ hiện tượng này, phê bình văn học Việt Nam lộ ra một điểm yếu ấy là, nhiều nhà phê bình (theo cảm quan và tư duy nghệ thuật cũ) đã không theo kịp sự phát triển của sáng tác.
Nhưng điều tôi nghi ngại nhiều về Nguyễn Hòa là bài ông viết về GS Nguyễn Huệ Chi, sau đó bài của Nguyên Hòa bị Đặng Văn Sinh phản bác.[12]
Nguyễn Hòa cho biết: “Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng…năm 2013…, tôi bị bất ngờ với “giải thưởng thành tựu” dành cho sự nghiệp văn học của… Giáo sư (GS) Nguyễn Huệ Chi! Cũng ngẫu nhiên, đúng thời điểm GS Nguyễn Huệ Chi nhận giải thưởng thì tôi công bố bài Đôi điều gửi tới GS Nguyễn Huệ Chi (BCT: Văn nghệ số 41 912.10.2013- phê bình cuốn sách Văn học cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi), trong đó đưa ra một số câu hỏi và đề nghị Giáo sư trả lời, trong đó có mấy câu hỏi khá hệ trọng mà GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú đặt ra đã lâu nhưng chưa thấy GS Nguyễn Huệ Chi nói gì…”[14e] Trong bài viết, Nguyễn Hòa đặt vấn đề: “GS Nguyễn Huệ Chi "đạo văn" hay "phóng tác" từ tác phẩm của Trần Nhân Tông nhưng lờ đi, không nói rõ nguồn gốc, hoặc ông bắt chước Nguyễn Lang (đoạn của Nguyễn Lang khá dài nên không dẫn lại, có thể tìm đọc trong: Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1, NXB Lá bối, SG, 1973, từ tr.276 đến 279; và Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn học, H, 2008, từ tr.256 đến tr.258), rất mong GS Nguyễn Huệ Chi tường giải vấn đề này”.
Đặng Văn Sinh cho biết: “ngoài việc chụp mũ GS Nguyễn Huệ Chi đạo văn của Trần Nhân Tông và Nguyễn Lang, nhà phê bình Nguyễn Hoà còn nghi ngờ ông rút ruột luận án tiến sĩ của Trần Hải Yến khi viết bài “Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát”.
Ở phần Kết, Nguyễn Hòa còn yêu cầu: “Lời kết, cuối cùng xin nói ra điều băn khoăn nhất của tôi với GS Nguyễn Huệ Chi là tại sao bài viết của GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú công bố công khai đã lâu mà hoàn toàn không thấy GS Nguyễn Huệ Chi đả động? Tôi băn khoăn vì thiển nghĩ dù GS Nguyễn Huệ Chi có thể coi đó là điều rất bình thương hoặc chỉ là biểu hiện của thái độ ác ý, đố kỵ...và ông “không thèm chấp” thì ông vẫn nên nói rõ một lần để bảo vễ danh dự của mình. Bởi đơn giản vì nếu ông đã và sẽ im lặng thì sự hồ nghi vẫn mãi đeo bám theo ông.”
Đặng Văn Sinh (nhà văn) tự nhận mình là “một người từ lâu có dõi theo con đường học thuật và hoạt động xã hội của GS Huệ Chi mà không có hân hạnh quen ông, từ chỗ tò mò đến băn khoăn tìm hiểu, thấy đã đến lúc phải lên tiếng với công luận một đôi điều. Bài viết của chúng tôi gồm hai phần, nhằm giải đáp hai câu hỏi trong số ba câu của ông Hoà, còn câu cuối, ông mượn lại lời GS Nguyễn Đình Chú (một người thầy đáng kính), vì không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học”.
Đặng Văn Sinh đã trưng ra nhiều bằng chứng để luận giải GS Nguyễn Huệ Chi không “đạo văn” và không “rút ruột” luận văn của người khác. GS Nguyễn Huệ Chi là một nhà nghiên cứu, ông có cách làm khoa học, sâu sắc và tầm bao quát vấn đề. Từ đây Đặng Văn Sinh cảnh báo Nguyễn Hòa:
“Với những dẫn chứng và đối chiếu tuần tự của chúng tôi, trên cơ sở cứ liệu cũ mới còn lưu giữ trong sách báo, cùng những nhận xét, đánh giá nghiêm chỉnh của một số nhà văn, nhà khoa học như GS Vũ Khiêu, TS Đặng Thị Hảo, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn..., thiết nghĩ, nhà phê bình Nguyễn Hoà nên bình tĩnh đọc hết Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật. Có thể, sau khi đọc và nghiền ngẫm trên tinh thần của một người cầm bút vì chân lý, cùng với thời gian, hy vọng ông sẽ có một cách nhìn khác, công bằng hơn, bao dung, và độ lượng hơn so với cách đọc chộp vội từng đoạn từng khúc (đoạn chương thủ nghĩa), với những ngôn từ “ném đá” trước đây của ông”
Trong bài viết, nhiều lần Đặng Văn Sinh phê phán Nguyễn Hòa: ““con mắt xanh” của nhà phê bình đao búa lại mắc bệnh quáng gà theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Từ cách tiếp cận văn bản cẩu thả đến phương pháp luận sai lầm, xuất phát từ động cơ thiếu trong sáng, Nguyễn Hoà đã bộc lộ sự non yếu trong bài viết của mình về khả năng chuyên môn”; ” chúng tôi vẫn nghi ngờ, Nguyễn Hoà, thật ra, chưa hề đọc luận án tiến sĩ của Trần Hải Yến cũng như chuyên luận về Giai nhân kỳ ngộ diễn ca… của GS Nguyễn Huệ Chi một cách nghiêm túc. Chính vì thế, ông đã vội vàng quy chụp bằng thứ ngôn ngữ đao búa, cưỡng bức chân lý từ những lý do ngoài văn chương. Đây chính là điều tối kỵ đối với người cầm bút phê bình, vì phản biện kiểu ông Nguyễn Hoà chính là mình tự hạ thấp mình”.
Tuy nhiên, Đặng Văn Sinh vẫn phải thừa nhận có sự giống nhau giữa những đọan văn Nguyễn Hòa công bố, rằng Nguyễn Huệ Chi “đạo” văn của văn bản gốc. Đặng Văn Sinh viết về sự giống nhau của Nguyễn Huệ Chi và Trần Nhân Tông: “Trên thực tế, quả thật hai văn bản khá giống nhau, và không thể phủ nhận một điều, khi viết công trình của mình, Nguyễn Huệ Chi đã tham khảo từ trước tác của Trần Nhân Tông”. Đặng Văn Sinh cũng công nhận sự giống nhau của Nguyễn Huệ Chi với luận văn của Trần Hải Yến: “So sánh giữa hai văn bản, chúng tôi thấy, giữa Nguyễn Huệ Chi và Trần Hải Yến cũng có một vài điểm tương đồng về cách nêu khái niệm (như các phạm trù “thời gian nghệ thuật”, “không gian nghệ thuật”, điều mà từ rất nhiều năm nay hầu như ta nghe đã quen đến thành nhàm); hay cách đặt vấn đề và phương pháp luận, nhưng về cấp độ, có thể nói giữa hai bên hoàn toàn khác nhau...”
Việc Đặng Văn Sinh xác nhận có sự giống nhau trong văn bản của GS Nguyễn Huệ Chi với Trần Nhân Tông và Trần Hải Yến đúng như những gì nhà phê bình Nguyên Hòa nêu ra, như vậy cách đặt vấn đề của Nguyễn Hòa là có cơ sở, không phải là “vu khống” như Đặng Văn Sinh quy kết. Tôi thiết nghĩ, nhà phê bình Nguyễn Hòa không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề như GS Nguyễn Huệ Chi. Vì thế ông phát hiện vấn đề mà chưa có thời gian và điều kiện nghiên cứu lại toàn bộ quá trình nghiên cứu của GS Nguyễn Huệ Chi, nên ông chỉ đặt vấn đề và muốn được nghe lý giải. Nguyễn Hòa viết: “rất mong GS Nguyễn Huệ Chi tường giải vấn đề này”. Vấn đề thứ ba Nguyễn Hòa nhấn mạnh: “điều băn khoăn nhất của tôi với GS Nguyễn Huệ Chi là tại sao bài viết của GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú công bố công khai đã lâu mà hoàn toàn không thấy GS Nguyễn Huệ Chi đả động? Và trong bài viết bênh vực GS Nguyễn Huệ Chi, Đặng Văn Sinh cũng không nói gì. Ông chỉ nói úp mở rằng: “không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học”.Thế nghĩa là Đặng Văn Sinh vẫn chưa phản biện đến cùng những gì Nguyễn Hòa đặt ra.
“CÓ LÚC ÂN HẬN...”
Viết phê bình về một tác phẩm đã rất đụng chạm, đụng chạm với tác giả, với nhà xuất bản và bạn đọc, nhiều khi phản ứng của họ rất dữ dội (thí dụ, phản ứng của Nguyễn Vĩnh Nguyên với nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên-xin xem bài Những Nhà phê bình phong trào). Viết về những khuyết tật văn hóa như nhà phê bình Nguyễn Hòa đã làm còn khó biết bao, vì bài viết đụng chạm trực tiếp tới nhân cách, danh dự của người khác, và rất dễ làm họ tổn thương. Người viết dễ phải đối mặt với pháp luật. Hơn nữa nếu tâm người viết không trong sáng, cách viết không minh triết, trình độ tri thức không đủ để đối thoại, thì bài phê bình sẽ thành văn bản tác giả tự tố cáo mình, tự phơi bày nhân cách của mình trước thiên hạ...
Trong các nhà phê bình văn học đương thời, Nguyễn Hòa là người duy nhất theo đuổi mục tiêu phát hiện và lên tiếng trước nạn “đạo văn” trong văn chương, học thuật Việt Nam (tất nhiên ông còn nói về nhiều vấn đề văn chương, học thuật khác). Ông cho biết:”Tôi không tự giao cho mình nhiệm vụ phát hiện các “ông bà đạo chích”, phát hiện của tôi chỉ là ngẫu nhiên thôi. Tôi ham đọc, đọc cũng nhiều, lại có trí nhớ kha khá, nên trong quá trình đọc thi thoảng lại “túm” được một vị. Tôi biết cũng có người đọc nhiều, đọc rộng, nhớ tốt và cũng phát hiện ra “đạo văn” nhưng vì lý do nào đó mà không lên tiếng. Còn tôi, vì rất dị ứng với sự khuất tất nên tôi nói huỵch toẹt ra để mọi người nhận diện.”[13]
Tôi muốn lý giải do đâu ông chọn con đường này?
Nguyện Hòa cho biết:
“Trước khi về Văn nghệ Quân đội, tôi đã sống trong quân ngũ 24 năm. Nhìn chung mọi việc đã theo quy củ đúng luật nhà binh, “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày”. Ở Văn nghệ Quân đội, tôi không chỉ được làm việc yêu thích mà còn được thoải mái hơn. Nhưng khổ nỗi chất lính ăn sâu quá rồi, nên hay cứng nhắc!”
“Tôi đến với phê bình văn học hay nghiên cứu văn hóa hoàn toàn ngẫu nhiên thôi, tôi chẳng có chuẩn bị từ trước cũng không có ý định từ trước. Khi có thời gian khá dài tôi làm việc ở Khoa Triết học, mười mấy năm ở đấy, hồi ấy cũng rỗi, mình đọc sách triết học thì mới vỡ ra một thứ, nó là khoa học, nó cung cấp cho cách nhìn rất tốt, đặc biệt là những người làm khoa học thì cần phải có nó. Trong khi có nó rồi thì lại nhìn ra rằng, cần phải nhìn sự vật, cố gắng nhìn sự vật trong 5 nguyên tắc rất rõ ràng: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển” [14b]
Như vậy có thể thấy phẩm chất nhà phê bình ở Nguyễn Hòa là tổng hợp chất lính và cách nhìn khoa học của triết học, hướng về đối tượng văn học (tác phẩm) văn hóa (con người trong xã hội). Đối với người lính, đúng-sai, lập trường phải rõ ràng, không chấp nhận sự khuất tất. Đối với cách nhìn khoa học-triết học, sự vật phải được tìm đến ngọn nguồn của nó. Cùng với cá tính “rất dị ứng với sự khuất tất nên tôi nói huỵch toẹt ra để mọi người nhận diện”, Nguyễn Hòa viết về nạn “đạo văn”, một hiện tượng văn hóa suy đồi của thời kinh tế thị trường (như nhiều sự suy đồi khác, chẳng hạn nạn tham nhũng)
Hồng Thanh Quang là người viết nhiều bài về Nguyễn Hòa (tôi đọc được 7 bài). Ông trò truyện, chia sẻ với Nguyễn Hòa về nhiều vấn đề văn hóa, văn học. Bởi cả hai cùng xuất thân là người lính. Hồng Thanh Quang có nhiều câu hỏi thẳng và hóc búa, đặt Nguyễn Hòa đối diện với lương tâm và phải nói thật về mình. Ông hỏi Nguyễn Hòa: [13]
-Trong hoạt động của anh, trong vai trò “Cây búa!” anh nhận một cách đùa cợt thế thôi, anh có nghĩ bao giờ mình đã “ngộ sát” không? Cách đây vài hôm, tôi có đọc được tin bác sĩ riêng của Michael Jackson cũng bị kết án tù vì tội ngộ sát. Ở trong cương vị của anh, trong làng văn, anh đã bao giờ “ngộ sát” ai chưa?
Nguyễn Hòa:
- Tôi chưa…
Hồng Thanh Quang:
- Anh đã bao giờ anh bị cảm giác anh đã nặng lời với ai đó quá?
Nguyễn Hòa:
- Có lúc có ân hận về chuyện đó chứ. Có lúc là gọi điện cho nhau…
Nguyễn Hòa kể:
“Có vị tình cờ thấy tôi thì nói: “Ông đánh tôi ác quá!”, tôi trả lời ngay: “Tôi bắt quả tang ông là “đạo chích” chứ đâu có đánh đấm!”. Té ra mình làm việc lương thiện, có trách nhiệm mà vẫn bị trách cứ!”[13-đd]
Nguyễn Hòa có ân hận vì có những lúc anh nặng lời với một ai đó. Nhưng anh cho biết: “Đã theo nghề thì theo đến cùng, tôi luôn nghĩ vậy, tuy cũng có lúc chán nản. Tôi chán nản không phải vì bị ghét, mà chủ yếu vì thấy việc làm của tôi nhiều khi như là công cốc. Người “ăn cắp” vẫn nhởn nhơ như không, vẫn đứng trên bục giảng bài, vẫn thăng quan tiến chức, có khi còn lớn tiếng phê phán…“đạo văn”![14]
Nguyễn Hòa tâm sự:
“Đời sống văn học xem ra ngày càng phức tạp, hỗn độn, với sự “lên ngôi” của sự phù phiếm kèm theo là các “giá trị giả” nên nhiều khi tôi chán ngán, chẳng thích viết phê bình nữa. Về xu hướng thì nhiều người thường thích khen chứ không thích chê. Chắc vì thế trong một số trường hợp, người ta viết như khen lấy được, rồi sử dụng vài lý thuyết nhặt nhạnh thiếu hoàn chỉnh từ nước ngoài để bảo lãnh cho lời khen. Khi ông tây đã bảo thế này, bà tây đã nói thế kia thì chẳng nhẽ còn dám phê phán?”
Tôi nghĩ, vị trí phê bình văn học của Nguyễn Hòa khó có người thay thế. Bởi tuy ông dùng “búa” để đánh vào nạn “đạo văn”…nhưng không phải ai cũng làm được như ông.
Tuy vậy, trong khi cọ sát với Inrasara, Nguyễn Trọng Tạo, GS Nguyễn Huệ Chi…Nguyễn Hòa để lộ ra những mặt hạn chế của một nhà phê bình phong trào mà ở độ tuổi của ông rất khó vượt qua.
Tháng 5 năm 2017
Nguồn: Bùi Công Thuấn-Phê bình văn học-Diện mạo của một thời
________________________
[1,2,3&4] Nhà phê bình Nguyễn Hòa: Bằng cấp không đảm bảo cho trí tuệ.
http://nongnghiep.vn/nha-phe-binh-nguyen-hoa-bang-cap-khong-dam-bao-cho-tri-tue-post2829.html]
[1b] Trần Ngọc Linh-vietnam.net- http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1090
[5] Khắc vía Tiến sĩ giấy: Nhà phê bình lừng danh Nguyễn Hòa! http://thvl.vn/?p=12448
[6] http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dien-dan/item/2257702-.html
[7] Nguyễn Hòa-Thơ ‘nhập đồng’- http://phebinhvanhoc.com.vn/tho-nhap-dong/
[8] http://phebinhvanhoc.com.vn/thong-bao-cua-thuong-vu-hoi-nha-van-viet-nam/
[9] Inrasara-Nguyễn Hoà, nhà phê bình mù: vanviet.info/tren-facebook/nguyen-ha-nh-ph-bnh-m/
[10] Inrasara-Hậu hiện đại &Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7299
[11] Nguyễn Trọng Tạo-
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c92/n500/Co-nen-danh-thuc-tinh-xau-ho-trong-phe-binh.html
[12] Đặng Văn Sinh-GS Huệ Chi đạo văn hay nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống?
https://xuandienhannom.blogspot.com/2013/11/gs-hue-chi-ao-van-hay-nha-phe-binh.html+&cd=19&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
[13]-Đạo văn-Một mất mười ngờ
http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Nha-phe-binh-Nguyen-Hoa-Moi-nguoi-can-phai-tu-tao-lap-mot-day-than-kinh-xau-ho-324594/
[14] Hồng Thanh Quang có nhiều bài phỏng vấn, trao đổi với Nguyễn Hòa (7 bài)
a. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Có lúc có ân hận
http://daidoanket.vn/cung-ban-luan/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-co-luc-co-an-han/69916
b. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hoà: Việc của nhà văn trước hết là sáng tác
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-viec-truoc-het-cua-nha-van.html
c. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hoà: “Cần chân thành và trung thực”
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-ban-ve-tinh-cach-viet.html
d. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hòa: Đừng để "quân hồi vô phèng”
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-canh-bao-quan-hoi-vo-pheng%E2%80%9D.html
e. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Đồng hành với nhà văn
http://thuvientulap.org/sach-va-van-hoa-doc/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-dong-hanh-voi-nha-van.htm
f. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hòa: Nhà văn nên biết lắng nghe http://www.nxbcand.vn/default.asp?tab=detail&zone=72&menuid=29&id=5792&path=Nh%C3%A0_nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_v%C4%83n_h%E1%BB%8Dc_Nguy%E1%BB%85n_H%C3%B2a:_Nh%C3%A0_v%C4%83n_n%C3%AAn_bi%E1%BA%BFt_l%E1%BA%AFng_nghe
g. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Đừng nghĩ mình có quyền ban phát
http://daidoanket.vn/tin-tuc/cung-ban-luan/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-dung-nghi-minh-co-quyen-ban-phat-354661
NHÀ PHÊ BÌNH VỚI “BÀN PHÍM VÀ CÂY BÚA”
Bùi Công Thuấn
“Bàn phìm và cây búa” (Nxb Văn học-2007) là cuốn sách đầu tiên của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa.
Nhà báo Mai Xuân Nghiên hỏi:
- “Bàn phím và “Cây búa” nghe có vẻ “chém đinh chặt sắt” quá, thưa anh Nguyễn Hòa?
- Không. Tôi “nghịch” ấy mà. Cũng như các đồng nghiệp khác, bây giờ tôi ít dùng bút, mà chỉ dùng computer. Còn “cây búa” thì có liên quan đến câu chuyện cách đây hơn 10 năm. Anh Nguyễn Duy đọc mấy bài phê bình của tôi rồi bảo: “Anh mà kiếm được tiền tài trợ, sẽ trao giải “cây búa vàng” cho chú”. Quen dần, nhiều người cũng đùa, gọi tôi là “cây búa”. Tôi dùng lại chữ “cây búa” của Nguyễn Duy, nhưng để nó trong ngoặc kép, tức là cho có hình ảnh chứ không phải “cây búa” theo nghĩa đen...”[1]
HOÀ NHƯNG KHÔNG HÒA
Nhà phê bình có tên là Hòa nhưng trong phê bình ông không hòa với ai cả. Theo tường thuật của Trần Ngọc Linh trên Vietnam.net, trong Hội nghị lý luận phê bình lần thứ II, có người gọi Nguyễn Hòa là "thùng thuốc súng" và hỏi ông, năm nay ông chuẩn bị súng ống đạn dược ra sao để đến hội nghị? Nguyễn Hoà chỉ cười và bảo: “Đang lau chùi dầu mỡ cất ở nhà”. Nhưng ai mà tin được? Ít nhất thì ông Nguyễn Hoà cũng có tham luận đọc tại Hội nghị lần này. Thiên hạ lại bàn tán, dự đoán về những người sắp bị Nguyễn Hoà "phê" và "bình".[1b]
Do đâu Nguyễn Hòa hay phê bình trực diện vào tác giả? Ông nói: “Tôi là người sống trung thực, thẳng thắn nên gặp khuất tất trong nghề là không chịu được. Hơn nữa, môi trường học thuật, văn chương ở Việt Nam đã đến lúc phải được cảnh báo… cái “tạng” của tôi thì không dung túng cho sự khuất tất.”[2] À! Nguyễn Hòa chỉ phê bình “sự khuất tất” trong môi trường học thuật, văn chương ở Việt Nam. Điều này này có nguồn gốc hiểu được.
Nguyễn Hòa là một người lính biên giới. Ông được quân đội cho về học ngành văn hóa quần chúng tại ĐH Văn hóa Hà Nội, học chuyên tu 3 năm. Học xong ở ĐH, ông được điều về dạy ở Khoa triết của Học viện Chính trị - Quân sự. Nguyễn Hòa không được đào tạo bài bản về lý luận và phê bình văn học. Sở học của ông là do tự học. Cách học của ông cũng lạ. Ông kể: “tôi cứ nghe bạn bè kháo nhau có thầy nào giỏi giảng ở đâu thì đạp xe đến nghe, đông quá thì kê ghế ngồi ké ngoài cửa sổ. Sau này, tôi may mắn được tiếp xúc với những cây đại thụ của ngành khoa học xã hội như các thầy Trần Đình Hượu, Từ Chi, Đoàn Văn Chúc... Tôi rất quý sự học nhưng phải là học thực chứ không phải để lấy cái bằng.”[3 đd]
Trong cuốn Bàn phím và “Cây búa”, Nguyễn Hòa viết về hai loại hiện tượng, hiện tượng “đạo văn” và các công trình anh đánh giá thấp nhưng lại được quảng cáo, lăng-xê rầm rộ. Với những người đạo văn, ông không cho họ con đường thoát. Ông rất tự tin về bài viết của mình. Nguyễn Hòa giải thích: “Tôi thường phải lật đi lật lại, bảo đảm chắc chắn mình đúng thì mới viết. Cũng có một vài người đưa ra ý kiến bóng gió này khác nhưng chưa ai chứng minh được tôi sai cả. Tôi biết, bắt bẻ được tôi là rất khó, bởi khi viết bài báo dù nhỏ thôi nhưng đều được tôi triển khai như một hệ thống chặt chẽ. Bởi thế, khi gửi đến toà soạn nào, bao giờ tôi cũng đề nghị không cắt. Không phải vì tôi kiêu ngạo mà bởi hệ thống bài viết của tôi chặt chẽ đến mức mà cắt đoạn nào ra là có nguy cơ sập toàn bài”[4-đd]
Có một trường hợp mà tôi thấy ông gay gắt, quyết liệt, là cuốn Con mắt thơ của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy. Nguyễn Hòa kể:
“Con mắt thơ - là cuốn ăn cắp kinh hoàng…Hồi ấy Hội Nhà văn họp vào thứ bảy để xét giải. Anh Nguyên Ngọc bảo mọi người về nghỉ chủ nhật và cân nhắc kỹ, sáng thứ hai bỏ phiếu. Chiều thứ bảy, tôi nghe cái tin sắp bỏ phiếu và trong đó có “Con mắt thơ”. Tôi bảo Chu Văn Sơn cùng đến chỗ anh Nguyên Ngọc. Hai thằng đi bằng cái xe Babetta cổ lỗ sĩ của tôi.
Đến nhà Nguyên Ngọc, tôi lấy cuốn của Đỗ Lai Thúy ra (khi đó là cuốn duy nhất về lý luận – phê bình có khả năng đoạt giải) và trình bày: Bọn em chẳng phải hội viên, nhưng bọn em ra gặp anh là vì Hội. Ông Ngọc hỏi: Làm sao? Tôi giở cuốn sách và nói: Đây là cuốn ăn cắp. Ông hỏi tiếp: Ăn cắp của ai? Lúc ấy, tôi mới lôi ra một loạt tên tuổi mà ông Ngọc cũng quý mến. Ông Ngọc bảo: Sao lại có chuyện đó, ông Đặng Tiến còn viết bài ca ngợi cơ mà? Tôi bảo: Ông Tiến viết cách đây bao nhiêu năm, có thể đã quên rồi. Hoặc có thể, người ta cứ để trao giải rồi mới “nện” cho xấu hổ thì sao? Tình huống xã hội có nhiều lắm. Nếu các anh vẫn bỏ phiếu thì em không phản đối, nhưng sẽ lên tiếng. Chúng em không phải phản đối Hội Nhà văn, mà lên tiếng để bảo vệ giới tri thức trong nước!
Anh Ngọc lại hỏi: Chú cho dẫn chứng đi. Tôi bảo Chu Văn Sơn: Bây giờ tôi cầm quyển của Đỗ Lai Thúy, Sơn cầm cuốn của Lê Huy Oanh, hai thằng cùng “song ca” cho anh ấy nghe nhé!
Tôi và Sơn đọc được nửa trang. Nguyên Ngọc giật mình hỏi: Thế có ngoặc kép không? Tôi nói: Nếu có ngoặc kép, thì chúng em đến gặp anh làm gì?
Rồi ông Thúy cũng đến nhà Chu Văn Sơn để nói khó. Sơn không công bố chuyện đó nữa. Thế mà 7 năm sau, ông Thúy vẫn tiếp tục tái bản mấy lần, không sửa chữa, bất chấp thiện chí của đồng nghiệp. Đến năm 2002, tôi phải thốt lên với Chu Văn Sơn: Thôi đến mức này thì không thể nào im lặng được nữa. Ông ấy khinh bọn mình quá. Ông ấy lợi dụng sự tử tế của anh em. Vì tôi vẫn nghĩ, với những gì ông Thúy đã làm được thì việc gì phải đi ăn cắp. Dù sao ông Thúy cũng có tên tuổi rồi.”[5]
Trong bài viết: “PGS TS Đỗ Lai Thuý: từ những tiền đề sai đến một kết quả… đúng!?” phản biện bài: “Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa” của Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Hòa lại nhắc lại chuyện Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy: “Quả thật, thưa PGS TS Đỗ Lai Thuý, tôi buộc phải nói rằng Mắt thơ (hay trước đây là Con mắt thơ) là tác phẩm nên “giấu đi” chứ không nên “khoe ra” trước bàn dân thiên hạ, vì lẽ đơn giản: đó là một công trình “đạo văn” mà bất kỳ một trí thức nào có chút liêm sỉ cũng nên lấy làm xấu hổ. Lâu nay, trước nhiều đồng nghiệp, Mắt thơ hầu như không có ý nghĩa, nên dù đến năm 2006 trong bản tham luận, ông có “đánh bóng mạ kền” cho nó bằng cách giới thiệu mình đã đạt được “thành tựu” gì trong đó.”[6]
Cũng trong bài viết trên, Nguyễn Hòa còn chỉ ra Đỗ Lai Thúy “hời hợt, cảm tính, thiếu vắng một số căn cốt lý thuyết cơ bản về đối tượng cùng những luận giải mang màu sắc “hư vô”… cả khi xem xét vấn đề từ góc độ triết học với việc sử dụng khái niệm ý thức xã hội và sự phân loại ý thức xã hội, PGS TS Đỗ Lai Thúy cũng chỉ dựa trên các suy đoán chủ quan chứ chưa xem xét như những đơn vị kiến thức được thâu nhận có hệ thống, cơ bản và cập nhật.”[6-đd]
Thực ra muốn đánh giá phẩm chất bài viết của Nguyễn Hòa, người đọc phải đi lại con đường ông đã nghiên cứu, phải có trí thức sâu rộng, đọc nhiều. Điều này thật không dễ. Chỉ những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu mới làm được. Dù vậy, ý kiến của Nguyễn Hòa phản biện trong hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, và thái độ quyết liệt của ông với cuốn Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy đến nay tỏ ra là những nhận định có cơ sở.
Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên tử” do tạp chí Nhà Văn tổ chức ngày 8/8/2012 tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam với sự tham dự của một số nhà khoa học, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, báo chí và nhiều nhà phê bình. Theo Kỷ yếu hội nghị, có 22 tham luận. Đa số tham luận là những bài tụng ca thơ Hoàng Quang Thuận. Nguyễn Hòa không đến dự hội thảo nhưng có gửi tham luận.
Nguyễn Hòa nói thẳng: “tôi vẫn xin nói ngay rằng, đó là mấy bài “thi ký” rất yếu về ý tưởng lẫn cách thức tổ chức bài thơ, cách thức sử dụng ngôn từ… Nếu thực sự “tiền nhân mượn bút” của Hoàng Quang Thuận để “viết thơ” thì xem ra thơ của “tiền nhân” đã sa sút đến mức thê thảm! Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt, hoặc ghép 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật, thì ngay cái việc cố gắng ép vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài.”
Nguyễn Hòa hoài nghi về bản chất của vấn đề: “Tôi không rõ Hoàng Quang Thuận được khai tâm – hoằng pháp từ khi nào, song căn cứ vào những gì ông kể thì xem ra, sự “đốn ngộ” của ông đã nhanh chóng thấu đến cõi của “tiền nhân”. Chẳng thế mà hàng trăm năm nay, “tiền nhân” không chọn ai, lại chọn đúng 1 ông Giáo sư- Tiến sĩ để “giáng bút”. Và tôi kinh ngạc vì thấy vào thời buổi văn minh phát triển như ngày nay, 1 GSTS lại có thể kể một cách rất tự tin về 1 câu chuyện nhuốm màu hoang đường không khác gì điều kỳ bí của mấy ông bà “thần lô, thánh đề”. [7]
Sau đó Hoàng Quang Thuận bị phát hiện đạo văn, Thường vụ Hội Nhà Văn phải nhận trách nhiệm trước công luận:
“3. Trước dư luận về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận và non thiêng Yên Tử”, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo.
4. Ngay sau cuộc họp này, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã có văn bản yêu cầu Tạp chí Nhà văn giải trình một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” mà dư luận đang đề cập…”(Thông báo của Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam)[8]
Trong sự việc này, nhà phê bình Nguyễn Hòa ghi được một điểm son trong lòng tin của người đọc. Bởi ông không theo dàn đồng ca khen thơ Hoàng Quang Thuận. Ông đối diện với với văn bản thơ để khám phá vấn đề. Ông tự hào là người “ngửi mùi” nhanh lắm”[5-đd] những “mùi” khuất lấp ngoài văn chương.
KHÓ TRÁNH NHỮNG NGHI NGẠI
Nhà thơ, nhà phê bình Inrasara mượn chữ của Nguyễn Hưng Quốc gọi Nguyễn Hòa là “nhà phê bình mù”. Inrasara cho rằng, bài “Một số lý thuyết ngoại nhập và văn học Việt Nam gần đây” của Nguyễn Hòa đăng trên Vanvn.net, ngày 3-8-2016 phạm cả khối sai lầm về kiến thức mà người đọc có hiểu biết cơ bản về hậu hiện đại không khó nhận ra. Inrasara bênh vực Hậu hiện đại, chê Nguyễn Hòa lạc hậu và “mù” về văn chương Hậu hiện đại Việt Nam.
Inrasara cho rằng: “Nếu chỉ đọc báo Văn nghệ, và báo văn nghệ Nhà nước các loại thì nhận đinh kia không sai [BCT: nhận định của Nguyễn Hòa], nhưng tinh thần hậu hiện đại là phi tâm hóa. Mà đại bộ phận sáng tác hậu hiện đại nằm ở “ngoại vi”: Văn chương mạng, sáng tác của người Việt hải ngoại, văn học ngoài luồng, tác phẩm in phi chính thống./ 12 năm, xuất hiện hơn trăm tác giả hậu hiện đại ở cả phía chính thống lẫn [sáng tác bị cho là] ngoại vi [không kể tác giả là người Việt hải ngoại] thuộc ba thế hệ khác nhau, thì “lối viết hậu hiện đại trở nên phổ biến ở Việt Nam” rồi là gì! Không nhận ra chúng mới là mù.”[9]
Nhưng rồi thực tế văn chương đã giúp Inrasara nhận ra rằng:“Có thể các sáng tác hậu hiện đại được sơ khởi bày ra ở trên, tạo cảm giác cho người đọc rằng chúng chỉ là những thử nghiệm dị hợm, một thái độ phá phách không hơn không kém. Cũng có thể lắm thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay chưa nẩy nòi ra “tác giả” tài năng để tạo ra “tác phẩm” hậu hiện đại lớn. Thực tế, thơ hậu hiện đại Việt có đó, không thể chối bỏ. Nó đã khởi động. Nó đang xảy ra…Nó chưa là thành tựu, và “chưa đi đến đâu”, như vài phán định dễ dãi về nó như thế. Nên, chưa thực sự xâm nhập vào dòng chính lưu để chính nó trở thành chính lưu.”[10]
Một nhà phê bình nói về văn học ngoài luồng, một người lại nhận xét văn chương ở giòng chính lưu, họ không gặp nhau là phải. Tuy vậy, Inrasara cũng phải công nhận những nhận định của Nguyễn Hòa là không sai. Và đến nay (2017) nhìn vào sự phát triển của văn chương Hậu hiện đại ở Việt Nam, người đọc có thể phân xử trong hai người, hay cả hai nhà phê bình “tay ngang”, ai sáng, ai “mù”!
Có nên đánh thức tính xấu hổ trong phê bình là nhan đề bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng tạo Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa [11]. Đó là các bài: Sao cứ ép tôi hiểu thơ giống ông của Nguyễn Thanh Sơn (Tia sáng, 8-2001)
và bài Về một chàng hiệp sĩ – thi sĩ cưỡi Rôxinantê đỡ đầu cho "thơ trẻ" của Nguyễn Hòa (Tia sáng, 9-2001). Nguyễn Trọng Tạo bênh vực Thơ Trẻ (thơ của những nhà thơ trẻ tuổi đầu thế kỷ XXI như Văn Cầm Hải, Vy Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh...). Ông không chịu được những nhận định của Nguyễn Hòa và Nguyễn Thanh Sơn chê Thơ Trẻ. Nguyễn Trọng Tạo viết: “...tôi không đồng tình với Nguyễn Hòa (Ngọc Oanh) khi phê phán quá quắt và vô nguyên tắc thơ Văn Cầm Hải, và Nguyễn Thanh Sơn sổ toẹt thơ Vi Thùy Linh, hai nhà thơ trẻ có tài, có học, và có thức trong "thơ trẻ" gần đây, thậm chí có anh còn đòi cả "các ngành hữu quan" (nghĩa là pháp luật) can thiệp vào thơ của họ.” Nguyễn Trọng Tạo giải thích: “Vấn đề văn trẻ nói chung và thơ trẻ nói riêng, gần đây được tranh luận tương đối sôi nổi với nhiều nhận định khác nhau. Có khen, có chê và có cả "sổ toẹt". Điều đó chứng tỏ "thơ trẻ" đã có một cái gì đó làm cho người ta chú ý. Đó là những phản ứng lành mạnh (trên mặt bằng chán ngấy trước đó). Ấy thế mà Nguyễn Hòa không chỉ sổ toẹt thơ trẻ mà còn sổ toẹt cả phê bình”.
Nếu Nguyễn Trọng Tạo phân tích cái hay cái mới của thơ trẻ để thuyết phục nhà phê bình già Nguyễn Hòa thì hay biết mấy, trái lại, Nguyễn Trọng Tạo lại “đánh” vào năng lực và nhân cách Nguyễn Hòa. Rằng, nhà phê bình phải biết xấu hổ. Ông còn dẫn kinh điển: “C.Marx còn cho đấy là một dạng thức cách mạng ("Sự xấu hổ – đó cũng là một dạng của cách mạng").
Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì: “khi phê bình bài phê bình của tôi với tựa đề "Sự ngộ nhận trong phán xét văn trẻ", Nguyễn Hòa đã nhiều lần dẫn sai tựa đề này thành ra "sự ngộ nhận trong phán xét thơ trẻ". Văn là nói chung về văn chương, còn thơ là thơ mà thôi. Cũng như trước đây khi anh Nguyễn Hòa viết bài phê phán những bài thơ đang ở dạng bản thảo chưa hoàn chỉnh của Văn Cầm Hải "Phải chăng đó là thơ" anh không đủ can đảm ký tên. Nguyễn Hòa mà phải khoác cho mình một cái tên ái nam ái nữ Ngọc Oanh gì đó”.
Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì kiến thức phê bình nông cạn: “Khi Nguyễn Hòa khẳng định: "thơ trẻ" (ở ta – NTT) trở về với những đài tưởng niệm cách đây dăm ba chục năm người phương Tây đã từng dựng lên để nhớ tới "thơ điện", "thơ man rợ" – những thứ thơ mà các nhà thơ như Marinetti, Pélieu, Merssagier... đã chế tạo ra", và cho rằng nó đã "lỗi thời", thì xem ra anh hiểu khá nông cạn về nhà thơ lớn người Ý từng sống ở Pháp có tên là Marinetti (1876-1944).”
Nguyễn Hòa nên xấu hổ vì “sở đọc” và “sở hiểu” của mình rỗng tuênh: “Tôi tự nghĩ rằng cái "sở hiểu" của mình thật có hạn, cái "sở đọc" lại càng có hạn hơn, vì càng đọc càng thấy mình ngu dốt trước tri thức mênh mông của thiên hạ. Tôi không rõ "sở đọc" của Nguyễn Hòa đến đâu, nhưng khi anh viết: "Có cái gì đó khôi hài khi Nguyễn Trọng Tạo khen ngợi những câu thơ trẻ nhưng qua đó lại bộc lộ cái "sở đọc" còn quá hạn hẹp”. Nếu biết tự xấu hổ, chắc chẳng ai dám khoe cái "sở đọc" rộng hoác của mình. Đọc mà không hiểu thì thà không đọc còn hơn.”
Cuộc “đụng độ” giữa Nguyễn Hòa với Inrasara và Nguyễn Trọng Tạo tuy khác về hiện tượng, nhưng cùng là một vấn đề. Đó là dụng chạm giữa nhà phê bình và nhà thơ, đụng chạm giữa “nhà phê bình già” chê thơ trẻ (Thơ Hậu hiện đại ngoại vi và Thơ Trẻ chính lưu trong nước) với người bênh vực thơ trẻ đầu thế kỷ XXI. Trong khi trao đổi, ngôn ngữ của hai bên có lúc quá đà, mỗi bên đều không kềm chế được cảm xúc của mình. Từ hiện tượng này, phê bình văn học Việt Nam lộ ra một điểm yếu ấy là, nhiều nhà phê bình (theo cảm quan và tư duy nghệ thuật cũ) đã không theo kịp sự phát triển của sáng tác.
Nhưng điều tôi nghi ngại nhiều về Nguyễn Hòa là bài ông viết về GS Nguyễn Huệ Chi, sau đó bài của Nguyên Hòa bị Đặng Văn Sinh phản bác.[12]
Nguyễn Hòa cho biết: “Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng…năm 2013…, tôi bị bất ngờ với “giải thưởng thành tựu” dành cho sự nghiệp văn học của… Giáo sư (GS) Nguyễn Huệ Chi! Cũng ngẫu nhiên, đúng thời điểm GS Nguyễn Huệ Chi nhận giải thưởng thì tôi công bố bài Đôi điều gửi tới GS Nguyễn Huệ Chi (BCT: Văn nghệ số 41 912.10.2013- phê bình cuốn sách Văn học cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi), trong đó đưa ra một số câu hỏi và đề nghị Giáo sư trả lời, trong đó có mấy câu hỏi khá hệ trọng mà GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú đặt ra đã lâu nhưng chưa thấy GS Nguyễn Huệ Chi nói gì…”[14e] Trong bài viết, Nguyễn Hòa đặt vấn đề: “GS Nguyễn Huệ Chi "đạo văn" hay "phóng tác" từ tác phẩm của Trần Nhân Tông nhưng lờ đi, không nói rõ nguồn gốc, hoặc ông bắt chước Nguyễn Lang (đoạn của Nguyễn Lang khá dài nên không dẫn lại, có thể tìm đọc trong: Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1, NXB Lá bối, SG, 1973, từ tr.276 đến 279; và Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn học, H, 2008, từ tr.256 đến tr.258), rất mong GS Nguyễn Huệ Chi tường giải vấn đề này”.
Đặng Văn Sinh cho biết: “ngoài việc chụp mũ GS Nguyễn Huệ Chi đạo văn của Trần Nhân Tông và Nguyễn Lang, nhà phê bình Nguyễn Hoà còn nghi ngờ ông rút ruột luận án tiến sĩ của Trần Hải Yến khi viết bài “Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát”.
Ở phần Kết, Nguyễn Hòa còn yêu cầu: “Lời kết, cuối cùng xin nói ra điều băn khoăn nhất của tôi với GS Nguyễn Huệ Chi là tại sao bài viết của GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú công bố công khai đã lâu mà hoàn toàn không thấy GS Nguyễn Huệ Chi đả động? Tôi băn khoăn vì thiển nghĩ dù GS Nguyễn Huệ Chi có thể coi đó là điều rất bình thương hoặc chỉ là biểu hiện của thái độ ác ý, đố kỵ...và ông “không thèm chấp” thì ông vẫn nên nói rõ một lần để bảo vễ danh dự của mình. Bởi đơn giản vì nếu ông đã và sẽ im lặng thì sự hồ nghi vẫn mãi đeo bám theo ông.”
Đặng Văn Sinh (nhà văn) tự nhận mình là “một người từ lâu có dõi theo con đường học thuật và hoạt động xã hội của GS Huệ Chi mà không có hân hạnh quen ông, từ chỗ tò mò đến băn khoăn tìm hiểu, thấy đã đến lúc phải lên tiếng với công luận một đôi điều. Bài viết của chúng tôi gồm hai phần, nhằm giải đáp hai câu hỏi trong số ba câu của ông Hoà, còn câu cuối, ông mượn lại lời GS Nguyễn Đình Chú (một người thầy đáng kính), vì không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học”.
Đặng Văn Sinh đã trưng ra nhiều bằng chứng để luận giải GS Nguyễn Huệ Chi không “đạo văn” và không “rút ruột” luận văn của người khác. GS Nguyễn Huệ Chi là một nhà nghiên cứu, ông có cách làm khoa học, sâu sắc và tầm bao quát vấn đề. Từ đây Đặng Văn Sinh cảnh báo Nguyễn Hòa:
“Với những dẫn chứng và đối chiếu tuần tự của chúng tôi, trên cơ sở cứ liệu cũ mới còn lưu giữ trong sách báo, cùng những nhận xét, đánh giá nghiêm chỉnh của một số nhà văn, nhà khoa học như GS Vũ Khiêu, TS Đặng Thị Hảo, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn..., thiết nghĩ, nhà phê bình Nguyễn Hoà nên bình tĩnh đọc hết Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật. Có thể, sau khi đọc và nghiền ngẫm trên tinh thần của một người cầm bút vì chân lý, cùng với thời gian, hy vọng ông sẽ có một cách nhìn khác, công bằng hơn, bao dung, và độ lượng hơn so với cách đọc chộp vội từng đoạn từng khúc (đoạn chương thủ nghĩa), với những ngôn từ “ném đá” trước đây của ông”
Trong bài viết, nhiều lần Đặng Văn Sinh phê phán Nguyễn Hòa: ““con mắt xanh” của nhà phê bình đao búa lại mắc bệnh quáng gà theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Từ cách tiếp cận văn bản cẩu thả đến phương pháp luận sai lầm, xuất phát từ động cơ thiếu trong sáng, Nguyễn Hoà đã bộc lộ sự non yếu trong bài viết của mình về khả năng chuyên môn”; ” chúng tôi vẫn nghi ngờ, Nguyễn Hoà, thật ra, chưa hề đọc luận án tiến sĩ của Trần Hải Yến cũng như chuyên luận về Giai nhân kỳ ngộ diễn ca… của GS Nguyễn Huệ Chi một cách nghiêm túc. Chính vì thế, ông đã vội vàng quy chụp bằng thứ ngôn ngữ đao búa, cưỡng bức chân lý từ những lý do ngoài văn chương. Đây chính là điều tối kỵ đối với người cầm bút phê bình, vì phản biện kiểu ông Nguyễn Hoà chính là mình tự hạ thấp mình”.
Tuy nhiên, Đặng Văn Sinh vẫn phải thừa nhận có sự giống nhau giữa những đọan văn Nguyễn Hòa công bố, rằng Nguyễn Huệ Chi “đạo” văn của văn bản gốc. Đặng Văn Sinh viết về sự giống nhau của Nguyễn Huệ Chi và Trần Nhân Tông: “Trên thực tế, quả thật hai văn bản khá giống nhau, và không thể phủ nhận một điều, khi viết công trình của mình, Nguyễn Huệ Chi đã tham khảo từ trước tác của Trần Nhân Tông”. Đặng Văn Sinh cũng công nhận sự giống nhau của Nguyễn Huệ Chi với luận văn của Trần Hải Yến: “So sánh giữa hai văn bản, chúng tôi thấy, giữa Nguyễn Huệ Chi và Trần Hải Yến cũng có một vài điểm tương đồng về cách nêu khái niệm (như các phạm trù “thời gian nghệ thuật”, “không gian nghệ thuật”, điều mà từ rất nhiều năm nay hầu như ta nghe đã quen đến thành nhàm); hay cách đặt vấn đề và phương pháp luận, nhưng về cấp độ, có thể nói giữa hai bên hoàn toàn khác nhau...”
Việc Đặng Văn Sinh xác nhận có sự giống nhau trong văn bản của GS Nguyễn Huệ Chi với Trần Nhân Tông và Trần Hải Yến đúng như những gì nhà phê bình Nguyên Hòa nêu ra, như vậy cách đặt vấn đề của Nguyễn Hòa là có cơ sở, không phải là “vu khống” như Đặng Văn Sinh quy kết. Tôi thiết nghĩ, nhà phê bình Nguyễn Hòa không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề như GS Nguyễn Huệ Chi. Vì thế ông phát hiện vấn đề mà chưa có thời gian và điều kiện nghiên cứu lại toàn bộ quá trình nghiên cứu của GS Nguyễn Huệ Chi, nên ông chỉ đặt vấn đề và muốn được nghe lý giải. Nguyễn Hòa viết: “rất mong GS Nguyễn Huệ Chi tường giải vấn đề này”. Vấn đề thứ ba Nguyễn Hòa nhấn mạnh: “điều băn khoăn nhất của tôi với GS Nguyễn Huệ Chi là tại sao bài viết của GS Mai Quốc Liên, GS Nguyễn Đình Chú công bố công khai đã lâu mà hoàn toàn không thấy GS Nguyễn Huệ Chi đả động? Và trong bài viết bênh vực GS Nguyễn Huệ Chi, Đặng Văn Sinh cũng không nói gì. Ông chỉ nói úp mở rằng: “không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học”.Thế nghĩa là Đặng Văn Sinh vẫn chưa phản biện đến cùng những gì Nguyễn Hòa đặt ra.
“CÓ LÚC ÂN HẬN...”
Viết phê bình về một tác phẩm đã rất đụng chạm, đụng chạm với tác giả, với nhà xuất bản và bạn đọc, nhiều khi phản ứng của họ rất dữ dội (thí dụ, phản ứng của Nguyễn Vĩnh Nguyên với nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên-xin xem bài Những Nhà phê bình phong trào). Viết về những khuyết tật văn hóa như nhà phê bình Nguyễn Hòa đã làm còn khó biết bao, vì bài viết đụng chạm trực tiếp tới nhân cách, danh dự của người khác, và rất dễ làm họ tổn thương. Người viết dễ phải đối mặt với pháp luật. Hơn nữa nếu tâm người viết không trong sáng, cách viết không minh triết, trình độ tri thức không đủ để đối thoại, thì bài phê bình sẽ thành văn bản tác giả tự tố cáo mình, tự phơi bày nhân cách của mình trước thiên hạ...
Trong các nhà phê bình văn học đương thời, Nguyễn Hòa là người duy nhất theo đuổi mục tiêu phát hiện và lên tiếng trước nạn “đạo văn” trong văn chương, học thuật Việt Nam (tất nhiên ông còn nói về nhiều vấn đề văn chương, học thuật khác). Ông cho biết:”Tôi không tự giao cho mình nhiệm vụ phát hiện các “ông bà đạo chích”, phát hiện của tôi chỉ là ngẫu nhiên thôi. Tôi ham đọc, đọc cũng nhiều, lại có trí nhớ kha khá, nên trong quá trình đọc thi thoảng lại “túm” được một vị. Tôi biết cũng có người đọc nhiều, đọc rộng, nhớ tốt và cũng phát hiện ra “đạo văn” nhưng vì lý do nào đó mà không lên tiếng. Còn tôi, vì rất dị ứng với sự khuất tất nên tôi nói huỵch toẹt ra để mọi người nhận diện.”[13]
Tôi muốn lý giải do đâu ông chọn con đường này?
Nguyện Hòa cho biết:
“Trước khi về Văn nghệ Quân đội, tôi đã sống trong quân ngũ 24 năm. Nhìn chung mọi việc đã theo quy củ đúng luật nhà binh, “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày”. Ở Văn nghệ Quân đội, tôi không chỉ được làm việc yêu thích mà còn được thoải mái hơn. Nhưng khổ nỗi chất lính ăn sâu quá rồi, nên hay cứng nhắc!”
“Tôi đến với phê bình văn học hay nghiên cứu văn hóa hoàn toàn ngẫu nhiên thôi, tôi chẳng có chuẩn bị từ trước cũng không có ý định từ trước. Khi có thời gian khá dài tôi làm việc ở Khoa Triết học, mười mấy năm ở đấy, hồi ấy cũng rỗi, mình đọc sách triết học thì mới vỡ ra một thứ, nó là khoa học, nó cung cấp cho cách nhìn rất tốt, đặc biệt là những người làm khoa học thì cần phải có nó. Trong khi có nó rồi thì lại nhìn ra rằng, cần phải nhìn sự vật, cố gắng nhìn sự vật trong 5 nguyên tắc rất rõ ràng: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển” [14b]
Như vậy có thể thấy phẩm chất nhà phê bình ở Nguyễn Hòa là tổng hợp chất lính và cách nhìn khoa học của triết học, hướng về đối tượng văn học (tác phẩm) văn hóa (con người trong xã hội). Đối với người lính, đúng-sai, lập trường phải rõ ràng, không chấp nhận sự khuất tất. Đối với cách nhìn khoa học-triết học, sự vật phải được tìm đến ngọn nguồn của nó. Cùng với cá tính “rất dị ứng với sự khuất tất nên tôi nói huỵch toẹt ra để mọi người nhận diện”, Nguyễn Hòa viết về nạn “đạo văn”, một hiện tượng văn hóa suy đồi của thời kinh tế thị trường (như nhiều sự suy đồi khác, chẳng hạn nạn tham nhũng)
Hồng Thanh Quang là người viết nhiều bài về Nguyễn Hòa (tôi đọc được 7 bài). Ông trò truyện, chia sẻ với Nguyễn Hòa về nhiều vấn đề văn hóa, văn học. Bởi cả hai cùng xuất thân là người lính. Hồng Thanh Quang có nhiều câu hỏi thẳng và hóc búa, đặt Nguyễn Hòa đối diện với lương tâm và phải nói thật về mình. Ông hỏi Nguyễn Hòa: [13]
-Trong hoạt động của anh, trong vai trò “Cây búa!” anh nhận một cách đùa cợt thế thôi, anh có nghĩ bao giờ mình đã “ngộ sát” không? Cách đây vài hôm, tôi có đọc được tin bác sĩ riêng của Michael Jackson cũng bị kết án tù vì tội ngộ sát. Ở trong cương vị của anh, trong làng văn, anh đã bao giờ “ngộ sát” ai chưa?
Nguyễn Hòa:
- Tôi chưa…
Hồng Thanh Quang:
- Anh đã bao giờ anh bị cảm giác anh đã nặng lời với ai đó quá?
Nguyễn Hòa:
- Có lúc có ân hận về chuyện đó chứ. Có lúc là gọi điện cho nhau…
Nguyễn Hòa kể:
“Có vị tình cờ thấy tôi thì nói: “Ông đánh tôi ác quá!”, tôi trả lời ngay: “Tôi bắt quả tang ông là “đạo chích” chứ đâu có đánh đấm!”. Té ra mình làm việc lương thiện, có trách nhiệm mà vẫn bị trách cứ!”[13-đd]
Nguyễn Hòa có ân hận vì có những lúc anh nặng lời với một ai đó. Nhưng anh cho biết: “Đã theo nghề thì theo đến cùng, tôi luôn nghĩ vậy, tuy cũng có lúc chán nản. Tôi chán nản không phải vì bị ghét, mà chủ yếu vì thấy việc làm của tôi nhiều khi như là công cốc. Người “ăn cắp” vẫn nhởn nhơ như không, vẫn đứng trên bục giảng bài, vẫn thăng quan tiến chức, có khi còn lớn tiếng phê phán…“đạo văn”![14]
Nguyễn Hòa tâm sự:
“Đời sống văn học xem ra ngày càng phức tạp, hỗn độn, với sự “lên ngôi” của sự phù phiếm kèm theo là các “giá trị giả” nên nhiều khi tôi chán ngán, chẳng thích viết phê bình nữa. Về xu hướng thì nhiều người thường thích khen chứ không thích chê. Chắc vì thế trong một số trường hợp, người ta viết như khen lấy được, rồi sử dụng vài lý thuyết nhặt nhạnh thiếu hoàn chỉnh từ nước ngoài để bảo lãnh cho lời khen. Khi ông tây đã bảo thế này, bà tây đã nói thế kia thì chẳng nhẽ còn dám phê phán?”
Tôi nghĩ, vị trí phê bình văn học của Nguyễn Hòa khó có người thay thế. Bởi tuy ông dùng “búa” để đánh vào nạn “đạo văn”…nhưng không phải ai cũng làm được như ông.
Tuy vậy, trong khi cọ sát với Inrasara, Nguyễn Trọng Tạo, GS Nguyễn Huệ Chi…Nguyễn Hòa để lộ ra những mặt hạn chế của một nhà phê bình phong trào mà ở độ tuổi của ông rất khó vượt qua.
Tháng 5 năm 2017
Nguồn: Bùi Công Thuấn-Phê bình văn học-Diện mạo của một thời
________________________
[1,2,3&4] Nhà phê bình Nguyễn Hòa: Bằng cấp không đảm bảo cho trí tuệ.
http://nongnghiep.vn/nha-phe-binh-nguyen-hoa-bang-cap-khong-dam-bao-cho-tri-tue-post2829.html]
[1b] Trần Ngọc Linh-vietnam.net- http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1090
[5] Khắc vía Tiến sĩ giấy: Nhà phê bình lừng danh Nguyễn Hòa! http://thvl.vn/?p=12448
[6] http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dien-dan/item/2257702-.html
[7] Nguyễn Hòa-Thơ ‘nhập đồng’- http://phebinhvanhoc.com.vn/tho-nhap-dong/
[8] http://phebinhvanhoc.com.vn/thong-bao-cua-thuong-vu-hoi-nha-van-viet-nam/
[9] Inrasara-Nguyễn Hoà, nhà phê bình mù: vanviet.info/tren-facebook/nguyen-ha-nh-ph-bnh-m/
[10] Inrasara-Hậu hiện đại &Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7299
[11] Nguyễn Trọng Tạo-
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c92/n500/Co-nen-danh-thuc-tinh-xau-ho-trong-phe-binh.html
[12] Đặng Văn Sinh-GS Huệ Chi đạo văn hay nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống?
https://xuandienhannom.blogspot.com/2013/11/gs-hue-chi-ao-van-hay-nha-phe-binh.html+&cd=19&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
[13]-Đạo văn-Một mất mười ngờ
http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Nha-phe-binh-Nguyen-Hoa-Moi-nguoi-can-phai-tu-tao-lap-mot-day-than-kinh-xau-ho-324594/
[14] Hồng Thanh Quang có nhiều bài phỏng vấn, trao đổi với Nguyễn Hòa (7 bài)
a. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Có lúc có ân hận
http://daidoanket.vn/cung-ban-luan/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-co-luc-co-an-han/69916
b. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hoà: Việc của nhà văn trước hết là sáng tác
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-viec-truoc-het-cua-nha-van.html
c. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hoà: “Cần chân thành và trung thực”
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-ban-ve-tinh-cach-viet.html
d. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hòa: Đừng để "quân hồi vô phèng”
http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/nguyen-hoa-canh-bao-quan-hoi-vo-pheng%E2%80%9D.html
e. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Đồng hành với nhà văn
http://thuvientulap.org/sach-va-van-hoa-doc/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-dong-hanh-voi-nha-van.htm
f. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hòa: Nhà văn nên biết lắng nghe http://www.nxbcand.vn/default.asp?tab=detail&zone=72&menuid=29&id=5792&path=Nh%C3%A0_nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_v%C4%83n_h%E1%BB%8Dc_Nguy%E1%BB%85n_H%C3%B2a:_Nh%C3%A0_v%C4%83n_n%C3%AAn_bi%E1%BA%BFt_l%E1%BA%AFng_nghe
g. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Đừng nghĩ mình có quyền ban phát
http://daidoanket.vn/tin-tuc/cung-ban-luan/nha-phe-binh-van-hoc-nguyen-hoa-dung-nghi-minh-co-quyen-ban-phat-354661
INRASARA - NHÀ "PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN"
LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC- DIỆN MẠO CỦA MỘT THỜI
INRASARA-NHÀ “PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN”
Bùi Công Thuấn
Inrasara là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Ông cũng là nhà phê bình văn học chiếm lĩnh một khoảng trời riêng. Trong hoạt động văn học nghệ thuật, ông được khá nhiều giải thưởng: Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam (1997- 2003). Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ Tẩy trần tháng Tư) năm 2005 tại Thái Lan; Giải thưởng của Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) 1995 với công trình nghiên cứu Văn Học Chăm (tập 1); Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh (2009). Giải thưởng của Văn Việt về Nghiên cứu - phê bình (2015).
NHÀ PHÊ BÌNH VỀ VĂN CHƯƠNG ”HẬU HIỆN ĐẠI”
Ở lĩnh vực phê bình văn học, Inrasara viết nhiều về phê bình, về Hậu hiện đại và Thơ Hậu hiện đại Việt Nam. Ông rất quan tâm đến thơ trẻ Sài gòn. Ngòi bút của ông xông xáo trong nhiều vấn đề, chẳng hạn: Hậu hiện đại &Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa; Nhập lưu Hậu hiện đại (10 kỳ); Giải minh hậu hiện đại… Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu? Năm 2014, 2015, Inrasara in: Nhập cuộc về hướng mở (Nxb Văn học), Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say (Nxb Thanh niên), Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ (Nxb Hội nhà văn). Đương thời, những bài viết của ông làm dậy sóng văn đàn vì ông đứng về phía thơ trẻ, đứng về phía những người nỗ lực cách tân thơ Việt sau “đổi mới”, và có thể ông tự hào về mình đi trước thời đại trong “hợp lưu” với thơ ca của người Việt hải ngoại.
Ngày nay (2017) đọc lại những gì ông viết về Hậu hiện đại và thơ Hậu hiện đại Việt đầu thế kỷ XXI, người đọc có thể tìm được tư liệu tham khảo do ông “lập biên bản” các hiện tượng văn học. Những bài viết của ông về Hậu hiện đại chỉ là lặp lại ý kiến của người khác, ông không phải là nhà phê bình lý thuyết nghiên cứu lĩnh vực này như Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Đức Hiệp, Thụy Khuê, Lê Huy Bắc, Bùi Văn Nam Sơn…
Điều người ta nghi ngại Inrasara là, trong xu thế “cách tân” thơ Việt, Inrasara hướng ra bên ngoài (vọng ngoại). Ông hiện diện trên các trang web văn chương hải ngoại như Talawas, Tiền vệ, Hợp Lưu, Da Màu…Ông coi Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, (các tác giả viết về lý thuyết phê bình và văn chương Hậu hiện Đại ở Úc) là bậc thầy của mình. Ông thần tượng các tác giả người Việt hải ngoại như Đinh Linh, Đỗ Kh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc…Ông đứng chung với những người mà bài viết, tác phẩm của họ có khuynh hướng chính trị chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Có thể ông cũng tự cho mình thuộc thế hệ nhà thơ, nhà phê bình “tiên phong”, nên coi thường những người sáng tác, phê bình mà ông cho rằng họ thuộc hệ mỹ học cũ…(theo tôi hiểu, đó là hệ mỹ học Xã Hội chủ nghĩa).
Thời gian là thước đo giá trị của những phong trào. Về thơ Hậu hiện đại Việt đầu thế kỷ XXI, tuy cổ vũ mạnh mẽ, song Inrasara phải công nhận thực tế này: “Có thể các sáng tác hậu hiện đại được sơ khởi bày ra ở trên, tạo cảm giác cho người đọc rằng chúng chỉ là những thử nghiệm dị hợm, một thái độ phá phách không hơn không kém. Cũng có thể lắm thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay chưa nẩy nòi ra “tác giả” tài năng để tạo ra “tác phẩm” hậu hiện đại lớn. Thực tế, thơ hậu hiện đại Việt có đó, không thể chối bỏ. Nó đã khởi động. Nó đang xảy ra. Như một sinh thể vừa tự ý thức, thơ hậu hiện đại Việt đa phần chỉ như là một phản ứng lại lề thói thơ, nếp nhà xã hội đang gò bó nó. “Chủ nghĩa hậu hiện đại đúng hơn là một tiến trình đang tiếp diễn của sự kháng cự lại ý thức hệ chủ lưu”. Nó chưa là thành tựu, và “chưa đi đến đâu”, như vài phán định dễ dãi về nó như thế. Nên, chưa thực sự xâm nhập vào dòng chính lưu để chính nó trở thành chính lưu. Nhưng sự xuất hiện của nó buộc chúng ta nhìn lại quan điểm về thơ ca.”[1] Tuy phải công nhận sự thất bại của thơ Hậu hiện đại nhưng Inrasara vẫn còn hy vọng. Người ta thấy có hơi hướng thuyết ngoại vi-trung tâm trong tham vọng phê bình của Inrasara. Ấy là, ông tiên liệu và mong muốn thơ Hậu hiện đại (thuộc dòng ngoại vi) sẽ trở thành dòng chính lưu của văn học Việt Nam. Và nếu được như thế, hẳn ông sẽ là người có công đầu, và biết đâu lại không trở thành thủ lĩnh của một trường phái thơ (?).
Và đây là một thí dụ về thơ hậu hiện đại mà Inrasara ca ngợi. Tôi không thể tưởng tượng được rằng, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu, một nhà văn hoá như Inrasara lại say mê nhìn ngắm, lắng nghe và ca ngợi “tiếng nước đái” trong bồn cầu của Nguyễn Thị Hoàng Bắc. và cho rằng việc Nguyễn Thị Hoàng Bắc ngồi đái trên bồn cấu là “giải phóng thân phận tòng thuộc phụ nữ”:
Inrasara viết:
“Không cần tuyên bố to chuyện mà, chỉ bằng một nhát dao, Nguyễn Thị Hoàng Bắc đã cắt đứt cái đuôi hậu tố “nữ”, rất tuyệt.
tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa
Khởi đầu, hơi thơ “Ngọn cỏ” đi mạnh mẽ và trang trọng như bao bài thơ hiện đại khác. Người đọc đinh ninh sẽ bắt gặp nỗi gồng mình [phê phán hay tuyên bố gì đó đại loại] ở câu tiếp theo, như đã từng thấy nó biểu hiện ở thơ nữ trẻ mấy năm qua. Nhưng không, bài thơ bỗng chuyển hướng qua giọng phớt đời, khinh bạc rồi bất ngờ bẻ ngoặt sang đùa cợt đầy khiếm nhã! Ví vắng bóng “ngọn cỏ gió đùa”, bài thơ chỉ dừng lại ở ngưỡng nữ quyền luận hiện đại: nghiêm trọng và quyết liệt. Nhưng chỉ cần một làn gió, tất cả đã lột xác, bài thơ làm cú nhảy ngoạn mục sang bờ bên kia của mĩ học hậu hiện đại. Tính chất nghiêm cẩn của giọng thơ đã được tháo gỡ. “Ngọn cỏ” thời lãng mạn được Nguyễn Thị Hoàng Bắc giải phóng. Hãy để cho ngọn cỏ tự do đùa với gió mà không buộc nó phải chịu phận so đo trong tinh thần phân biệt đối xử với sự đái. Cả sự đái của đàn bà cũng được cởi trói, qua đó thân phận tòng thuộc của chị em được giải phóng.”[1b]
Nếu tài năng văn chương, năng lực phê bình thơ của Inrasara chỉ có thể ngang tầm với cái sự đái của Nguyễn Thị Hoàng Bắc (tức là cao hơn ngọn cỏ một chút) thì có thể hiểu chính cái gọi là “Hậu hiện đại” đã làm làm suy đồi một “nhà thơ” từng đạt nhiều giải thưởng của dòng chính lưu như thế nào. Đáng tiếc thay!
NHÀ PHÊ BÌNH “LẬP BIÊN BẢN”
Về phê bình văn học, Inrasara có tham vọng “lập thuyết”. Ông đề ra cái gọi là “Phê bình lập biên bản”[2]: “Lập biên bản có nghĩa là chấp nhận mọi hiện tượng văn chương xảy ra trong thời đại ta đang sống. Bày nó ra như nó là thế, tìm hiểu triết lí trên đó thơ văn đó nảy sinh... Các quan điểm sáng tác ấy chưa hẳn đã cùng lối nghĩ của tôi hay tôi đã đồng tình hoàn toàn với nó, nhưng tôi cố gắng nhìn nhận nó như nó là thế” (báo Văn nghệ, 24-5-2008)… Phê bình lập biên bản bao gồm ba loại, nói khác đi, nó được tiến hành theo ba hình thức khác nhau: Bàn tròn văn chương, Biên bản lập chậm và Phê bình [như là] lập biên bản.”
Inrasara cho rằng: “nhìn tổng thể ở Việt Nam hai loại phê bình phổ biến hơn cả, và được đặt cho cái tên: phê bình hàn lâm và phê bình nghệ sĩ.”[3].”Phê bình lập biên bản” ra đời nhằm bổ khuyết cho hai loại phê bình kia.
Inrasara cho biết đã lập biên bản được: “Hơn trăm tác giả - tác phẩm đủ loại, từ thơ truyền thống đến hậu hiện đại, từ thơ đổi mới đến thơ hậu đổi mới,… Không thuần nghiên cứu, cũng không hẳn phê bình mà cư trú lấp lửng giữa hai món này. Tạm gọi nó là Phê bình [như là] lập biên bản.
Và sau thất bại của phê bình lập biên bản, Inrasara xoay sang một kiểu phê bình khác. Ông gọi là “phê bình mở”. Ông lý giải: “Phê bình lập biên bản không còn có thể đáp ứng được sự phát triển trương nở đến vô cùng loại thơ này, cùng tốc độ cập nhật và tương tác đa dạng và nhanh nhạy của nó. Phê bình cần đến thái độ khác, phương cách khác, tại đó “kiểu tập thể phê bình” như Bàn tròn văn chương chỉ là một gợi ý ở phạm vi hẹp. Tôi gọi đó là Phê bình mở.”
Ông cũng điểm danh 9 căn bệnh của phê bình văn học Việt Nam đương thời: phê bình độn giai thoại, Phê bình bình và tán, phê bình chung chung, vô thưởng vô phạt; phê bình hũ nút; phê bình núp bóng; phê bình bè phái; phê bình quan phương; phê bình hàng hai.
Và Inrasara tự nhận: “Vài năm qua khi dấn vào cõi miền phê bình, tôi cũng không tránh khỏi lây nhiễm mấy thứ vi rút trên. Một/ một vài hoặc tất cả chúng nữa không chừng!/ Nên, viết là để cảnh giác chính mình trước hết.”[4]
Những nỗ lực của Inrasara là đáng trân trọng, song những gì ông đề xuất về phê bình, không có giá trị gì. Bởi ông không có trình độ để lập thuyết như Bakhtin, J.Sartre, Derrida…Cái mà ông gọi là “phê bình lập biên bản” chỉ là một thao tác nghiệp vụ của bất cứ một người làm công việc nghiên cứu nào. Đó không phải là một phương pháp phê bình văn học, càng không thể nâng lên thành một kiểu “lý thuyết” phê bình văn học có ý nghĩa dẫn đạo như Trường phái Hình thức Nga, Phê bình mới, phê bình Phân tâm học, Giải Cấu Trúc. Tất cả các mục điểm sách trên báo chí chính là “lập biên bản” tại chỗ sự ra đời của văn chương một thời. Còn cái ông gọi là “phê bình mở”, có lẽ ông bắt chước Umberto Eco tác giả của Tác phẩm mở (L'œuvre ouverte- 1962). Rất tiếc Inrasara không luận giải về “phê bình mở”, ông chỉ cho biết rằng, đó là kiểu “Phê bình cần đến thái độ khác, phương cách khác”.
Do đâu Inrasara thất bại trong “lập thuyết” về phê bình? Tôi ngờ rằng, ông chưa đọc lịch sử phê bình trong nước và trên thế giới. Ông chưa nghiên cứu xem những nhà “lập thuyết” đi trước ông đã khám phá những gì, họ có những thành tựu nào, có những khiếm khuyết nào. Trên cơ sở đó, ông đào sâu thêm hoặc đề xuất một lý thuyết mới. Ngay cả đến Giải cấu trúc của Derrida là một lý thuyết trung tâm của Hậu hiện đại, Inrasara cũng không bàn đến.
Nhiều người đã có ý kiến về “văn phê bình” của ông. Bài Đối thoại cùng Inrasara của Phạm Quang Trung phản biện bài viết Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới của Inrasara (Tạp chí Nhà văn số 5/2011) có những kiến giải cặn kẽ và chí tình: “tôi đã đọc và nghĩ khá kỹ về bài viết của nhà thơ Inrasara… ngẫm đi ngẫm lại thì lại thấy thật ra không có gì mới mẻ cả… vì nhiều người trước Inrasara đã bàn rồi, sâu sắc và thuyết phục hơn nhiều kia”; “Inrasara đang đo tài sản tinh thần của người khác bằng vốn hiểu biết quá nghèo nàn của chính mình thì phải?”; “Cái “tôi” của người viết từ đây bắt đầu lộ diện, ngày một lớn hơn, rõ hơn để rồi dường như lấn lướt tất cả cùng với truyền thống đáng tự hào của dân tộc Chăm mà anh tự xem là một đại diện, hơn thế một kết tinh.”[5]
Trong cuộc trao đổi trên báo Nhân Dân 2013, Anh Chi có Ðôi lời về văn lý luận phê bình của Inrasara[6]: “Inrasara viết lý luận phê bình theo cách rất hay kết luận mà không cần chứng minh gì cả…”; “Xin thật lòng nói với Inrasara rằng, cách phê bình của anh dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường.”; “chúng tôi thật tình phải nói với Inrasara rằng, văn lý luận phê bình của anh rất không bình thường.”
NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Inrasara được coi là nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, và ông đã được giải thưởng về lĩnh vực này. Nhưng BBT trang Champaka đã chỉ ra 21 sai lầm của Inrasara phải đính chính trong bài viết “Người Chăm và văn hoá Chăm ở Việt Nam” đăng trên web của đài BBC ngày 4-8-2015. Sau đó tác giả kết luận: “Phải nói rằng, Inrasara là nhà thơ tiếng Việt có tiếng tăm ở trong nước. Nói về công trình nghiên cứu về Champa, thì ông có công lớn lao để truyền bá văn thơ Chăm. Nhưng nói về nội dung của những công trình nghiên cứu về văn hoá, ngôn ngữ và lich sử Chăm, thì Inrasara là sư phụ của ngành bịa đặt và chế biến theo ngẫu hứng và quan điểm riêng tư của mình”[7]
Tôi đã đọc bài phê bình của Inrasara về tiểu thuyết Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ [8] và lời bình bài thơ Chia của Nguyễn Trọng Tạo [9] mà ông đặt nhan đề là: “Bài thơ Chia của Nguyễn Trọng Tạo-cú hích cho lục bát Việt”. Ở cả hai bài viết này, tôi không thấy bóng dáng cùa lý thuyết phê bình nào được Inrasara vận dụng để đọc tác phẩm, kể cả cái ông gọi là “phê bình lập biên bản” hay “phê bình mở”. Cả hai bài đều được viết như kiểu phân tích tác phẩm trong nhà trường phổ thông. Và ông mắc vào chính những căn bệnh phê bình do ông chỉ ra.
Tôi thử lý giải xem tại sao một nhà phê bình viết rất nhiều về phê bình lại mắc những sai lần do chính mình chỉ ra. Chỉ có thể lý giải thế này: Năm 1977, ông học ĐHSP TP Hồ Chí Minh được một năm thì bỏ học, làm nông, đi, nghiên cứu và làm thơ. Tất cả vốn tri thức ông có là do tự học. Có nghĩa là ông không được đào tạo có bài bản (Tôi không có ý coi thường việc tự học nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, một người muốn trở thành chuyên gia, cần phải được đào tạo sâu về ngành nghề của mình), thành ra Phạm Quang Trung mới đánh giá ông có “vốn hiểu biết quá nghèo nàn” và Anh Chi nhận xét “văn lý luận phê bình của anh rất không bình thường.”
Và tôi nhận ra, những giải thưởng ông đạt được do những công trình nghiên cứu của ông, một phần là do chính sách của Nhà Nước dành cho người con của dân tộc Chăm. Inrasara đã “tự thức” như thế này:
“Khi tôi nhận biết ra tôi là Chăm sinh ra tại Caklaing trong đất nước Việt Nam sống bập bênh giữa hai thế kỉ hai mươi và thế kỉ hai mốt, tôi chấp nhận định phận tôi, từ đó tôi dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Tôi nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ Chăm, sáng tác thơ tiếng Việt và tiếng Chăm, phê bình trong nỗ lực khai mở vùng đất cho nhiều trào lưu thơ ca cùng tồn tại và phát triển, công bằng và lành mạnh. Dù vô nghĩa, và vô ích - trong vô cùng tháng năm giữa mênh mông vũ trụ này. Thức nhận trắng phớ như thế, nhưng tôi vẫn nỗ lực hết mình. Và vui thú. Cuối cùng thế nào rồi hơn nửa đời hư, tôi cũng có trong tay lưng vốn sự nghiệp. Tuy nhiên…
Một ngày kia tôi hốt nhiên quay lại nhìn mớ sách vở đứng chình ình nơi phòng trưng bày: Chúng có phải công trình của tôi, hay đó chỉ là thứ văn bản được chắp vá nên bởi vô vàn tiền văn bản để chính chúng trở thành tiền văn bản mới, trùng trùng duyên khởi sẵn sàng tạo tác thành các văn bản khác, như thể tuồng ảo hóa vô tận của phận chữ và kiếp người? Tôi là ai? Tôi biết gì? Tôi làm được gì? Không gì cả! Nhưng tôi vẫn phải hành động trong chân trời khả thể của định mệnh vô nghĩa mình xẹt qua lâu dài thời gian, nơi vùng đất tôi sinh ra và sống…”[10]
Với tôi, Inrasara chỉ là nhà phê bình phong trào với tất cả ưu điểm và hạn chế của kiểu nhà phê bình này. Bởi vì, là một nhà thơ, ông tạt ngang sang viết phê bình văn học, và ngay ở lĩnh vực phê bình văn học, ông không được đào tạo đến nơi đến chốn (ông chỉ học ĐHSP có một năm rồi bỏ học vì chán nản). Chính ông cũng nhận rõ những hạn chế của mình.
Có điều ông ảo tưởng về những điều tự huyễn hoặc. Ông tự huyễn hoặc về “sự biết” của mình khi phê phán Nguyễn Hòa là một “nhà phê bình mù”[11] và gọi Hoài Nam là nhà phê bình nhai lại [12]. Thế nhưng ngay đến chữ “nhà phê bình mù” ông cũng phải học Nguyễn Hưng Quốc!
Tri thức của nhân loại mênh mông, thực tại cuộc sống lại rất phức tạp, góc nhìn của một người khó có thể bao quát được. Triết gia Socrates (470-399 trc CN) từng thú nhận: “Tôi chỉ biết có một điều, đó là tôi không biết gì hết”. Inrasara thường nhắc đến Friedrich Nietzsche, Martin Heidegger, hẳn ông có biết Socrates!
Tôi chợt nghĩ, giá như Inrasara cứ làm thơ, cứ tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng kết hợp nghệ thuật Chăm với nghệ thuật Hậu hiện đại, có lẽ ông có nhiều thành tựu hơn.
Tháng 5 năm 2017
Nguồn: Bùi Công Thuấn-Phê bỉnh văn học-Diện mạo của một thời
____________________
[1] Inrasara-Hậu hiện đại & Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7299
[2] Inrasara- Từ phê bình lập biên bản đến phê bình mở.
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16944
[3] Inrasara - Hành trình phê bình lập biên bản,
[4] Inrasara-Điểm danh căn bệnh của phê bình hôm nay
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=8635
[5] Phạm Quang Trung- Đối thoại cùng Inrasara
www.pqtrung.com/tac-pham-moi/i-thoi-cng-inrasara
[6] Tạm khép lại một cuộc trao đổi- http://nhandan.com.vn/cuoituan/item/20532402-bao-n%C4%83m-%E1%BA%A5y,-b%E1%BA%A5y-nhi%C3%AAu-ng%C3%A0y-gian-kh%C3%B3.html
[7] Sai lầm của Inrasara trong bài viết “Người Chăm và văn hoá Chăm”
http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=1280:sqi-&catid=53:quan-im-vn-hoa&Itemid=60
[8] Inrasara đọc Lời nguyền 200 năm của Khôi Vũ
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=6448
[9] Bài thơ CHIA của Nguyễn Trọng Tạo – cú hích cho lục bát Việt
http://nguyentrongtao.info/2013/08/12/inrasara-binh-bai-tho-chia/
[10] Inrasara-Hòa giải và hóa giải ba loại nhà thơ hôm nay hay Thơ như là con đường
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13421
[11] Nguyễn Hòa, “nhà phê bình mù”
vanviet.info/tren-facebook/nguyen-ha-nh-ph-bnh-m/
[12] Đụng chạm đến Hậu hiện đại, Inrasara chửi Hoài Nam là... đồ nhai lại!
https://nguyendinhbon.blogspot.com/2014/12/ung-cham-en-hau-hien-ai-inrasara-chui.html
INRASARA-NHÀ “PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN”
Bùi Công Thuấn
Inrasara là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Ông cũng là nhà phê bình văn học chiếm lĩnh một khoảng trời riêng. Trong hoạt động văn học nghệ thuật, ông được khá nhiều giải thưởng: Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam (1997- 2003). Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ Tẩy trần tháng Tư) năm 2005 tại Thái Lan; Giải thưởng của Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) 1995 với công trình nghiên cứu Văn Học Chăm (tập 1); Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh (2009). Giải thưởng của Văn Việt về Nghiên cứu - phê bình (2015).
NHÀ PHÊ BÌNH VỀ VĂN CHƯƠNG ”HẬU HIỆN ĐẠI”
Ở lĩnh vực phê bình văn học, Inrasara viết nhiều về phê bình, về Hậu hiện đại và Thơ Hậu hiện đại Việt Nam. Ông rất quan tâm đến thơ trẻ Sài gòn. Ngòi bút của ông xông xáo trong nhiều vấn đề, chẳng hạn: Hậu hiện đại &Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa; Nhập lưu Hậu hiện đại (10 kỳ); Giải minh hậu hiện đại… Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu? Năm 2014, 2015, Inrasara in: Nhập cuộc về hướng mở (Nxb Văn học), Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say (Nxb Thanh niên), Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ (Nxb Hội nhà văn). Đương thời, những bài viết của ông làm dậy sóng văn đàn vì ông đứng về phía thơ trẻ, đứng về phía những người nỗ lực cách tân thơ Việt sau “đổi mới”, và có thể ông tự hào về mình đi trước thời đại trong “hợp lưu” với thơ ca của người Việt hải ngoại.
Ngày nay (2017) đọc lại những gì ông viết về Hậu hiện đại và thơ Hậu hiện đại Việt đầu thế kỷ XXI, người đọc có thể tìm được tư liệu tham khảo do ông “lập biên bản” các hiện tượng văn học. Những bài viết của ông về Hậu hiện đại chỉ là lặp lại ý kiến của người khác, ông không phải là nhà phê bình lý thuyết nghiên cứu lĩnh vực này như Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Đức Hiệp, Thụy Khuê, Lê Huy Bắc, Bùi Văn Nam Sơn…
Điều người ta nghi ngại Inrasara là, trong xu thế “cách tân” thơ Việt, Inrasara hướng ra bên ngoài (vọng ngoại). Ông hiện diện trên các trang web văn chương hải ngoại như Talawas, Tiền vệ, Hợp Lưu, Da Màu…Ông coi Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, (các tác giả viết về lý thuyết phê bình và văn chương Hậu hiện Đại ở Úc) là bậc thầy của mình. Ông thần tượng các tác giả người Việt hải ngoại như Đinh Linh, Đỗ Kh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc…Ông đứng chung với những người mà bài viết, tác phẩm của họ có khuynh hướng chính trị chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Có thể ông cũng tự cho mình thuộc thế hệ nhà thơ, nhà phê bình “tiên phong”, nên coi thường những người sáng tác, phê bình mà ông cho rằng họ thuộc hệ mỹ học cũ…(theo tôi hiểu, đó là hệ mỹ học Xã Hội chủ nghĩa).
Thời gian là thước đo giá trị của những phong trào. Về thơ Hậu hiện đại Việt đầu thế kỷ XXI, tuy cổ vũ mạnh mẽ, song Inrasara phải công nhận thực tế này: “Có thể các sáng tác hậu hiện đại được sơ khởi bày ra ở trên, tạo cảm giác cho người đọc rằng chúng chỉ là những thử nghiệm dị hợm, một thái độ phá phách không hơn không kém. Cũng có thể lắm thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay chưa nẩy nòi ra “tác giả” tài năng để tạo ra “tác phẩm” hậu hiện đại lớn. Thực tế, thơ hậu hiện đại Việt có đó, không thể chối bỏ. Nó đã khởi động. Nó đang xảy ra. Như một sinh thể vừa tự ý thức, thơ hậu hiện đại Việt đa phần chỉ như là một phản ứng lại lề thói thơ, nếp nhà xã hội đang gò bó nó. “Chủ nghĩa hậu hiện đại đúng hơn là một tiến trình đang tiếp diễn của sự kháng cự lại ý thức hệ chủ lưu”. Nó chưa là thành tựu, và “chưa đi đến đâu”, như vài phán định dễ dãi về nó như thế. Nên, chưa thực sự xâm nhập vào dòng chính lưu để chính nó trở thành chính lưu. Nhưng sự xuất hiện của nó buộc chúng ta nhìn lại quan điểm về thơ ca.”[1] Tuy phải công nhận sự thất bại của thơ Hậu hiện đại nhưng Inrasara vẫn còn hy vọng. Người ta thấy có hơi hướng thuyết ngoại vi-trung tâm trong tham vọng phê bình của Inrasara. Ấy là, ông tiên liệu và mong muốn thơ Hậu hiện đại (thuộc dòng ngoại vi) sẽ trở thành dòng chính lưu của văn học Việt Nam. Và nếu được như thế, hẳn ông sẽ là người có công đầu, và biết đâu lại không trở thành thủ lĩnh của một trường phái thơ (?).
Và đây là một thí dụ về thơ hậu hiện đại mà Inrasara ca ngợi. Tôi không thể tưởng tượng được rằng, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu, một nhà văn hoá như Inrasara lại say mê nhìn ngắm, lắng nghe và ca ngợi “tiếng nước đái” trong bồn cầu của Nguyễn Thị Hoàng Bắc. và cho rằng việc Nguyễn Thị Hoàng Bắc ngồi đái trên bồn cấu là “giải phóng thân phận tòng thuộc phụ nữ”:
Inrasara viết:
“Không cần tuyên bố to chuyện mà, chỉ bằng một nhát dao, Nguyễn Thị Hoàng Bắc đã cắt đứt cái đuôi hậu tố “nữ”, rất tuyệt.
tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa
Khởi đầu, hơi thơ “Ngọn cỏ” đi mạnh mẽ và trang trọng như bao bài thơ hiện đại khác. Người đọc đinh ninh sẽ bắt gặp nỗi gồng mình [phê phán hay tuyên bố gì đó đại loại] ở câu tiếp theo, như đã từng thấy nó biểu hiện ở thơ nữ trẻ mấy năm qua. Nhưng không, bài thơ bỗng chuyển hướng qua giọng phớt đời, khinh bạc rồi bất ngờ bẻ ngoặt sang đùa cợt đầy khiếm nhã! Ví vắng bóng “ngọn cỏ gió đùa”, bài thơ chỉ dừng lại ở ngưỡng nữ quyền luận hiện đại: nghiêm trọng và quyết liệt. Nhưng chỉ cần một làn gió, tất cả đã lột xác, bài thơ làm cú nhảy ngoạn mục sang bờ bên kia của mĩ học hậu hiện đại. Tính chất nghiêm cẩn của giọng thơ đã được tháo gỡ. “Ngọn cỏ” thời lãng mạn được Nguyễn Thị Hoàng Bắc giải phóng. Hãy để cho ngọn cỏ tự do đùa với gió mà không buộc nó phải chịu phận so đo trong tinh thần phân biệt đối xử với sự đái. Cả sự đái của đàn bà cũng được cởi trói, qua đó thân phận tòng thuộc của chị em được giải phóng.”[1b]
Nếu tài năng văn chương, năng lực phê bình thơ của Inrasara chỉ có thể ngang tầm với cái sự đái của Nguyễn Thị Hoàng Bắc (tức là cao hơn ngọn cỏ một chút) thì có thể hiểu chính cái gọi là “Hậu hiện đại” đã làm làm suy đồi một “nhà thơ” từng đạt nhiều giải thưởng của dòng chính lưu như thế nào. Đáng tiếc thay!
NHÀ PHÊ BÌNH “LẬP BIÊN BẢN”
Về phê bình văn học, Inrasara có tham vọng “lập thuyết”. Ông đề ra cái gọi là “Phê bình lập biên bản”[2]: “Lập biên bản có nghĩa là chấp nhận mọi hiện tượng văn chương xảy ra trong thời đại ta đang sống. Bày nó ra như nó là thế, tìm hiểu triết lí trên đó thơ văn đó nảy sinh... Các quan điểm sáng tác ấy chưa hẳn đã cùng lối nghĩ của tôi hay tôi đã đồng tình hoàn toàn với nó, nhưng tôi cố gắng nhìn nhận nó như nó là thế” (báo Văn nghệ, 24-5-2008)… Phê bình lập biên bản bao gồm ba loại, nói khác đi, nó được tiến hành theo ba hình thức khác nhau: Bàn tròn văn chương, Biên bản lập chậm và Phê bình [như là] lập biên bản.”
Inrasara cho rằng: “nhìn tổng thể ở Việt Nam hai loại phê bình phổ biến hơn cả, và được đặt cho cái tên: phê bình hàn lâm và phê bình nghệ sĩ.”[3].”Phê bình lập biên bản” ra đời nhằm bổ khuyết cho hai loại phê bình kia.
Inrasara cho biết đã lập biên bản được: “Hơn trăm tác giả - tác phẩm đủ loại, từ thơ truyền thống đến hậu hiện đại, từ thơ đổi mới đến thơ hậu đổi mới,… Không thuần nghiên cứu, cũng không hẳn phê bình mà cư trú lấp lửng giữa hai món này. Tạm gọi nó là Phê bình [như là] lập biên bản.
Và sau thất bại của phê bình lập biên bản, Inrasara xoay sang một kiểu phê bình khác. Ông gọi là “phê bình mở”. Ông lý giải: “Phê bình lập biên bản không còn có thể đáp ứng được sự phát triển trương nở đến vô cùng loại thơ này, cùng tốc độ cập nhật và tương tác đa dạng và nhanh nhạy của nó. Phê bình cần đến thái độ khác, phương cách khác, tại đó “kiểu tập thể phê bình” như Bàn tròn văn chương chỉ là một gợi ý ở phạm vi hẹp. Tôi gọi đó là Phê bình mở.”
Ông cũng điểm danh 9 căn bệnh của phê bình văn học Việt Nam đương thời: phê bình độn giai thoại, Phê bình bình và tán, phê bình chung chung, vô thưởng vô phạt; phê bình hũ nút; phê bình núp bóng; phê bình bè phái; phê bình quan phương; phê bình hàng hai.
Và Inrasara tự nhận: “Vài năm qua khi dấn vào cõi miền phê bình, tôi cũng không tránh khỏi lây nhiễm mấy thứ vi rút trên. Một/ một vài hoặc tất cả chúng nữa không chừng!/ Nên, viết là để cảnh giác chính mình trước hết.”[4]
Những nỗ lực của Inrasara là đáng trân trọng, song những gì ông đề xuất về phê bình, không có giá trị gì. Bởi ông không có trình độ để lập thuyết như Bakhtin, J.Sartre, Derrida…Cái mà ông gọi là “phê bình lập biên bản” chỉ là một thao tác nghiệp vụ của bất cứ một người làm công việc nghiên cứu nào. Đó không phải là một phương pháp phê bình văn học, càng không thể nâng lên thành một kiểu “lý thuyết” phê bình văn học có ý nghĩa dẫn đạo như Trường phái Hình thức Nga, Phê bình mới, phê bình Phân tâm học, Giải Cấu Trúc. Tất cả các mục điểm sách trên báo chí chính là “lập biên bản” tại chỗ sự ra đời của văn chương một thời. Còn cái ông gọi là “phê bình mở”, có lẽ ông bắt chước Umberto Eco tác giả của Tác phẩm mở (L'œuvre ouverte- 1962). Rất tiếc Inrasara không luận giải về “phê bình mở”, ông chỉ cho biết rằng, đó là kiểu “Phê bình cần đến thái độ khác, phương cách khác”.
Do đâu Inrasara thất bại trong “lập thuyết” về phê bình? Tôi ngờ rằng, ông chưa đọc lịch sử phê bình trong nước và trên thế giới. Ông chưa nghiên cứu xem những nhà “lập thuyết” đi trước ông đã khám phá những gì, họ có những thành tựu nào, có những khiếm khuyết nào. Trên cơ sở đó, ông đào sâu thêm hoặc đề xuất một lý thuyết mới. Ngay cả đến Giải cấu trúc của Derrida là một lý thuyết trung tâm của Hậu hiện đại, Inrasara cũng không bàn đến.
Nhiều người đã có ý kiến về “văn phê bình” của ông. Bài Đối thoại cùng Inrasara của Phạm Quang Trung phản biện bài viết Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới của Inrasara (Tạp chí Nhà văn số 5/2011) có những kiến giải cặn kẽ và chí tình: “tôi đã đọc và nghĩ khá kỹ về bài viết của nhà thơ Inrasara… ngẫm đi ngẫm lại thì lại thấy thật ra không có gì mới mẻ cả… vì nhiều người trước Inrasara đã bàn rồi, sâu sắc và thuyết phục hơn nhiều kia”; “Inrasara đang đo tài sản tinh thần của người khác bằng vốn hiểu biết quá nghèo nàn của chính mình thì phải?”; “Cái “tôi” của người viết từ đây bắt đầu lộ diện, ngày một lớn hơn, rõ hơn để rồi dường như lấn lướt tất cả cùng với truyền thống đáng tự hào của dân tộc Chăm mà anh tự xem là một đại diện, hơn thế một kết tinh.”[5]
Trong cuộc trao đổi trên báo Nhân Dân 2013, Anh Chi có Ðôi lời về văn lý luận phê bình của Inrasara[6]: “Inrasara viết lý luận phê bình theo cách rất hay kết luận mà không cần chứng minh gì cả…”; “Xin thật lòng nói với Inrasara rằng, cách phê bình của anh dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường.”; “chúng tôi thật tình phải nói với Inrasara rằng, văn lý luận phê bình của anh rất không bình thường.”
NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Inrasara được coi là nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, và ông đã được giải thưởng về lĩnh vực này. Nhưng BBT trang Champaka đã chỉ ra 21 sai lầm của Inrasara phải đính chính trong bài viết “Người Chăm và văn hoá Chăm ở Việt Nam” đăng trên web của đài BBC ngày 4-8-2015. Sau đó tác giả kết luận: “Phải nói rằng, Inrasara là nhà thơ tiếng Việt có tiếng tăm ở trong nước. Nói về công trình nghiên cứu về Champa, thì ông có công lớn lao để truyền bá văn thơ Chăm. Nhưng nói về nội dung của những công trình nghiên cứu về văn hoá, ngôn ngữ và lich sử Chăm, thì Inrasara là sư phụ của ngành bịa đặt và chế biến theo ngẫu hứng và quan điểm riêng tư của mình”[7]
Tôi đã đọc bài phê bình của Inrasara về tiểu thuyết Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ [8] và lời bình bài thơ Chia của Nguyễn Trọng Tạo [9] mà ông đặt nhan đề là: “Bài thơ Chia của Nguyễn Trọng Tạo-cú hích cho lục bát Việt”. Ở cả hai bài viết này, tôi không thấy bóng dáng cùa lý thuyết phê bình nào được Inrasara vận dụng để đọc tác phẩm, kể cả cái ông gọi là “phê bình lập biên bản” hay “phê bình mở”. Cả hai bài đều được viết như kiểu phân tích tác phẩm trong nhà trường phổ thông. Và ông mắc vào chính những căn bệnh phê bình do ông chỉ ra.
Tôi thử lý giải xem tại sao một nhà phê bình viết rất nhiều về phê bình lại mắc những sai lần do chính mình chỉ ra. Chỉ có thể lý giải thế này: Năm 1977, ông học ĐHSP TP Hồ Chí Minh được một năm thì bỏ học, làm nông, đi, nghiên cứu và làm thơ. Tất cả vốn tri thức ông có là do tự học. Có nghĩa là ông không được đào tạo có bài bản (Tôi không có ý coi thường việc tự học nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, một người muốn trở thành chuyên gia, cần phải được đào tạo sâu về ngành nghề của mình), thành ra Phạm Quang Trung mới đánh giá ông có “vốn hiểu biết quá nghèo nàn” và Anh Chi nhận xét “văn lý luận phê bình của anh rất không bình thường.”
Và tôi nhận ra, những giải thưởng ông đạt được do những công trình nghiên cứu của ông, một phần là do chính sách của Nhà Nước dành cho người con của dân tộc Chăm. Inrasara đã “tự thức” như thế này:
“Khi tôi nhận biết ra tôi là Chăm sinh ra tại Caklaing trong đất nước Việt Nam sống bập bênh giữa hai thế kỉ hai mươi và thế kỉ hai mốt, tôi chấp nhận định phận tôi, từ đó tôi dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Tôi nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ Chăm, sáng tác thơ tiếng Việt và tiếng Chăm, phê bình trong nỗ lực khai mở vùng đất cho nhiều trào lưu thơ ca cùng tồn tại và phát triển, công bằng và lành mạnh. Dù vô nghĩa, và vô ích - trong vô cùng tháng năm giữa mênh mông vũ trụ này. Thức nhận trắng phớ như thế, nhưng tôi vẫn nỗ lực hết mình. Và vui thú. Cuối cùng thế nào rồi hơn nửa đời hư, tôi cũng có trong tay lưng vốn sự nghiệp. Tuy nhiên…
Một ngày kia tôi hốt nhiên quay lại nhìn mớ sách vở đứng chình ình nơi phòng trưng bày: Chúng có phải công trình của tôi, hay đó chỉ là thứ văn bản được chắp vá nên bởi vô vàn tiền văn bản để chính chúng trở thành tiền văn bản mới, trùng trùng duyên khởi sẵn sàng tạo tác thành các văn bản khác, như thể tuồng ảo hóa vô tận của phận chữ và kiếp người? Tôi là ai? Tôi biết gì? Tôi làm được gì? Không gì cả! Nhưng tôi vẫn phải hành động trong chân trời khả thể của định mệnh vô nghĩa mình xẹt qua lâu dài thời gian, nơi vùng đất tôi sinh ra và sống…”[10]
Với tôi, Inrasara chỉ là nhà phê bình phong trào với tất cả ưu điểm và hạn chế của kiểu nhà phê bình này. Bởi vì, là một nhà thơ, ông tạt ngang sang viết phê bình văn học, và ngay ở lĩnh vực phê bình văn học, ông không được đào tạo đến nơi đến chốn (ông chỉ học ĐHSP có một năm rồi bỏ học vì chán nản). Chính ông cũng nhận rõ những hạn chế của mình.
Có điều ông ảo tưởng về những điều tự huyễn hoặc. Ông tự huyễn hoặc về “sự biết” của mình khi phê phán Nguyễn Hòa là một “nhà phê bình mù”[11] và gọi Hoài Nam là nhà phê bình nhai lại [12]. Thế nhưng ngay đến chữ “nhà phê bình mù” ông cũng phải học Nguyễn Hưng Quốc!
Tri thức của nhân loại mênh mông, thực tại cuộc sống lại rất phức tạp, góc nhìn của một người khó có thể bao quát được. Triết gia Socrates (470-399 trc CN) từng thú nhận: “Tôi chỉ biết có một điều, đó là tôi không biết gì hết”. Inrasara thường nhắc đến Friedrich Nietzsche, Martin Heidegger, hẳn ông có biết Socrates!
Tôi chợt nghĩ, giá như Inrasara cứ làm thơ, cứ tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng kết hợp nghệ thuật Chăm với nghệ thuật Hậu hiện đại, có lẽ ông có nhiều thành tựu hơn.
Tháng 5 năm 2017
Nguồn: Bùi Công Thuấn-Phê bỉnh văn học-Diện mạo của một thời
____________________
[1] Inrasara-Hậu hiện đại & Thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7299
[2] Inrasara- Từ phê bình lập biên bản đến phê bình mở.
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16944
[3] Inrasara - Hành trình phê bình lập biên bản,
[4] Inrasara-Điểm danh căn bệnh của phê bình hôm nay
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=8635
[5] Phạm Quang Trung- Đối thoại cùng Inrasara
www.pqtrung.com/tac-pham-moi/i-thoi-cng-inrasara
[6] Tạm khép lại một cuộc trao đổi- http://nhandan.com.vn/cuoituan/item/20532402-bao-n%C4%83m-%E1%BA%A5y,-b%E1%BA%A5y-nhi%C3%AAu-ng%C3%A0y-gian-kh%C3%B3.html
[7] Sai lầm của Inrasara trong bài viết “Người Chăm và văn hoá Chăm”
http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=1280:sqi-&catid=53:quan-im-vn-hoa&Itemid=60
[8] Inrasara đọc Lời nguyền 200 năm của Khôi Vũ
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=6448
[9] Bài thơ CHIA của Nguyễn Trọng Tạo – cú hích cho lục bát Việt
http://nguyentrongtao.info/2013/08/12/inrasara-binh-bai-tho-chia/
[10] Inrasara-Hòa giải và hóa giải ba loại nhà thơ hôm nay hay Thơ như là con đường
http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13421
[11] Nguyễn Hòa, “nhà phê bình mù”
vanviet.info/tren-facebook/nguyen-ha-nh-ph-bnh-m/
[12] Đụng chạm đến Hậu hiện đại, Inrasara chửi Hoài Nam là... đồ nhai lại!
https://nguyendinhbon.blogspot.com/2014/12/ung-cham-en-hau-hien-ai-inrasara-chui.html
Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017
NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Lý luận và phê bình văn học-Diện mạo của một thời
NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Bùi Công Thuấn
Nhà phê bình phong trào là những người viết phê bình văn học xuất thân từ phong trào. Họ viết phê bình theo phong trào. Đặc biệt, khi có một tác phẩm hay một hiện tượng văn học gây sốc thì chính những nhà phê bình phong trào tạo nên sự ồn ào trên văn đàn. Lúc này người ta thấy vắng bóng nhà phê bình chuyên nghiệp. Viết về họ, tôi chỉ ghi nhận một “hiện tượng” của phê bình văn học, làm đầy đặn diện mạo của phê bình văn học Việt Nam một thời.
“TAY NGANG” LÀM PHÊ BÌNH
“Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã đề cập vấn đề này theo hướng cần phải có đội ngũ làm LLPBVH chuyên nghiệp, chứ không thể dừng lại ở mức độ của những người làm LLPBVH “tay ngang”. Theo giáo sư, để phân biệt được đâu là chuyên nghiệp, đâu là “tay ngang” thì phải căn cứ vào sản phẩm anh ta làm ra chứ không căn cứ vào học hàm, học vị, tuổi tác, giới tính... Ông đưa ra một dẫn chứng khá thú vị và thuyết phục rằng có một vị giáo sư, tiến sĩ tham gia biên soạn sách giáo khoa có những cái “sai lè”, ông Đại gọi đó là người “tay ngang”. Vị giáo sư nọ gặp ông Đại nói: “Sao ông lại bảo tôi là “tay ngang”, tôi là giáo sư, tiến sĩ của một trường đại học lớn, nhiều năm làm công tác biên soạn sách giáo khoa cho bậc học phổ thông và đại học”. Ông Đại trả lời thẳng thắn: “Anh là ai tôi không quan tâm, chỉ biết những cuốn sách mà anh biên soạn như vậy đích thị là sản phẩm của những người “tay ngang”, còn những người chuyên nghiệp không bao giờ người ta làm như thế”.[1]
Tôi gọi họ là nhà phê bình “tay ngang”, vì từ một duyên do nào đó, họ tạt sang viết phê bình. Công việc chính của họ là việc khác. Họ có thể là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, là kỹ sư, nhà khoa học, có khi là bác sĩ…lâu lâu họ viết một bài phê bình, nhân một hiện tượng văn học nào đó. Nhà thơ Inrasara là người chuyên nghiên cứu văn hóa Chăm. Ông làm thơ rồi trở thành người viết phê bình. Nhà phê bình Nguyễn Hòa là nhà báo. Nhà phê bình Đông La xuất thân là kỹ sư Hóa học. Đông La đang làm ở một viện nghiên cứu về dược của Bộ Y tế, do tình cảm sâu đậm với nhà thơ Chế Lan Viên, ông dấn thân vào văn chương, làm thơ rồi viết phê bình. Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên làm việc tại Viện Triết học. 10 năm đọc sách Triết, ông thấy “chất” của mình hợp hơn với lý luận phê bình. Nhà phê bình Hoài Nam (1975) là một nhà báo. Anh tốt nghiệp khoa Văn học - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, về công tác tại Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam. Hoài Nam viết điểm sách, viết chân dung, viết về một số vấn đề, hiện tượng của đời sống văn chương đương đại. Nhà phê bình Đoàn Minh Tâm (1982), tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Khoa Sư phạm (nay là Đại học Giáo dục) - Đại học Quốc gia Hà Nội, làm biên tập viên ở tạp chí Văn nghệ quân đội…
Một vài người nói về công việc của mình: [2]
Nhà phê bình Nguyễn Hòa: “Tôi không viết phê bình đều đặn lắm, thường chỉ viết những gì tôi thấy cần viết. Tại sao ư? Có lẽ vì tôi chưa phải là người làm phê bình chuyên nghiệp. Khi làm nghề chuyên nghiệp, người ta sẽ viết trong sự thôi thúc nội tâm và từ đòi hỏi của đời sống văn học, còn khi làm theo lối nghiệp dư thì sở thích sẽ chi phối cung cách làm việc, thích thì làm, không thích thì thôi. Vả lại, gần đây, không hiểu tại sao tôi lại có xu hướng viết theo lối quan sát, tổng kết và lý giải, đánh giá một loại hiện tượng văn chương nào đó hơn là phê bình một tác phẩm cụ thể. Mặt khác, do còn có duyên nợ với văn hóa học - chuyên ngành tôi được đào tạo trước đây, nên cũng mất kha khá thời gian với “duyên nợ” ấy, thông qua những bài viết về văn hóa đương đại.”
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Tôi vẫn thường viết bài điểm sách theo yêu cầu PR của các nhà xuất bản và các nhà làm sách tư nhân. Tôi làm việc này đều đều ngày tháng. Tôi thấy đó là việc nên làm khi anh được yêu cầu PR nhưng chọn được cuốn sách anh thấy nên viết, cần viết. Quyền lựa chọn là tự do ở chính mình”.
Nhà phê bình phong trào đa dạng về xuất thân. Năng lực và trình độ rất khác nhau. Họ viết phê bình với động cơ và mục đích cũng rất khác nhau. Mỗi người có một phong cách riêng để gây ấn tượng. Có người thực tâm tham gia vào thế giới văn chương nghệ thuật. Có người được phong là Chí Phèo, vì ông ta muốn giết Cái Tinh Thâm Thời Đại Mình là Bá Kiến [*]. Có người giấu mục đích chính trị sau những mặt nạ.
Một vài trong số họ nói rất to, lấn át người khác, để giành chân lý về mình. Thường thì nhà phê bình phong trào rất tự tin về tài năng của mình, tự tin về những gì mình viết, không ngại đụng chạm và coi thường việc “ném đá” của công luận. Nhà phê bình Đông La cho biết: “Tôi đã hoàn thành 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn và 1 tập phê bình, cả 3 đều khá dầy dặn, tôi sáng tác chỉ vì văn chương nên không sợ gì hết. Còn chưa in vì chưa có tiền thôi. Mấy năm qua cho con du học Mỹ, thua chứng khoán hơn tỷ, thua “đất” vài ba tỷ, nên cũng gặp khó khăn...Nói thực muốn khen được những bài tôi viết liên quan từ khoa học, triết học đến lý luận văn học cần phải có tài đấy! Không ít người bạn tôi là PGS, TS (cụ thể là ở trường KHXH&NV TPHCM) sau khi đọc những bài tôi viết về triết học, về chính chuyên môn của họ, còn thú nhận rằng, không thể hiểu hết những điều tôi viết.”[3]
Trong Hội nghị lý luận phê bình văn học lần II (2006), có nhà phê bình được gọi là “thùng thuốc nổ”. Nơi trường văn trận bút, họ bộc lộ rõ cá tính. Thái độ phê bình nhiều khi đối nghịch nhau quyết liệt. Trong tranh luận, họ thường rời bỏ văn chương để bắt qua những vấn đề nhân thân của ngưởi đối thoại theo kiểu “bỏ bóng, đá người”. Họ dùng mọi thủ đoạn viết lách để giành phần thắng. Chính lực lượng này tạo ra sự sôi nổi của văn đàn trong những cuộc “bút chiến” (đa phần có mục đích ngoài văn chương). Một vài người trong số họ quá đà, gây ra tình trạng “loạn chuẩn”. Nhiều người bỏ qua cả những chuẩn mực văn hóa tối thiểu.
Tính chất “tay ngang” của nhà phê bình phong trào thể hiện rõ trong các hội nghị. Hội nghị lý luận phê bình lần II (2006) có hơn 200 người tham dự, với 60 tham luận. Ngoài khách mời và những nhà phê bình lý thuyết, còn lại, đa phần là nhà phê bình phong trào. Nhà phê bình Văn Giá tổng kết buổi sáng Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần II (2006) như sau: “Sau phần Lễ bỏ qua phần Hội và tiến thẳng lên phần Chợ.”[4]
Một Hội nghị lý luận phê bình mà biến thành “chợ” thì không thể tưởng tượng nổi! Vì sao? Vì chẳng ai chịu nghe người khác nói. Theo tường thuật của Quỳnh Thi, có nhiều chuyện thật hài hước đã diễn ra trong hội nghị Lý luận phê bình lần II (2006). Chẳng hạn, nhà văn Nguyễn Văn Hạnh đọc tham luận có tiêu đề “Tự do tư tưởng - Tự do sáng tạo và hoạt động văn học nghệ thuật”. Mới đến nửa chừng của bản tham luận, hội nghị đã bắt đầu mất trật tự. Ai đó nói: “Về hưu rồi ông mới bàn đến tự do…”. PGS-TS Phạm Quang Trung đọc tham luận: “Rất cần một hệ thống lý luận văn chương dành cho nhà văn”. Ban đầu, người ta nói chuyện riêng, ồn ào. Nhưng khi Phạm Quang Trung nói được nửa chừng, thì đã 6 lần bị hội trường vỗ tay kèm theo tiếng hô “Thôi!”, “Thôi, xuống đi. Dưới này không phải là học sinh của ông ở Ðà Lạt đâu!”[5].
Tôi nghĩ đó không phải là một hội nghị của những nhà phê bình chuyên nghiệp.
Dù là phê bình văn học, nhưng Nhà phê bình phong trào thường quan tâm đến vấn đề thời sự ngoài văn chương. Vì thế, họ không dùng đến lý thuyết phê bình văn học mà dùng vốn lý luận văn học ở phổ thông. Họ lấy kinh nghiệm sống và viết, lập trường chính trị của mình làm chuẩn mực đánh giá hiện tượng. Với họ, cái đúng là cái hợp với Tôi. Khác với Tôi thì sai (thường không chấp nhận Cái Khác-The Others). Tất nhiên “cái Tôi” của nhà phê bình phong trào là rất phức tạp (về ý thức chính trị, về mục đích viết phê bình…)
SỰ PHỨC TẠP CỦA NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Mỗi khi có một hiện tượng văn học, thì người ta thấy xuất hiện nhiều người viết phê bình có cái tên lạ. Và khi ấy, những nhà phê bình lý thuyết, các nhà phê bình chuyên nghiệp thường “lặn” mất. Văn đàn thuộc về nhà phê bình phong trào, họ thả sức “múa gậy vườn hoang”. Nhất là từ khi Internet cùng với các trang web văn chương và blog cá nhân xuất hiện, thì phong trào phê bình trở nên sôi nổi vượt ra “ngoài tầm kiểm soát”.
Chẳng hạn, trường hợp truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Truyện được in trên báo Văn Nghệ tháng 9/2005 và được chọn là 1 trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2005. Khi Cánh đồng bất tận được báo Tuổi Trẻ giới thiệu, công luận dậy lên một cao trào phê bình, một bên là phản đối, một bên là bênh vực tài năng. Trang Viet-studies.com của GS Trần Hữu Dũng (USA) ghi nhận, từ tháng 12/2005 đến 30/6/2006 có 66 bài viết của nhiều tác giả như: Hữu Thỉnh, Trung Trung Đỉnh, Chu Lai, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Hòa, Hoàng Đình Quang, Lê Minh Quốc, Lê Chí, Huỳnh Ngọc Trảng, Lê Vĩnh Trang, Nguyễn Trọng Tín, Ngô Khắc Tài, Vy Thùy Linh, Đỗ Hoàng Diệu, Lê Duy, Công Thắng, Vũ Hồng, Vưu Nghị Lực, Nguyễn Tý, Huỳnh Kim, Trần Thanh Bình, Lê Phú Khải, Tào Văn An, …
Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Cà Mau đã kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư vì: “Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo dục xã hội, giáo dục con người, thiếu tính văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp mà xuyên tạc chê bai nhiều, gây bất lợi./ Phê phán xã hội, nói cái xấu, mặt trái, hư cấu vượt quá hiện thực, cái không tốt nhiều hơn, không định hướng cho con người đi đến tương lai cuộc sống, hướng tới cái đẹp.”[6]
Tác giả Lê Hồng Thọ (Tokyo) nhận xét: “Đâu rồi những tác phẩm văn chương hiện đại của Việt nam? Người ta thường trách móc, tự vấn tại sao đất nước có nền văn hoá, truyền thồng lâu đời, trải qua những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử từng làm ngạc nhiên, phấn chấn cho hàng trăm triệu người trên trái đất và đang chuyển mình bức phá lạc hậu, nghèo đói một cách mãnh liệt hôm nay nầy lại chỉ có “Cánh đồng bất tận” với những người “chăn vịt chạy đồng” là hiện tượng đáng chú ý, bàn luận sôi nổi trong đời sống văn học đến thế sao? Một xã hội sinh động đang cọ xát kịch liệt giữa “cũ” và” mới”, giữa những bóng tối và ánh sáng, giữa con người chật vật với “thực tế”, với “hội nhập”…phải chăng là một “cánh đồng bất tận” bao la, là sân chơi cho những nhà văn hiện đại, là bãi đáp cho những đàn cò trắng của văn học Việt Nam hơn là những vũng bùn đục ngầu sa đọa kiểu phương tây mà họ đã đi trước Nguyễn Ngọc Tư hàng thế kỷ. Thế mà “Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư lại được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam mới là chuyện lạ đời, tiêu chí đánh giá để trao giải thưởng của Hội nằm ở đâu, liệu điều nầy vô tình đã hạ thấp giá trị của nền văn học hay nói khác đi văn học đương đại của nước nhà chỉ có thế mà thôi, “Cánh đồng bất tận” là đỉnh cao nhất ?Đáng buồn thay!”[7]
Trái lại, nhiều nhà phê bình lên tiếng bênh vực và khen ngợi Cánh đồng bất tận. Phạm Xuân Nguyên: “Cánh đồng bất tận: Dữ dội và nhân tình”; Nguyễn Thu Thủy – 'Cánh đồng bất tận' đề cao giá trị sống con người”. Đỗ Hồng Ngọc: “Tiếng thở dài với Cánh đồng bất tận”; Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết ý kiến của ông khi dư luận ồn ào: “Đây là một tác phẩm văn chương, chứ không phải là bút ký hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương. Tất nhiên, tác phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một tác giả còn rất trẻ, vì vậy cũng rất cần sự chỉ bảo, góp ý chân tình, đầm ấm. Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lý gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình./ Thực ra, vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà dư luận đã quá ồn ã trước sự việc này. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau chỉ mới yêu cầu chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gặp gỡ, kiểm điểm chứ chưa có quyết định nào gay gắt cả. Tôi đã gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư, cô vẫn vui vẻ và cho biết, mọi chuyện diễn ra nhẹ nhàng chứ không có gì nặng nề như bạn đọc lo lắng.”[8]
Trường hợp tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu gây bão dữ dội trên các diễn đàn cũng là một hiện tượng phê bình. Tuy nhiên, đàng sau những ý kiến tranh cãi là mục đích chính trị không che dấu. GS Mai Quốc Liên, trong một cuộc hội thảo, nói rõ, Bóng đè được một tác giả nước ngoài “mông má” lại, thành tác phẩm mang ẩn ý chính trị.
Tác giả Nguyễn Văn Lục trên Talawas đã nói rõ về những ẩn ý chính trị này:
“Bóng đè xuất hiện, đá lăn chiêng những thần tượng dỏm, mục rữa, để cân bằng với Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Một bên sách hồng, một bên sách đen. Một bên tô hồng, một bên bôi đen. Có lẽ đất nước chúng ta cần cả hai thứ đó một lúc. Đây là hai hình ảnh khá tương phản, một nữ anh hùng và một nhà văn rất ấn tượng…
…Một nhật ký kể lại quá khứ lý tưởng và một nhà văn đảo xới mồ mả quá khứ lên như lời nguyền rủa. Nó như một bức tranh hiện thực có hai mặt, một bên nói tới lý tưởng, tới hy sinh cao cả của tuổi trẻ và một bên đặt lại tất cả những gì đã làm nên quá khứ đó.
“…Nhưng qua sự cố này, người ta có thể từ đó đánh giá được sự khác biệt sâu xa và căn bản giữa trong và ngoài nước. Bài học này của Đỗ Hoàng Diệu cho thấy bản chất sinh hoạt văn hoá trong và ngoài nước có những khác biệt nền tảng. Đó là cùng một dòng văn học Việt Nam, nhưng chia làm hai nhánh: Nhánh có lãnh đạo kiểm duyệt và nhánh không có chính sách kiểm duyệt. Một bên đa dạng, đủ kiểu, đủ sắc mầu. Một bên đồng phục, cùng một kiểu, cùng một mầu.”
Đỗ Hoàng Diệu đã muốn làm được một điều gì hơn thế nữa. Viết như một trả giá, đòi một món nợ tinh thần mà xã hội ấy, lịch sử ấy đã một thời lừa dối, phỉnh gạt. Chính ước muốn viết lột trần xã hội, đánh tụt giá những điều phô trương phỉnh gạt, trả lại cho nó cái mẫu số chung là sự canh chừng và tước đoạt tinh thần đã là cái cớ cho sự quy chụp hiện nay. “[9]
Hiện tượng thơ Thiền của Hoàng Quang Thuận lại bộc lộ một khía cạnh khác của phê bình phong trào. Ngày 8/8/2012 tại Hội trường Hội Nhà văn VN, Tạp chí Nhà văn đã tổ chức một cuộc hội thảo khá “hoành tráng”, có nhiều quan chức cấp cao tham dự. Nhan đề hội thảo là: “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”. Theo Kỷ yêu Hội thảo, có 22 bản tham luận. Đa số tham luận là những bản tụng ca thơ Hoàng Quang Thuận. Hội thảo, có sự hiện diện của nhiều nhà phê bình, nhà thơ, nhà văn như: Hữu Ước, Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Ngọc Yên, Phạm Quang Trung, Trần Thị Thanh, Hà Ngọc Hòa, Lê Thị Bích Hồng, Ngô Hương Giang, Vũ Bình Lục, Nguyên An, Nguyễn Hòa, Văn Chinh, Hữu Thỉnh, Trần Nhuận Minh, Dương Kỳ Anh. Dương Xuân Nam, Ngô Văn Phú…
Nhà thơ Hữu Việt (Phó Chủ tịch đoàn) đề dẫn: “chỉ trong vòng ba ngày đêm lưu lại ở vùng nong thiêng, anh đã viết một mạch 63 bài thơ in thành tập “Thi Vân Yên Tử”. Sau đó ba năm, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp “Ngọa vân Yên Tử” với 80 bài. Đến năm 2010, anh gộp lại thành tập 143 bài lấy tên chung là “Thi Vân Yên Tử”… Qua cuộc hội thảo hôm nay, chúng ta cũng mong muốn sẽ được lý giải phần nào hiện tượng làm thơ với số lượng nhiều trong thời gian rất ngắn của Hoàng Quang Thuận.”
PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn (Phó Viện trưởng Viện Văn học) giữ vai trò Chủ tịch Đoàn cũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định tham luận, trong phần phát biểu tổng kết hội thảo, ông đã nêu lên 4 nội dung chính: Thứ nhất, hội thảo thừa nhận và ghi nhận sự xuất hiện của tập thơ “Thi vân Yên Tử” của tác giả Hoàng Quang Thuận như một hiện tượng văn học; Thứ hai, trong việc định giá thơ Hoàng Quang Thuận còn những băn khoăn và cách hiểu với nhiều mức độ khác nhau; Thứ ba, định tính về những sản phẩm thơ mang cảm quan Phật giáo và thơ viết về vùng đất Phật Yên Tử của Hoàng Quang Thuận là cực khó và chưa dễ tìm được sự đồng thuận; Thứ tư, vấn đề thể thơ và hình thức nghệ thuật của “Thi vân Yên Tử” là vấn đề còn nhiều gợi mở cho bạn đọc và giới phê bình.[10]
Khi “người làm thơ” Hoàng Quang Thuận bị phát hiện “đạo văn”, tạp chí Nhà Văn phải kiểm điểm, người ta mới vỡ nhẽ ra nhiều điều về tham vọng của người làm thơ muốn giật giải Nobel văn chương này. Các nhà phê bình được một phen bẽ bàng. Nếu người viết phê bình chỉ chú mục vào văn bản tác phẩm (thơ Hoàng Quang Thuận) mà không quan tâm đến những yếu tố văn hóa, xã hội và quá trình kiến tạo văn bản thì rất dễ ngộ nhận. Hoàng Quang Thuận nói thơ của ông là do tiền nhân giáng bút. Nhưng LS Nguyễn Minh Tâm cho biết: “Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng của tác giả Trần Trương… tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương.”[11]. Tham luận của nhà phê bình Nguyễn Hòa có những ý kiến phản biện có giá trị.
Phê bình văn học khó biết bao!
HIỆU QUẢ VĂN CHƯƠNG
Phê bình phong trào phản ánh ý kiến nhất thời của một cộng đồng người đọc (phương pháp đọc, trình độ đọc và mục đích đọc). Nó phơi bày ra một cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ. Ý kiến của công luận đôi khi có tác dụng rất mạnh tới tình hình chính trị tư tưởng đương thời. Những bài phê bình văn chương sex, ít nhiều có sức ngăn chặn những tác phẩm dùng sex bẩn cho những mục đích ngoài văn chương (thí dụ Bóng đè, Sợi xích). Năm 2015, khi công luận lên tiếng phản đối mạnh mẽ, Cục xuất bản phải ra công văn đình chỉ xuất bản truyện ngôn tình, đam mỹ. Vì người ta thấy rõ ảnh hưởng xấu của loại sách này đối với bạn đọc trẻ và sự gây hại của nó đối với văn học Việt Nam.
Đáng kể nhất là, Nguyễn Ngọc tư và Cánh đồng bất tận đã được bảo vệ khỏi những hệ lụy có thể có gây ra bởi nhận thức cũ, từ đó mở ra một khuynh hướng dân chủ hơn, thoáng hơn trong nhìn nhận đánh giá tác phẩm văn học. Công luận cũng đã ngăn chặn nhiều vụ đạo văn mà trường hợp Hoàng Quang Thuận là một vụ tai tiếng còn mãi đến mai sau. Chính nhà phê bình Nguyễn Hòa trong tham luận gửi tới Hội thảo “Hoàng quang Thuận và non song yên tử” đã lên tiếng cảnh báo về giá trị giả “thơ” Hoàng Quang Thuận trước khi nó bị phát giác.
Cũng vậy, có nhiều tranh cãi gay gắt về việc Hội Nhà văn trao giải thưởng cho tiểu thuyết Hội Thề của Nguyễn Quang Thân (2010). Một bên ca ngợi Hội Thề, bên phản biện cho rằng Hội Thề có nhiều sai lạc so với chính sử, xin đọc bài tổng hợp của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến [12]. Trong cuộc tranh luận này, người ta thấy sự hiện diện của nhiều nhà văn, nhà phê bình có thế giá. Đó là nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn), PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, PGS.TS. Phạm Quang Trung, nhà phê bình Lê Thành Nghị, Đỗ Ngọc Thạch, Từ Quốc Hoài, Phạm Viết Đào, Hoài Nam, Hà Văn Thùy, Trần Mạnh Hảo, Hoàng Tiến, Trần Hoài Dương…Cuộc tranh luận không đưa đến kết quả cụ thể nào (Hội Thề vẫn được giải), nhưng lộ ra nhiều vấn đề. Đó là, không có một tiêu chí chung để đánh giá tác phẩm. Trái lại, những ý kiến về Hội Thề đều xuất phát từ góc nhìn cá nhân mà đằng sau đó là “sự nhạy cảm chính trị”. Những ý kiến phản biện đã chỉ ra những khiếm khuyết của Hội Thề so với chính sử, đó cũng là cách nhận thức chung về tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam. Nhà văn có quyền hư cấu, có quyền làm đầy những khoảng trắng lịch sử, nhưng không được trái với chân lý lịch sử, không được bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; bởi lịch sử đươc viết bằng máu của dân tộc này. Cũng từ sự phản biện quyết liệt của nhiều nhà văn, nhà phê bình, người đọc buộc phải hoài nghi về việc trao giải của Hội Nhà Văn, và việc độc giả thờ ơ với những tác phẩm đạt giải là có nguyên do.
Tuy nhiên, mặt trái của phê bình phong trào là, trong khi tranh luận, có người đã quá đà “nặng lời” với người đối thoại. Kiểu ngôn ngữ vô văn hóa này dần dần trở thành cách nhà phê bình dung để hạ độc đối thủ. Ngày nay khi các cuộc tranh luận tạm lắng xuống, đọc lại những lời của nhà phê bình phong trào choảng nhau, người đọc không thể tưởng tượng được có lúc văn hóa tranh luận lại xuống cấp đến thế.
Trong bài: “Nhiễu loạn sách văn chương tái bản”,[13] nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên đặt vấn đề về trách nhiệm cho tái bản những cuốn mà ông cho là “chứa nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí là độc hại” như: Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (tác giả Tào Đình Trung Quốc) do Trang Hạ dịch; Sợi xích của Lê Kiều Như; Trên lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên; Phù phiếm của Phan Việt; Sát thủ đầu mưng mủ của Thành Phong; Chân dài sao phải xoắn của Huyền Lê; Thương nhau để đó của Hamlet Trương và Iris Cao; Đường hai ngả - Người thương thành lạ của Anh Khang...”.
Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng đó là một bài báo ẩu, khó chấp nhận được.và yêu cầu “ông Đỗ Ngọc Yên cần làm rõ luận điểm của mình để tránh sự áp đặt, vu khống, gây bất lợi về mặt pháp lý, có thể phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty đầu tư và nhà xuất bản”. Cuối cùng, Nguyễn Vĩnh Nguyên “bày tỏ thái độ…, nói một lần cho xong chuyện”: “Đọc bài viết của ông Đỗ Ngọc Yên, tôi đã nghĩ, Wikipedia nên sớm cập nhật thêm một loại chó săn mới. Loại này vừa chỉ điểm, vừa ăn sẵn, vừa nhớ mùi lâu, vừa hung hăng, vừa theo bầy, và dĩ nhiên, là vừa trung thành, vừa hăng hái đến kệch cỡm – chó săn trong phê bình văn nghệ.”[14]
Tôi không nghĩ những lời lẽ như thế lại buông ra từ miệng một “nhà văn”. Nguyễn Vĩnh Nguyên sợ bài phê bình của Đỗ Ngọc Yên làm “phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty đầu tư và xuất bản”, trong đó có quyền lợi của anh, nên nặng lời sỉ nhục nhà phê bình. Hóa ra Nguyễn Vĩnh Nguyên không vì văn chương, mà sợ quyền lợi của mình bị tổn hại nên đạp vào mặt Đỗ Ngọc Yên để răn đe, mặc dù nhà phê bình này chỉ đặt vấn đề xã hội chung đối với nhiều tác phẩm. Chẳng nhẽ nhà phê bình không được quyền lên tiếng khi bầu khi văn hóa, văn chương bị nhiễm độc?
Và đây là lời nhà phê bình Đông La viết về ông Lê Hiếu Đằng: “Còn nữa, Đằng cũng rất láo khi viết về chuyện văn chương:’…các vị phê bình chỉ điểm (cách gọi mới đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn Văn Lưu cùng với một số người trong việc ‘bề hội đồng’ bài viết của Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng)”. Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ ‘rác rưởi, cứt đái’, thì chắc Đằng thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy”[15]
Dẫu thế nào cũng không thể chấp nhận được cách nói xúc phạm như vậy từ miệng một người viết văn, tức là người góp phần xây dựng “một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Sự biểu hiện văn hóa của một người là thước đo để người khác nhận biết về anh ta. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng bậc nhất của văn hóa, vì thế không ai có thể che dấu nhân cách của mình khi diễn ngôn. Tuy nhiên, mỗi người có sự chọn lựa thái độ riêng khi bày tỏ chính kiến, vì đó là quyền của cá nhân. Và đánh giá của công luận dựa trên những chuẩn mức văn hóa dân tộc và cộng đồng cũng là quyền của mọi người.
Ai cũng biết nhà phê bình Đông La tự nguyện làm người lính trung thành bảo vệ Đảng. Đối với “người chiến sĩ” ấy, kẻ “chống Đảng” là kẻ thù, vì thế phải dùng bạo lực để trấn áp (dù là bạo lưc ngôn ngữ). Thực ra Đông La không chỉ “đánh” Lê Hiếu Đằng. Nhà phê bình này còn “to tiếng” về nhiều người khác, dù họ là “cán bộ cao cấp”. Chẳng hạn, khi “tâm sự” với nhà thơ Inrasara (thực ra là phản biện), Đông La cho biết: “Trước hết tôi phải thú nhận rằng đến nay tôi chưa biết Inrasara là ai?...“Chưa biết” ở đây là chưa biết Inrasara viết gì, hay dở ra sao, tài năng văn chương thế nào? Không phải do khinh người gì mà nếu ai quan tâm về tôi sẽ thấy tôi viết từ khoa học, triết học, lý luận văn học, lịch sử đến chính trị xã hội, phản biện từ cán bộ cao cấp như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Trần Phương,..., đến các nhà văn hàng đầu như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm, v.v…thì đúng là không có thời gian để ý đến Inrasara thật”.
Trong bài “Công kích Lữ Phương” [16], nhân việc phản biện Lữ Phương, Đông La còn nói về những người “chống đối” khác: “…tôi thấy các vị …đều rất tinh khôn, là những người có tham vọng, từng hưởng bổng lộc của chế độ, có những người còn có quyền cao chức trọng nữa…(hay chỉ đơn giản là mắc sai lầm, bị thất sủng mới quay lại chống đối?!) Lữ Phương hãy đọc những bài chửi nhau loạn xạ của Hoàng Tiến và Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thanh Giang và Hoàng Minh Chính, Dương Thu Hương và Nguyễn Thanh Giang…, xem có mùi tiền, mùi quyền và mùi danh không?”
Trong bài Để Gió cuốn đi [17], trao đổi với Văn Chinh về tri thức cảm tính, Đông La viết: “như Lê Đạt, Văn Chinh, Nguyễn Huệ Chi…thực chất mới chỉ biết ‘đánh vần’ những khái niệm khoa học chứ hoàn toàn chưa hiểu gì về nội hàm và ngoại diện của chúng”
Tại Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ IV (Tam Đảo-2016), Đông La giữ nguyên tư thế xung trận khi ông lên diễn đàn. Tay ông giơ cao một cuốn sách sắp in, trình trước Hội nghị, rằng trong đó ông nói về Trần Độ, Huệ Chi, Trần Xuân Bách, Phạm Xuân Nguyên. Ông cho rằng bây giờ trắng đen loạn xạ, có cả một phong trào lật đổ thể chế, điển hình là Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo. Nguyên Ngọc nói sai, nói lộn ngược. Gần đây ông bênh Bob Kerrey, nói rằng lính Mỹ bắn dân vì Việt Cộng núp trong dân, nên bộ đội cũng có tội. Nguyên Ngọc dùng miệng lưỡi xảo quyệt liếm máu Bop. Trần Mạnh Hảo nói Phát xít Nhật là chính nghĩa… [18]
Dù Đông La là một nhà phê bình chính trị nhưng tôi đặt ông vào vị trí nhà phê bình phong trào vì ông viết về nhiều đề tài, ông cho biết: “tôi viết từ khoa học, triết học, lý luận văn học, lịch sử đến chính trị xã hội”. Ông cũng là một người xông xáo trong mọi diễn đàn, không sợ đụng chạm. Trong đơn khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam về việc ông không được kết nạp vào Hội Nhà văn năm 2015, Đông La viết:
“…việc Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam của tôi, không căn cứ vào tài, đức, thành quả văn chương của tôi, chỉ dựa vào thành kiến sai trái, cảm tính chủ quan, cảm tình cá nhân, đã vi phạm Nguyên lý Tập trung Dân chủ, là kết quả sai trái, không công minh và công tâm.”
Trước đoạn kết luận này, Đông La đã viết:
“ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội,…”
“…Hội Nhà Văn VN cũng cần ổn định như xã hội cần ổn định vậy, vẫn cần đến thế hệ Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm trọng trách, có những sai trái yếu kém thì phải sửa, nếu không Hội Nhà Văn sẽ là mảnh đất gieo mầm và nuôi dưỡng sự phản loạn. Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã là như thế. Vì sai trái, chỉ bằng chữ nghĩa, họ đã không làm gì được, nhưng khi quyền lực rơi vào tay những người tiếp bước họ, như những kẻ xấu hiện có trong BCH Hội Nhà Văn VN thì sẽ rất nguy hiểm!”[19]
Hội Nhà văn đã trả lời ông rằng, lý do ông không được kết nạp năm 2015 là hồ sơ của ông nộp trễ. Không phải vì ông không đạt chuẩn về tài, đức, thành quả văn chương. Đúng vậy, năm 2016 Đông La đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.
NHÀ PHÊ BÌNH, ANH LÀ AI?
Những điều được trình bày ở trên chỉ là để làm rõ một vài đặc điểm của nhà phê bình phong trào và khắc họa đôi nét về diện mạo của một thời. Đến nay, các diễn đàn đã lắng xuống, có lẽ các nhà phê bình đã có thời gian “tĩnh tâm” để nhìn lại mình. So sánh với những tranh luận của các nhà phê bình ở đầu thế kỷ XX, các cuộc tranh luận trong những năm 1930-1945, tôi có nhiều điều ngẫm nghĩ.
Tôi luôn tin rằng, nhà phê bình phong trào ý thức rất rõ mình đang làm văn chương. Và biết rõ giá trị của trang viết của mình. Dù thế nào, trang viết của nhà phê bình cũng phải có chất “văn” (chất nhân văn, văn hóa trong tư tưởng và nghệ thuật). Nguyễn Tuân từng đề ra yêu cầu cho mình khi viết là Văn phải là văn. Thạch Lam cũng khẳng định, văn chương phải góp phần…”làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Đọc những dòng của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Đông La,…tôi thấy lòng trĩu nặng.
Tháng 5 năm 2017
Xem thêm các bài trong tập Phê bình văn học-Diện mạo của một thời.
Inrasara-Nhà “phê bình lập biên bản”
Nguyễn Hòa-Nhà phê bình “bàn phím và cây búa”
Phạm Xuân Nguyên-“Nhà văn như Thị Nở”
Vũ Bình Lục-Nhà phê bình phong trào
_______________________
[1] Đại hội LLPB VH lần thứ III-Đỗ Ngọc Yên.
http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14327&lang=zh&site=30
[2] Nhà phê bình có viết phê bình? http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2007/09/740441/
[3] Nguyễn Tý-Chân dung kẻ thua thiệt-lethieunhon.com 2009
[*] Trần Mạnh Hảo-Trả lời phỏng vấn (báo Pháp Luật Chủ Nhật số 136 ngày 06/11/2005)
“Còn việc ông nào đó quá sức đề cao tôi mà phong tôi thành Chí Phèo trong làng văn, làng báo thì vinh dự này tôi không dám nhận đâu…ít ra Chí Phèo đã giết được cái TINH THÂM THỜI ĐẠI MÌNH LÀ BÁ KIẾN; sau đó anh ta mới tự sát. Còn tôi, làm gì anh hùng tới mức ấy. Những giáo sư soạn sách giáo khoa văn học sai mà tôi phê bình hơn trăm bài báo còn sống nhăn ra đấy, vẫn tiếp tục làm chủ tịch các hội đồng soạn sách giáo khoa, thế thì Trần Mạnh Hảo còn lâu mới trở thành Chí Phèo được, thưa các ông “
[4] Trần Ngọc Linh – VietNamNet- http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1090
[5] Quỳnh Thi-Vài nét ở Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II- www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8259&rb=0106.
[6] http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20060421/nguyen-ngoc-tu-bi-kiem-diem-nghiem-khac-vi-dieu-gi/133791.html,
[7] http://vietsciences.free.fr/nhipcaubandoc/diemsach/nhinvecanhdongbattan.htm
[8] Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/chia-se-cung-nguyen-ngoc-tu-va-canh-dong-bat-tan-1888023.html
[9] Nguyễn Văn Lục-Về một nhà văn bị Bóng đè: www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5823&rb=0102
[10] Dương Tử Thành-Hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận nóng chuyện ‘tiền nhân mượn bút’.
http://huongdanphattu.vn/news/Doi-song/Hoi-thao-tho-Hoang-Quang-Thuan-nong-chuyen-tien-nhan-muon-but-3706/
[11] http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/tap-tho-thi-van-yen-tu-duoc-sao-chep-tu-dau-2134776.html
[12]Tranh luận quanh tiểu thuyết Hội Thề-ngày 22/04/2011 trên báo Thanh Niên: http://thanhnien.vn/van-hoa/tranh-luan-quanh-tieu-thuyet-hoi-the-331549.html.
[13] http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/item/23844502-nhieu-loan-sach-van-chuong-tai-ban.html.
[14] Nguyễn Vĩnh Nguyên/Viet-studies -https://kimdunghn.wordpress.com/2014/07/26/ve-mot-loai-cho-san-trong-phe-binh-van-nghe/
[15] Đông La-Lê Hiếu Đằng, kẻ từng theo Đảng chống Mỹ, nay mong theo Mỹ chống Đảng - blog Đông La
[16] Đông La-Bóng tối của ánh sáng”, Nxb Hồng Đức, tr.254.
[17] Bóng tối của ánh sáng-đd-tr.316.
[18] Bùi Công Thuấn-tư liệu ghi chép Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ IV.
[19] donglasg.blogspot.com/2014/12/on-khieu-nai-ve-viec-xet-on-xin-vao-hoi.html.
NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Bùi Công Thuấn
Nhà phê bình phong trào là những người viết phê bình văn học xuất thân từ phong trào. Họ viết phê bình theo phong trào. Đặc biệt, khi có một tác phẩm hay một hiện tượng văn học gây sốc thì chính những nhà phê bình phong trào tạo nên sự ồn ào trên văn đàn. Lúc này người ta thấy vắng bóng nhà phê bình chuyên nghiệp. Viết về họ, tôi chỉ ghi nhận một “hiện tượng” của phê bình văn học, làm đầy đặn diện mạo của phê bình văn học Việt Nam một thời.
“TAY NGANG” LÀM PHÊ BÌNH
“Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã đề cập vấn đề này theo hướng cần phải có đội ngũ làm LLPBVH chuyên nghiệp, chứ không thể dừng lại ở mức độ của những người làm LLPBVH “tay ngang”. Theo giáo sư, để phân biệt được đâu là chuyên nghiệp, đâu là “tay ngang” thì phải căn cứ vào sản phẩm anh ta làm ra chứ không căn cứ vào học hàm, học vị, tuổi tác, giới tính... Ông đưa ra một dẫn chứng khá thú vị và thuyết phục rằng có một vị giáo sư, tiến sĩ tham gia biên soạn sách giáo khoa có những cái “sai lè”, ông Đại gọi đó là người “tay ngang”. Vị giáo sư nọ gặp ông Đại nói: “Sao ông lại bảo tôi là “tay ngang”, tôi là giáo sư, tiến sĩ của một trường đại học lớn, nhiều năm làm công tác biên soạn sách giáo khoa cho bậc học phổ thông và đại học”. Ông Đại trả lời thẳng thắn: “Anh là ai tôi không quan tâm, chỉ biết những cuốn sách mà anh biên soạn như vậy đích thị là sản phẩm của những người “tay ngang”, còn những người chuyên nghiệp không bao giờ người ta làm như thế”.[1]
Tôi gọi họ là nhà phê bình “tay ngang”, vì từ một duyên do nào đó, họ tạt sang viết phê bình. Công việc chính của họ là việc khác. Họ có thể là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, là kỹ sư, nhà khoa học, có khi là bác sĩ…lâu lâu họ viết một bài phê bình, nhân một hiện tượng văn học nào đó. Nhà thơ Inrasara là người chuyên nghiên cứu văn hóa Chăm. Ông làm thơ rồi trở thành người viết phê bình. Nhà phê bình Nguyễn Hòa là nhà báo. Nhà phê bình Đông La xuất thân là kỹ sư Hóa học. Đông La đang làm ở một viện nghiên cứu về dược của Bộ Y tế, do tình cảm sâu đậm với nhà thơ Chế Lan Viên, ông dấn thân vào văn chương, làm thơ rồi viết phê bình. Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên làm việc tại Viện Triết học. 10 năm đọc sách Triết, ông thấy “chất” của mình hợp hơn với lý luận phê bình. Nhà phê bình Hoài Nam (1975) là một nhà báo. Anh tốt nghiệp khoa Văn học - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, về công tác tại Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam. Hoài Nam viết điểm sách, viết chân dung, viết về một số vấn đề, hiện tượng của đời sống văn chương đương đại. Nhà phê bình Đoàn Minh Tâm (1982), tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Khoa Sư phạm (nay là Đại học Giáo dục) - Đại học Quốc gia Hà Nội, làm biên tập viên ở tạp chí Văn nghệ quân đội…
Một vài người nói về công việc của mình: [2]
Nhà phê bình Nguyễn Hòa: “Tôi không viết phê bình đều đặn lắm, thường chỉ viết những gì tôi thấy cần viết. Tại sao ư? Có lẽ vì tôi chưa phải là người làm phê bình chuyên nghiệp. Khi làm nghề chuyên nghiệp, người ta sẽ viết trong sự thôi thúc nội tâm và từ đòi hỏi của đời sống văn học, còn khi làm theo lối nghiệp dư thì sở thích sẽ chi phối cung cách làm việc, thích thì làm, không thích thì thôi. Vả lại, gần đây, không hiểu tại sao tôi lại có xu hướng viết theo lối quan sát, tổng kết và lý giải, đánh giá một loại hiện tượng văn chương nào đó hơn là phê bình một tác phẩm cụ thể. Mặt khác, do còn có duyên nợ với văn hóa học - chuyên ngành tôi được đào tạo trước đây, nên cũng mất kha khá thời gian với “duyên nợ” ấy, thông qua những bài viết về văn hóa đương đại.”
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Tôi vẫn thường viết bài điểm sách theo yêu cầu PR của các nhà xuất bản và các nhà làm sách tư nhân. Tôi làm việc này đều đều ngày tháng. Tôi thấy đó là việc nên làm khi anh được yêu cầu PR nhưng chọn được cuốn sách anh thấy nên viết, cần viết. Quyền lựa chọn là tự do ở chính mình”.
Nhà phê bình phong trào đa dạng về xuất thân. Năng lực và trình độ rất khác nhau. Họ viết phê bình với động cơ và mục đích cũng rất khác nhau. Mỗi người có một phong cách riêng để gây ấn tượng. Có người thực tâm tham gia vào thế giới văn chương nghệ thuật. Có người được phong là Chí Phèo, vì ông ta muốn giết Cái Tinh Thâm Thời Đại Mình là Bá Kiến [*]. Có người giấu mục đích chính trị sau những mặt nạ.
Một vài trong số họ nói rất to, lấn át người khác, để giành chân lý về mình. Thường thì nhà phê bình phong trào rất tự tin về tài năng của mình, tự tin về những gì mình viết, không ngại đụng chạm và coi thường việc “ném đá” của công luận. Nhà phê bình Đông La cho biết: “Tôi đã hoàn thành 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn và 1 tập phê bình, cả 3 đều khá dầy dặn, tôi sáng tác chỉ vì văn chương nên không sợ gì hết. Còn chưa in vì chưa có tiền thôi. Mấy năm qua cho con du học Mỹ, thua chứng khoán hơn tỷ, thua “đất” vài ba tỷ, nên cũng gặp khó khăn...Nói thực muốn khen được những bài tôi viết liên quan từ khoa học, triết học đến lý luận văn học cần phải có tài đấy! Không ít người bạn tôi là PGS, TS (cụ thể là ở trường KHXH&NV TPHCM) sau khi đọc những bài tôi viết về triết học, về chính chuyên môn của họ, còn thú nhận rằng, không thể hiểu hết những điều tôi viết.”[3]
Trong Hội nghị lý luận phê bình văn học lần II (2006), có nhà phê bình được gọi là “thùng thuốc nổ”. Nơi trường văn trận bút, họ bộc lộ rõ cá tính. Thái độ phê bình nhiều khi đối nghịch nhau quyết liệt. Trong tranh luận, họ thường rời bỏ văn chương để bắt qua những vấn đề nhân thân của ngưởi đối thoại theo kiểu “bỏ bóng, đá người”. Họ dùng mọi thủ đoạn viết lách để giành phần thắng. Chính lực lượng này tạo ra sự sôi nổi của văn đàn trong những cuộc “bút chiến” (đa phần có mục đích ngoài văn chương). Một vài người trong số họ quá đà, gây ra tình trạng “loạn chuẩn”. Nhiều người bỏ qua cả những chuẩn mực văn hóa tối thiểu.
Tính chất “tay ngang” của nhà phê bình phong trào thể hiện rõ trong các hội nghị. Hội nghị lý luận phê bình lần II (2006) có hơn 200 người tham dự, với 60 tham luận. Ngoài khách mời và những nhà phê bình lý thuyết, còn lại, đa phần là nhà phê bình phong trào. Nhà phê bình Văn Giá tổng kết buổi sáng Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần II (2006) như sau: “Sau phần Lễ bỏ qua phần Hội và tiến thẳng lên phần Chợ.”[4]
Một Hội nghị lý luận phê bình mà biến thành “chợ” thì không thể tưởng tượng nổi! Vì sao? Vì chẳng ai chịu nghe người khác nói. Theo tường thuật của Quỳnh Thi, có nhiều chuyện thật hài hước đã diễn ra trong hội nghị Lý luận phê bình lần II (2006). Chẳng hạn, nhà văn Nguyễn Văn Hạnh đọc tham luận có tiêu đề “Tự do tư tưởng - Tự do sáng tạo và hoạt động văn học nghệ thuật”. Mới đến nửa chừng của bản tham luận, hội nghị đã bắt đầu mất trật tự. Ai đó nói: “Về hưu rồi ông mới bàn đến tự do…”. PGS-TS Phạm Quang Trung đọc tham luận: “Rất cần một hệ thống lý luận văn chương dành cho nhà văn”. Ban đầu, người ta nói chuyện riêng, ồn ào. Nhưng khi Phạm Quang Trung nói được nửa chừng, thì đã 6 lần bị hội trường vỗ tay kèm theo tiếng hô “Thôi!”, “Thôi, xuống đi. Dưới này không phải là học sinh của ông ở Ðà Lạt đâu!”[5].
Tôi nghĩ đó không phải là một hội nghị của những nhà phê bình chuyên nghiệp.
Dù là phê bình văn học, nhưng Nhà phê bình phong trào thường quan tâm đến vấn đề thời sự ngoài văn chương. Vì thế, họ không dùng đến lý thuyết phê bình văn học mà dùng vốn lý luận văn học ở phổ thông. Họ lấy kinh nghiệm sống và viết, lập trường chính trị của mình làm chuẩn mực đánh giá hiện tượng. Với họ, cái đúng là cái hợp với Tôi. Khác với Tôi thì sai (thường không chấp nhận Cái Khác-The Others). Tất nhiên “cái Tôi” của nhà phê bình phong trào là rất phức tạp (về ý thức chính trị, về mục đích viết phê bình…)
SỰ PHỨC TẠP CỦA NHÀ PHÊ BÌNH PHONG TRÀO
Mỗi khi có một hiện tượng văn học, thì người ta thấy xuất hiện nhiều người viết phê bình có cái tên lạ. Và khi ấy, những nhà phê bình lý thuyết, các nhà phê bình chuyên nghiệp thường “lặn” mất. Văn đàn thuộc về nhà phê bình phong trào, họ thả sức “múa gậy vườn hoang”. Nhất là từ khi Internet cùng với các trang web văn chương và blog cá nhân xuất hiện, thì phong trào phê bình trở nên sôi nổi vượt ra “ngoài tầm kiểm soát”.
Chẳng hạn, trường hợp truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Truyện được in trên báo Văn Nghệ tháng 9/2005 và được chọn là 1 trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2005. Khi Cánh đồng bất tận được báo Tuổi Trẻ giới thiệu, công luận dậy lên một cao trào phê bình, một bên là phản đối, một bên là bênh vực tài năng. Trang Viet-studies.com của GS Trần Hữu Dũng (USA) ghi nhận, từ tháng 12/2005 đến 30/6/2006 có 66 bài viết của nhiều tác giả như: Hữu Thỉnh, Trung Trung Đỉnh, Chu Lai, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Hòa, Hoàng Đình Quang, Lê Minh Quốc, Lê Chí, Huỳnh Ngọc Trảng, Lê Vĩnh Trang, Nguyễn Trọng Tín, Ngô Khắc Tài, Vy Thùy Linh, Đỗ Hoàng Diệu, Lê Duy, Công Thắng, Vũ Hồng, Vưu Nghị Lực, Nguyễn Tý, Huỳnh Kim, Trần Thanh Bình, Lê Phú Khải, Tào Văn An, …
Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Cà Mau đã kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư vì: “Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo dục xã hội, giáo dục con người, thiếu tính văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp mà xuyên tạc chê bai nhiều, gây bất lợi./ Phê phán xã hội, nói cái xấu, mặt trái, hư cấu vượt quá hiện thực, cái không tốt nhiều hơn, không định hướng cho con người đi đến tương lai cuộc sống, hướng tới cái đẹp.”[6]
Tác giả Lê Hồng Thọ (Tokyo) nhận xét: “Đâu rồi những tác phẩm văn chương hiện đại của Việt nam? Người ta thường trách móc, tự vấn tại sao đất nước có nền văn hoá, truyền thồng lâu đời, trải qua những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử từng làm ngạc nhiên, phấn chấn cho hàng trăm triệu người trên trái đất và đang chuyển mình bức phá lạc hậu, nghèo đói một cách mãnh liệt hôm nay nầy lại chỉ có “Cánh đồng bất tận” với những người “chăn vịt chạy đồng” là hiện tượng đáng chú ý, bàn luận sôi nổi trong đời sống văn học đến thế sao? Một xã hội sinh động đang cọ xát kịch liệt giữa “cũ” và” mới”, giữa những bóng tối và ánh sáng, giữa con người chật vật với “thực tế”, với “hội nhập”…phải chăng là một “cánh đồng bất tận” bao la, là sân chơi cho những nhà văn hiện đại, là bãi đáp cho những đàn cò trắng của văn học Việt Nam hơn là những vũng bùn đục ngầu sa đọa kiểu phương tây mà họ đã đi trước Nguyễn Ngọc Tư hàng thế kỷ. Thế mà “Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư lại được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam mới là chuyện lạ đời, tiêu chí đánh giá để trao giải thưởng của Hội nằm ở đâu, liệu điều nầy vô tình đã hạ thấp giá trị của nền văn học hay nói khác đi văn học đương đại của nước nhà chỉ có thế mà thôi, “Cánh đồng bất tận” là đỉnh cao nhất ?Đáng buồn thay!”[7]
Trái lại, nhiều nhà phê bình lên tiếng bênh vực và khen ngợi Cánh đồng bất tận. Phạm Xuân Nguyên: “Cánh đồng bất tận: Dữ dội và nhân tình”; Nguyễn Thu Thủy – 'Cánh đồng bất tận' đề cao giá trị sống con người”. Đỗ Hồng Ngọc: “Tiếng thở dài với Cánh đồng bất tận”; Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết ý kiến của ông khi dư luận ồn ào: “Đây là một tác phẩm văn chương, chứ không phải là bút ký hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương. Tất nhiên, tác phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một tác giả còn rất trẻ, vì vậy cũng rất cần sự chỉ bảo, góp ý chân tình, đầm ấm. Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lý gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình./ Thực ra, vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà dư luận đã quá ồn ã trước sự việc này. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau chỉ mới yêu cầu chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gặp gỡ, kiểm điểm chứ chưa có quyết định nào gay gắt cả. Tôi đã gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư, cô vẫn vui vẻ và cho biết, mọi chuyện diễn ra nhẹ nhàng chứ không có gì nặng nề như bạn đọc lo lắng.”[8]
Trường hợp tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu gây bão dữ dội trên các diễn đàn cũng là một hiện tượng phê bình. Tuy nhiên, đàng sau những ý kiến tranh cãi là mục đích chính trị không che dấu. GS Mai Quốc Liên, trong một cuộc hội thảo, nói rõ, Bóng đè được một tác giả nước ngoài “mông má” lại, thành tác phẩm mang ẩn ý chính trị.
Tác giả Nguyễn Văn Lục trên Talawas đã nói rõ về những ẩn ý chính trị này:
“Bóng đè xuất hiện, đá lăn chiêng những thần tượng dỏm, mục rữa, để cân bằng với Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Một bên sách hồng, một bên sách đen. Một bên tô hồng, một bên bôi đen. Có lẽ đất nước chúng ta cần cả hai thứ đó một lúc. Đây là hai hình ảnh khá tương phản, một nữ anh hùng và một nhà văn rất ấn tượng…
…Một nhật ký kể lại quá khứ lý tưởng và một nhà văn đảo xới mồ mả quá khứ lên như lời nguyền rủa. Nó như một bức tranh hiện thực có hai mặt, một bên nói tới lý tưởng, tới hy sinh cao cả của tuổi trẻ và một bên đặt lại tất cả những gì đã làm nên quá khứ đó.
“…Nhưng qua sự cố này, người ta có thể từ đó đánh giá được sự khác biệt sâu xa và căn bản giữa trong và ngoài nước. Bài học này của Đỗ Hoàng Diệu cho thấy bản chất sinh hoạt văn hoá trong và ngoài nước có những khác biệt nền tảng. Đó là cùng một dòng văn học Việt Nam, nhưng chia làm hai nhánh: Nhánh có lãnh đạo kiểm duyệt và nhánh không có chính sách kiểm duyệt. Một bên đa dạng, đủ kiểu, đủ sắc mầu. Một bên đồng phục, cùng một kiểu, cùng một mầu.”
Đỗ Hoàng Diệu đã muốn làm được một điều gì hơn thế nữa. Viết như một trả giá, đòi một món nợ tinh thần mà xã hội ấy, lịch sử ấy đã một thời lừa dối, phỉnh gạt. Chính ước muốn viết lột trần xã hội, đánh tụt giá những điều phô trương phỉnh gạt, trả lại cho nó cái mẫu số chung là sự canh chừng và tước đoạt tinh thần đã là cái cớ cho sự quy chụp hiện nay. “[9]
Hiện tượng thơ Thiền của Hoàng Quang Thuận lại bộc lộ một khía cạnh khác của phê bình phong trào. Ngày 8/8/2012 tại Hội trường Hội Nhà văn VN, Tạp chí Nhà văn đã tổ chức một cuộc hội thảo khá “hoành tráng”, có nhiều quan chức cấp cao tham dự. Nhan đề hội thảo là: “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”. Theo Kỷ yêu Hội thảo, có 22 bản tham luận. Đa số tham luận là những bản tụng ca thơ Hoàng Quang Thuận. Hội thảo, có sự hiện diện của nhiều nhà phê bình, nhà thơ, nhà văn như: Hữu Ước, Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Ngọc Yên, Phạm Quang Trung, Trần Thị Thanh, Hà Ngọc Hòa, Lê Thị Bích Hồng, Ngô Hương Giang, Vũ Bình Lục, Nguyên An, Nguyễn Hòa, Văn Chinh, Hữu Thỉnh, Trần Nhuận Minh, Dương Kỳ Anh. Dương Xuân Nam, Ngô Văn Phú…
Nhà thơ Hữu Việt (Phó Chủ tịch đoàn) đề dẫn: “chỉ trong vòng ba ngày đêm lưu lại ở vùng nong thiêng, anh đã viết một mạch 63 bài thơ in thành tập “Thi Vân Yên Tử”. Sau đó ba năm, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp “Ngọa vân Yên Tử” với 80 bài. Đến năm 2010, anh gộp lại thành tập 143 bài lấy tên chung là “Thi Vân Yên Tử”… Qua cuộc hội thảo hôm nay, chúng ta cũng mong muốn sẽ được lý giải phần nào hiện tượng làm thơ với số lượng nhiều trong thời gian rất ngắn của Hoàng Quang Thuận.”
PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn (Phó Viện trưởng Viện Văn học) giữ vai trò Chủ tịch Đoàn cũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định tham luận, trong phần phát biểu tổng kết hội thảo, ông đã nêu lên 4 nội dung chính: Thứ nhất, hội thảo thừa nhận và ghi nhận sự xuất hiện của tập thơ “Thi vân Yên Tử” của tác giả Hoàng Quang Thuận như một hiện tượng văn học; Thứ hai, trong việc định giá thơ Hoàng Quang Thuận còn những băn khoăn và cách hiểu với nhiều mức độ khác nhau; Thứ ba, định tính về những sản phẩm thơ mang cảm quan Phật giáo và thơ viết về vùng đất Phật Yên Tử của Hoàng Quang Thuận là cực khó và chưa dễ tìm được sự đồng thuận; Thứ tư, vấn đề thể thơ và hình thức nghệ thuật của “Thi vân Yên Tử” là vấn đề còn nhiều gợi mở cho bạn đọc và giới phê bình.[10]
Khi “người làm thơ” Hoàng Quang Thuận bị phát hiện “đạo văn”, tạp chí Nhà Văn phải kiểm điểm, người ta mới vỡ nhẽ ra nhiều điều về tham vọng của người làm thơ muốn giật giải Nobel văn chương này. Các nhà phê bình được một phen bẽ bàng. Nếu người viết phê bình chỉ chú mục vào văn bản tác phẩm (thơ Hoàng Quang Thuận) mà không quan tâm đến những yếu tố văn hóa, xã hội và quá trình kiến tạo văn bản thì rất dễ ngộ nhận. Hoàng Quang Thuận nói thơ của ông là do tiền nhân giáng bút. Nhưng LS Nguyễn Minh Tâm cho biết: “Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng của tác giả Trần Trương… tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương.”[11]. Tham luận của nhà phê bình Nguyễn Hòa có những ý kiến phản biện có giá trị.
Phê bình văn học khó biết bao!
HIỆU QUẢ VĂN CHƯƠNG
Phê bình phong trào phản ánh ý kiến nhất thời của một cộng đồng người đọc (phương pháp đọc, trình độ đọc và mục đích đọc). Nó phơi bày ra một cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ. Ý kiến của công luận đôi khi có tác dụng rất mạnh tới tình hình chính trị tư tưởng đương thời. Những bài phê bình văn chương sex, ít nhiều có sức ngăn chặn những tác phẩm dùng sex bẩn cho những mục đích ngoài văn chương (thí dụ Bóng đè, Sợi xích). Năm 2015, khi công luận lên tiếng phản đối mạnh mẽ, Cục xuất bản phải ra công văn đình chỉ xuất bản truyện ngôn tình, đam mỹ. Vì người ta thấy rõ ảnh hưởng xấu của loại sách này đối với bạn đọc trẻ và sự gây hại của nó đối với văn học Việt Nam.
Đáng kể nhất là, Nguyễn Ngọc tư và Cánh đồng bất tận đã được bảo vệ khỏi những hệ lụy có thể có gây ra bởi nhận thức cũ, từ đó mở ra một khuynh hướng dân chủ hơn, thoáng hơn trong nhìn nhận đánh giá tác phẩm văn học. Công luận cũng đã ngăn chặn nhiều vụ đạo văn mà trường hợp Hoàng Quang Thuận là một vụ tai tiếng còn mãi đến mai sau. Chính nhà phê bình Nguyễn Hòa trong tham luận gửi tới Hội thảo “Hoàng quang Thuận và non song yên tử” đã lên tiếng cảnh báo về giá trị giả “thơ” Hoàng Quang Thuận trước khi nó bị phát giác.
Cũng vậy, có nhiều tranh cãi gay gắt về việc Hội Nhà văn trao giải thưởng cho tiểu thuyết Hội Thề của Nguyễn Quang Thân (2010). Một bên ca ngợi Hội Thề, bên phản biện cho rằng Hội Thề có nhiều sai lạc so với chính sử, xin đọc bài tổng hợp của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến [12]. Trong cuộc tranh luận này, người ta thấy sự hiện diện của nhiều nhà văn, nhà phê bình có thế giá. Đó là nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn), PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, PGS.TS. Phạm Quang Trung, nhà phê bình Lê Thành Nghị, Đỗ Ngọc Thạch, Từ Quốc Hoài, Phạm Viết Đào, Hoài Nam, Hà Văn Thùy, Trần Mạnh Hảo, Hoàng Tiến, Trần Hoài Dương…Cuộc tranh luận không đưa đến kết quả cụ thể nào (Hội Thề vẫn được giải), nhưng lộ ra nhiều vấn đề. Đó là, không có một tiêu chí chung để đánh giá tác phẩm. Trái lại, những ý kiến về Hội Thề đều xuất phát từ góc nhìn cá nhân mà đằng sau đó là “sự nhạy cảm chính trị”. Những ý kiến phản biện đã chỉ ra những khiếm khuyết của Hội Thề so với chính sử, đó cũng là cách nhận thức chung về tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam. Nhà văn có quyền hư cấu, có quyền làm đầy những khoảng trắng lịch sử, nhưng không được trái với chân lý lịch sử, không được bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; bởi lịch sử đươc viết bằng máu của dân tộc này. Cũng từ sự phản biện quyết liệt của nhiều nhà văn, nhà phê bình, người đọc buộc phải hoài nghi về việc trao giải của Hội Nhà Văn, và việc độc giả thờ ơ với những tác phẩm đạt giải là có nguyên do.
Tuy nhiên, mặt trái của phê bình phong trào là, trong khi tranh luận, có người đã quá đà “nặng lời” với người đối thoại. Kiểu ngôn ngữ vô văn hóa này dần dần trở thành cách nhà phê bình dung để hạ độc đối thủ. Ngày nay khi các cuộc tranh luận tạm lắng xuống, đọc lại những lời của nhà phê bình phong trào choảng nhau, người đọc không thể tưởng tượng được có lúc văn hóa tranh luận lại xuống cấp đến thế.
Trong bài: “Nhiễu loạn sách văn chương tái bản”,[13] nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên đặt vấn đề về trách nhiệm cho tái bản những cuốn mà ông cho là “chứa nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí là độc hại” như: Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (tác giả Tào Đình Trung Quốc) do Trang Hạ dịch; Sợi xích của Lê Kiều Như; Trên lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên; Phù phiếm của Phan Việt; Sát thủ đầu mưng mủ của Thành Phong; Chân dài sao phải xoắn của Huyền Lê; Thương nhau để đó của Hamlet Trương và Iris Cao; Đường hai ngả - Người thương thành lạ của Anh Khang...”.
Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng đó là một bài báo ẩu, khó chấp nhận được.và yêu cầu “ông Đỗ Ngọc Yên cần làm rõ luận điểm của mình để tránh sự áp đặt, vu khống, gây bất lợi về mặt pháp lý, có thể phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty đầu tư và nhà xuất bản”. Cuối cùng, Nguyễn Vĩnh Nguyên “bày tỏ thái độ…, nói một lần cho xong chuyện”: “Đọc bài viết của ông Đỗ Ngọc Yên, tôi đã nghĩ, Wikipedia nên sớm cập nhật thêm một loại chó săn mới. Loại này vừa chỉ điểm, vừa ăn sẵn, vừa nhớ mùi lâu, vừa hung hăng, vừa theo bầy, và dĩ nhiên, là vừa trung thành, vừa hăng hái đến kệch cỡm – chó săn trong phê bình văn nghệ.”[14]
Tôi không nghĩ những lời lẽ như thế lại buông ra từ miệng một “nhà văn”. Nguyễn Vĩnh Nguyên sợ bài phê bình của Đỗ Ngọc Yên làm “phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty đầu tư và xuất bản”, trong đó có quyền lợi của anh, nên nặng lời sỉ nhục nhà phê bình. Hóa ra Nguyễn Vĩnh Nguyên không vì văn chương, mà sợ quyền lợi của mình bị tổn hại nên đạp vào mặt Đỗ Ngọc Yên để răn đe, mặc dù nhà phê bình này chỉ đặt vấn đề xã hội chung đối với nhiều tác phẩm. Chẳng nhẽ nhà phê bình không được quyền lên tiếng khi bầu khi văn hóa, văn chương bị nhiễm độc?
Và đây là lời nhà phê bình Đông La viết về ông Lê Hiếu Đằng: “Còn nữa, Đằng cũng rất láo khi viết về chuyện văn chương:’…các vị phê bình chỉ điểm (cách gọi mới đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn Văn Lưu cùng với một số người trong việc ‘bề hội đồng’ bài viết của Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng)”. Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ ‘rác rưởi, cứt đái’, thì chắc Đằng thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy”[15]
Dẫu thế nào cũng không thể chấp nhận được cách nói xúc phạm như vậy từ miệng một người viết văn, tức là người góp phần xây dựng “một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Sự biểu hiện văn hóa của một người là thước đo để người khác nhận biết về anh ta. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng bậc nhất của văn hóa, vì thế không ai có thể che dấu nhân cách của mình khi diễn ngôn. Tuy nhiên, mỗi người có sự chọn lựa thái độ riêng khi bày tỏ chính kiến, vì đó là quyền của cá nhân. Và đánh giá của công luận dựa trên những chuẩn mức văn hóa dân tộc và cộng đồng cũng là quyền của mọi người.
Ai cũng biết nhà phê bình Đông La tự nguyện làm người lính trung thành bảo vệ Đảng. Đối với “người chiến sĩ” ấy, kẻ “chống Đảng” là kẻ thù, vì thế phải dùng bạo lực để trấn áp (dù là bạo lưc ngôn ngữ). Thực ra Đông La không chỉ “đánh” Lê Hiếu Đằng. Nhà phê bình này còn “to tiếng” về nhiều người khác, dù họ là “cán bộ cao cấp”. Chẳng hạn, khi “tâm sự” với nhà thơ Inrasara (thực ra là phản biện), Đông La cho biết: “Trước hết tôi phải thú nhận rằng đến nay tôi chưa biết Inrasara là ai?...“Chưa biết” ở đây là chưa biết Inrasara viết gì, hay dở ra sao, tài năng văn chương thế nào? Không phải do khinh người gì mà nếu ai quan tâm về tôi sẽ thấy tôi viết từ khoa học, triết học, lý luận văn học, lịch sử đến chính trị xã hội, phản biện từ cán bộ cao cấp như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Trần Phương,..., đến các nhà văn hàng đầu như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm, v.v…thì đúng là không có thời gian để ý đến Inrasara thật”.
Trong bài “Công kích Lữ Phương” [16], nhân việc phản biện Lữ Phương, Đông La còn nói về những người “chống đối” khác: “…tôi thấy các vị …đều rất tinh khôn, là những người có tham vọng, từng hưởng bổng lộc của chế độ, có những người còn có quyền cao chức trọng nữa…(hay chỉ đơn giản là mắc sai lầm, bị thất sủng mới quay lại chống đối?!) Lữ Phương hãy đọc những bài chửi nhau loạn xạ của Hoàng Tiến và Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thanh Giang và Hoàng Minh Chính, Dương Thu Hương và Nguyễn Thanh Giang…, xem có mùi tiền, mùi quyền và mùi danh không?”
Trong bài Để Gió cuốn đi [17], trao đổi với Văn Chinh về tri thức cảm tính, Đông La viết: “như Lê Đạt, Văn Chinh, Nguyễn Huệ Chi…thực chất mới chỉ biết ‘đánh vần’ những khái niệm khoa học chứ hoàn toàn chưa hiểu gì về nội hàm và ngoại diện của chúng”
Tại Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ IV (Tam Đảo-2016), Đông La giữ nguyên tư thế xung trận khi ông lên diễn đàn. Tay ông giơ cao một cuốn sách sắp in, trình trước Hội nghị, rằng trong đó ông nói về Trần Độ, Huệ Chi, Trần Xuân Bách, Phạm Xuân Nguyên. Ông cho rằng bây giờ trắng đen loạn xạ, có cả một phong trào lật đổ thể chế, điển hình là Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo. Nguyên Ngọc nói sai, nói lộn ngược. Gần đây ông bênh Bob Kerrey, nói rằng lính Mỹ bắn dân vì Việt Cộng núp trong dân, nên bộ đội cũng có tội. Nguyên Ngọc dùng miệng lưỡi xảo quyệt liếm máu Bop. Trần Mạnh Hảo nói Phát xít Nhật là chính nghĩa… [18]
Dù Đông La là một nhà phê bình chính trị nhưng tôi đặt ông vào vị trí nhà phê bình phong trào vì ông viết về nhiều đề tài, ông cho biết: “tôi viết từ khoa học, triết học, lý luận văn học, lịch sử đến chính trị xã hội”. Ông cũng là một người xông xáo trong mọi diễn đàn, không sợ đụng chạm. Trong đơn khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam về việc ông không được kết nạp vào Hội Nhà văn năm 2015, Đông La viết:
“…việc Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam của tôi, không căn cứ vào tài, đức, thành quả văn chương của tôi, chỉ dựa vào thành kiến sai trái, cảm tính chủ quan, cảm tình cá nhân, đã vi phạm Nguyên lý Tập trung Dân chủ, là kết quả sai trái, không công minh và công tâm.”
Trước đoạn kết luận này, Đông La đã viết:
“ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội,…”
“…Hội Nhà Văn VN cũng cần ổn định như xã hội cần ổn định vậy, vẫn cần đến thế hệ Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm trọng trách, có những sai trái yếu kém thì phải sửa, nếu không Hội Nhà Văn sẽ là mảnh đất gieo mầm và nuôi dưỡng sự phản loạn. Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã là như thế. Vì sai trái, chỉ bằng chữ nghĩa, họ đã không làm gì được, nhưng khi quyền lực rơi vào tay những người tiếp bước họ, như những kẻ xấu hiện có trong BCH Hội Nhà Văn VN thì sẽ rất nguy hiểm!”[19]
Hội Nhà văn đã trả lời ông rằng, lý do ông không được kết nạp năm 2015 là hồ sơ của ông nộp trễ. Không phải vì ông không đạt chuẩn về tài, đức, thành quả văn chương. Đúng vậy, năm 2016 Đông La đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.
NHÀ PHÊ BÌNH, ANH LÀ AI?
Những điều được trình bày ở trên chỉ là để làm rõ một vài đặc điểm của nhà phê bình phong trào và khắc họa đôi nét về diện mạo của một thời. Đến nay, các diễn đàn đã lắng xuống, có lẽ các nhà phê bình đã có thời gian “tĩnh tâm” để nhìn lại mình. So sánh với những tranh luận của các nhà phê bình ở đầu thế kỷ XX, các cuộc tranh luận trong những năm 1930-1945, tôi có nhiều điều ngẫm nghĩ.
Tôi luôn tin rằng, nhà phê bình phong trào ý thức rất rõ mình đang làm văn chương. Và biết rõ giá trị của trang viết của mình. Dù thế nào, trang viết của nhà phê bình cũng phải có chất “văn” (chất nhân văn, văn hóa trong tư tưởng và nghệ thuật). Nguyễn Tuân từng đề ra yêu cầu cho mình khi viết là Văn phải là văn. Thạch Lam cũng khẳng định, văn chương phải góp phần…”làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Đọc những dòng của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Đông La,…tôi thấy lòng trĩu nặng.
Tháng 5 năm 2017
Xem thêm các bài trong tập Phê bình văn học-Diện mạo của một thời.
Inrasara-Nhà “phê bình lập biên bản”
Nguyễn Hòa-Nhà phê bình “bàn phím và cây búa”
Phạm Xuân Nguyên-“Nhà văn như Thị Nở”
Vũ Bình Lục-Nhà phê bình phong trào
_______________________
[1] Đại hội LLPB VH lần thứ III-Đỗ Ngọc Yên.
http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14327&lang=zh&site=30
[2] Nhà phê bình có viết phê bình? http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2007/09/740441/
[3] Nguyễn Tý-Chân dung kẻ thua thiệt-lethieunhon.com 2009
[*] Trần Mạnh Hảo-Trả lời phỏng vấn (báo Pháp Luật Chủ Nhật số 136 ngày 06/11/2005)
“Còn việc ông nào đó quá sức đề cao tôi mà phong tôi thành Chí Phèo trong làng văn, làng báo thì vinh dự này tôi không dám nhận đâu…ít ra Chí Phèo đã giết được cái TINH THÂM THỜI ĐẠI MÌNH LÀ BÁ KIẾN; sau đó anh ta mới tự sát. Còn tôi, làm gì anh hùng tới mức ấy. Những giáo sư soạn sách giáo khoa văn học sai mà tôi phê bình hơn trăm bài báo còn sống nhăn ra đấy, vẫn tiếp tục làm chủ tịch các hội đồng soạn sách giáo khoa, thế thì Trần Mạnh Hảo còn lâu mới trở thành Chí Phèo được, thưa các ông “
[4] Trần Ngọc Linh – VietNamNet- http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1090
[5] Quỳnh Thi-Vài nét ở Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ II- www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8259&rb=0106.
[6] http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20060421/nguyen-ngoc-tu-bi-kiem-diem-nghiem-khac-vi-dieu-gi/133791.html,
[7] http://vietsciences.free.fr/nhipcaubandoc/diemsach/nhinvecanhdongbattan.htm
[8] Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/chia-se-cung-nguyen-ngoc-tu-va-canh-dong-bat-tan-1888023.html
[9] Nguyễn Văn Lục-Về một nhà văn bị Bóng đè: www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5823&rb=0102
[10] Dương Tử Thành-Hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận nóng chuyện ‘tiền nhân mượn bút’.
http://huongdanphattu.vn/news/Doi-song/Hoi-thao-tho-Hoang-Quang-Thuan-nong-chuyen-tien-nhan-muon-but-3706/
[11] http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/tap-tho-thi-van-yen-tu-duoc-sao-chep-tu-dau-2134776.html
[12]Tranh luận quanh tiểu thuyết Hội Thề-ngày 22/04/2011 trên báo Thanh Niên: http://thanhnien.vn/van-hoa/tranh-luan-quanh-tieu-thuyet-hoi-the-331549.html.
[13] http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/item/23844502-nhieu-loan-sach-van-chuong-tai-ban.html.
[14] Nguyễn Vĩnh Nguyên/Viet-studies -https://kimdunghn.wordpress.com/2014/07/26/ve-mot-loai-cho-san-trong-phe-binh-van-nghe/
[15] Đông La-Lê Hiếu Đằng, kẻ từng theo Đảng chống Mỹ, nay mong theo Mỹ chống Đảng - blog Đông La
[16] Đông La-Bóng tối của ánh sáng”, Nxb Hồng Đức, tr.254.
[17] Bóng tối của ánh sáng-đd-tr.316.
[18] Bùi Công Thuấn-tư liệu ghi chép Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ IV.
[19] donglasg.blogspot.com/2014/12/on-khieu-nai-ve-viec-xet-on-xin-vao-hoi.html.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)